HuyNam (VEC)
New member
- Xu
- 0
KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
( Tình cờ lướt web thấy có mấy bài trong Diendan hay hay - chia sẻ thêm chút để cùng nhau trao đổi, bạn nào cần để lại Mail: rảnh mình sẽ gửi tặng - kientructamlong@gmail.com)
https://drive.google.com/file/d/0Byy-S_E7QMz8ZEZkUWFCSVN2MnM/view?usp=sharing
Khởi nghiệp là gì? Theo HuyNam thì đơn giản thế này.( Tình cờ lướt web thấy có mấy bài trong Diendan hay hay - chia sẻ thêm chút để cùng nhau trao đổi, bạn nào cần để lại Mail: rảnh mình sẽ gửi tặng - kientructamlong@gmail.com)
https://drive.google.com/file/d/0Byy-S_E7QMz8ZEZkUWFCSVN2MnM/view?usp=sharing
Khời nghiệp là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh.
Sai lầm trong khởi nghiệp là gì?
Kế hoạch kinh doanh sơ sài.
Không phát triển kế hoạch tiếp thị.
Nghĩ hẹp.
Bảo thủ.
Dễ thất vọng.
Bỏ qua những chỉ trích.
Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng.
Câu hỏi bạn đặt ra khi khởi nghiệp?
Khả năng làm việc độc lập của bạn có tốt không?
Bạn là người nghiên cứu sản phẩm hay doanh nhân?
Ý tưởng kinh doanh có đáng giá với người tiêu dùng?
Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?
Bạn có sẵn sàng làm nhiều việc một lúc?
Bạn có nền tảng tài chính để bắt tay ngay vào việc không?
Bạn xử lý thế nào khi bị từ chối và đối mặt với sự thất vọng?
Những yêu cầu cần và đủ để khởi nghiệp.
...................
1. Kế hoạch marketing
Nhiều người khởi nghiệp bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Kết quả là, họ mất rất nhiều thời gian để tìm hướng đi nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động không hiệu quả
2. Chiến lược bán hàng
Khi mọi người đã biết công ty bạn là gì, đang kinh doanh gì, bạn phải tìm cách để thúc đẩy việc bán hàng. Một công ty không tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Bạn cần chuẩn bị những kịch bản, hợp đồng, chiến lược bán hàng… để có thể đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng.
3. Luôn đam mê và học hỏi
Tôi cho rằng sự đam mê là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công. Người mới bắt đầu khởi nghiệp cần phải thật sự đam mê điều mình đang làm, và phải cố gắng tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước. Chỉ có động lực, sự đam mê, và kiến thức mới có thể giúp bạn vượt qua những trở ngại và thách thức trong quá trình khởi nghiệp.
Bạn cũng nên thường xuyên tìm đọc những quyển sách viết về những người thành đạt trong cuộc sống để có thêm động lực cũng như những bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh thành công của họ.
4. Luôn nỗ lực
Tôi luôn nỗ lực học hỏi những cái mới hàng ngày và tự cho mình cơ hội để trải nghiệm năng lực bản thân trong những thử thách mới. Khi bước chân vào một lĩnh vực mới, hãy cố gắng tập trung và nỗ lực học tập để có thể đạt được thành công.
5. Kiến thức
Cùng với khao khát được học hỏi, được vượt trội hơn người khác, tự tin là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không một ai bắt đầu khởi nghiệp mà không có chút kiến thức gì về nó. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận và học tập những điều mới. Ngoài ra, học hỏi những điều mới hằng ngày còn giúp bạn giữ cho trí óc mình luôn tươi trẻ.
Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải có đam mê. Một lần nữa, đam mê là chìa khóa cho mọi thành công trong quá trình khởi nghiệp của bạn. Nếu không có đam mê, thì bạn không thể vượt qua được những chông gai thử thách gặp phải trên con đường khởi nghiệp của mình.
6. Tài chính
Phải có một khoản tài chính khá ổn định để duy trì .
7. Sức chịu đựng
Dù bạn đã từng làm việc chăm chỉ đến mức nào, khi trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải nỗ lực hơn như vậy nhiều lần. Bạn làm việc 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là việc rất bình thường.
Đừng nghĩ đến việc khởi nghiệp nếu bạn phải chống chọi với căn bệnh mãn tính đến mức không có nhiều thời gian làm việc, chiến đấu với các vấn đề lớn của gia đình, hoặc đơn giản là bạn không thích sống chung với những công việc vất vả, khó khăn.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một hành trình dài và đã chuẩn bị đủ năng lượng, tinh thần mạnh mẽ trước khi bắt đầu.
Có thể, bạn sẽ phải chịu đựng những vất vả này trong suốt 2-5 năm, với những kết quả ít ỏi ban đầu. Thế nhưng, chỉ cần kiên trì, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng, kết quả bạn có được sẽ tương xứng với những gì bạn đã hy sinh.
8. Quan hệ
Phải xây dựng mối quan hệ tốt từ địa phương cho tới trung ương.
=> CON ĐƯỜNG CHUNG CỦA SỰ THÀNH CÔNG.
Giai đoạn 1 Sinh viên/Bạn trẻ – Khởi nghiệp – 50% chết – sau khởi nghiệp chết 90%
Giai đoạn 2 tồn tại – chết 10%
Giai đoạn 3 thành công- chết 20%
Giai đoạn 4 thành danh – 100 năm ( thương hiệu) chết 10%
Giai đoạn 5 hóa xương –
Giai đoạn 6 khởi nghiệp – tái lập,
Giai đoạn 7 trường tồn.
( Hàng ngày phải cải tiến – tái cấu trúc – tái lập.)
Chân lý thành công: Đằng sau sự thành công luôn có bóng dáng của lao động, miếng phomai có sẵn chỉ có trong bẫy chuột.
CUỐN SÁCH : PHÁ VỠ TẦNG BĂNG KIẾN THỨC ĐƯỢC VIẾT BẰNG TẤT CẢ TÂM HUYẾT , HỘI TỤ TOÀN BỘ KIẾN THỨC + THỰC TẾ. ( Sách đang được sử dụng để đào tạo trong Tập đoàn)