• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Khởi đầu cách mạng công nghiệp

Chị Lan

New member
KHỞI ÐẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Vào thế kỷ XVII, cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh sau khi cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đưa chủ nghĩa tư bản phát triển lên một giai đoạn cao. Cuộc cách mạng này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh tế ở Anh. Nó đem lại một sự biến đổi lớn không những trong nền kinh tế Anh, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác ở châu Âu.

I. NHỮNG TIỀN ÐỀ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1. Quá trình tích lũy TBCN ở Anh.


So với bất cứ nước nào ở Châu Âu, Anh có đầy đủ điều kiện thứ nhất của nền sản xuất tư bản; đó là tích lũy tư bản. Quá trình tích lũy tư bản ở Anh được thực hiện thông qua sự bành trướng thuộc địa, mậu dịch hải ngoại và buôn bán nô lệ.

Nước Anh bắt đầu bành trướng thuộc địa từ thế kỷ XV-XVII nhưng phải đợi đến thế kỉ XVIII, Anh mới chiếm địa vị hàng đầu trên mặt biển sau khi đánh bại các địch thủ của mình là Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. Anh chiếm Ireland, Gibralta, 13 thuộc địa Châu Mỹ, Canada, một số đảo vùng Caribée, Tây Phi, Châu Úc, Ấn độ...Với hệ thống thuộc địa rộng lớn này, giai cấp tư sản Anh có một nguồn dự trữ dồi dào về tư bản. Các thuộc địa được dùng làm căn cứ quân sự và là nơi giai cấp tư sản Anh vơ vét, bóc lột các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho kinh tế TBCN của họ.

Buôn bán nô lệ: cũng là một nguồn tích lũy nguyên thủy quan trọng của Anh. Sự phát triển của kinh tế đồn điền ở miền Nam nước Mỹ làm cho nhu cầu nô lệ ngày càng tăng, giai cấp tư sản Anh thu nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán này. Trong số 15 triệu nô lệ đem bán ở Mỹ thì Anh là nước bán nhiều nhất. Tiền lời thường từ 100 % đến 300%.

Sự phát triển của ngoại thương Anh cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế TBCN phát triển. Thông qua việc buôn bán mang tính chất tước đoạt, giai cấp tư sản Anh thu được một nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ mạt. Một điểm đặc biệt của Anh thế kỷ XVII-XVIII là nền thương nghiệp tam giác, nền thương mại ấy đã đem lại một món lời đặc biệt cao cho thương nhân Anh.

2. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ðây là một tiền đề quan trọng của cách mạng công nghiệp; mà nội dung là việc tước đoạt ruộng đất của nông dân. Việc rào đất cướp ruộng đã chuẩn bị sức lao động cần thiết cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (nông dân bị tước đoạt, mất tư liệu lao động, trở thành công nhân) và tạo thị trường cho công nghiệp. Tình trạng tước đoạt ruộng đất đã dẫn đến sự phát triển của những trang trại tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế nông nghiệp tư bản chủ nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, một phần lương thực cho thành thị và các khu công nghiệp; đồng thời thị trường công nghiệp cũng được mở rộng.

Những thành tựu mà nền nông nghiệp Anh đạt được là bằng sự bóc lột nặng nề công nhân nông nghiệp và sự tước đoạt tàn nhẫn đối với nông dân: phần lớn nông dân tự canh trở thành cố nông, một số di cư đến các thành thị hoặc các thuộc địa, nông dân bị phá sản dần dần trở thành quần chúng cơ bản của giai cấp vô sản, nhờ đó mà sức lao động ở Anh được tích lũy nhiều hơn nơi nào hết (ba triệu người).

Trong tác phẩm "The First Industrial Revolution" (NXB Cambridge 1969, trang 49), tác giả Phyllis Deane cho rằng cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp đóng một vai trò khá lớn trong quá trình tích lũy tư bản ở Anh và là một trong những tiền đề của CMCN. Nó đã tách rời nông dân khỏi tư liệu sản xuất và tạo ra một đội ngũ công nhân trong các cơ sở công nghiệp, chuyển chế độ ruộng đất phong kiến sang trang trại TBCN và mở rộng thị trường trong nước, nó đã mở rộng đất đai và gia tăng sản lượng nông phẩm. Những đặc điểm này phát triển trong một thời gian dài qua nhiều thời kì ở những vùng khác nhau trong nền nông nghiệp Anh.

3. Cách mạng chính trị thành công ở Anh là một trong những cuộc cách mạng tư sản sớm nhất đã đánh đổ chế độ phong kiến ở Anh mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Chính chế độ chính trị mới này là lực lượng tích cực, xúc tiến việc thủ tiêu những quan hệ kinh tế cũ còn lại, và củng cố phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Giai cấp tư sản Anh ra sức thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp: chế độ thuế khóa đã mang tính chất tư sản điển hình hơn, độc quyền mua bán các loại hàng hóa của nhà vua bị thủ tiêu; chỉ có nghị viện mới có quyền định thuế. Người ta ban hành những biện pháp tích cực nhằm làm cho việc buôn bán dễ dàng, cải tiến việc vận chuyễn hàng hóa, làm cho sự liên hệ giữa các thành phố và trung tâm buôn bán được thuận lợi. Năm 1638, Anh bắt đầu có bưu trạm, bưu chính dùng để chuyển tiền, đẩy nhanh sự giao lưu tiền tệ. Việc xây dựng đường sắt được khuyến khích để phát triển nhanh việc chuyên chở, liên lạc.

Ngoài những tiền đề nêu trên, Anh còn có điều kiện thuận lợi để tiến hành cách mạng công nghiệp như: thương nghiệp sớm phát triển, vị trí giao thông thuận tiện, là vị trí địa lý trung tâm thời bấy giờ. Trong công trường thủ công đã có những cải tiến kỹ thuật và sự phân công lao động.

II. NỘI DUNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP


Cách mạng công nghiệp thực chất là một cuộc cách mạng kỹ thuật, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, xây dựng cơ sở vật chất cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, bảo đảm sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản đối với nền sản xuất nhỏ. Nội dung của cách mạng công nghiệp là phát minh ra máy móc.

1. Những phát minh lớn trong các ngành công nghiệp.

1.1. Công nghiệp nhẹ: Việc cải tiến kinh tế ở Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ,û một ngành ít đòi hỏi vốn và thu lời nhanh. Cải tiến đầu tiên được thực hiện trong ngành dệt bông, một ngành tương đối mới, chưa có nhiều xưởng thủ công và những luật lệ hạn chế.

Có thể kể những phát minh của:

- John Kay về con thoi bay (1733).

-J. Hagreaves về máy quay sợi (1767).

- Edmond Cartwright về máy dệt (1785).

-Richard Arkwright về máy kéo sợi chạy bằng sức nước (1769)

Từ ngành dệt bông, việc phát minh máy móc, cải tiến kỹ thuật lan sang các ngành khác: len, tơ tằm, đăng ten...

1. 2. Ngành luyện kim:

Những cải tiến về kĩ thuật trong công nghiệp nhẹ đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế là phải sản xuất nhiều máy móc. Do đó, cần phải phát triển ngành luyện kim và cơ khí.

Năm 1735, Abraham Darby đã phát minh ra phương pháp luyện kim mới: nấu than cốc từ than đá để luyện gang.

Năm 1784, Henry Cort xây lò luyện gang sử dụng nguyên liệu khóang sản để sản xuất gang thép. Người ta xây dựng những lò cao gấp 50 lò cũ để luyện sắt và đơn giản hóa việc nấu chảy quặng bằng cách dùng luồng khí nóng chảïy. Những phát minh này làm khả năng sản xuất đồ kim loại tăng lên và kích thích sự phát triển của công nghiệp khai mỏ.

1.3. Công nghiệp động lực:

Sau những phát minh trên, sức nước được xem là động lực chủ yếu trong những máy lớn. Năm 1769, dựa trên một số lí thuyết, James Watt đã phát minh ra nguyên tắc máy hơi nước, và đến năm 1784 thì áp dụng vào các công xưởng một cách hoàn thiện.

1.4. Giao thông vận tải:

Máy hơi nước cung cấp động lực cho cả ngành giao thông vận tải. Tàu thủy và tàu hỏa được chế tạo dựa trên nguyên tắc máy hơi nước. Năm 1814, Stephenson chế tạo ra một đầu máy kéo 8 toa, tốc độ 6km/h. Năm 1825, đường xe lửa đầu tiên được khánh thành. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Anh được hạ thủy lần đầu vào năm 1811. (Ở Mĩ, Fulton cho hạ thủy chiếc tàu chạy bằng máy hơi nước đầu tiên ở Hudson vào năm 1807).Từ đó, công nghiệp đóng tàu của Anh phát triển mạnh. Ngoài ra, hệ thống kênh đào của Anh cũng được chú ý xây dựng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng.

III. HỆ QUẢ

1. Kinh tế:


Cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực sản xuất kinh tế ở Anh. Do sản xuất bằng máy móc, số lượng công nhân tăng lên, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên, giá thành sản phẩm hạ, điều này phản ánh sự tăng tiến của năng suất lao động và sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Anh trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất châu Âu thời bấy giờ.

Sự phát triển của công nghiệp làm biến đổi sâu sắc bản đồ địa lý của Anh. Trước đây, phần lớn trung tâm công nghiệp và các vùng đông dân tập trung ở miền Nam, nhưng sau CMCN một số vùng công nghiệp mới được xây dựng ở miền Bắc, nhiều thành phố mới phát triển nhanh chóng, dân cư tăng nhanh. Liverpool, Manchester, Birmingham là những trung tâm công nghiệp và là những thành phố phát triển ở Anh.

2. Xã hội.

Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh là sự thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp của dân cư Anh: Tư sản và vô sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội. Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Engels viết: "Lịch sử của giai cấp công nhân bắt đầu ở Anh từ nửa sau thế kỷ XVIII với sự phát minh ra máy hơi nước và việc chế biến bông".

Với việc sử dụng máy móc một cách rộng rãi, công nhân bị bóc lột thậm tệ, trở nên phụ thuộc vào máy móc. Khi những công xưởng đầu tiên xuất hiện, lao động đàn bà và trẻ em thay thế cho lao động nam giới, họ bị đối xử tàn tệ và bị bóc lột tàn nhẫn, lương công nhân nữ và trẻ em rất thấp. Ngày làm việc bị kéo dài, điều kiện lao động tồi tệ, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân Anh đã đứng lên đấu tranh nhưng do ý thức chính trị còn non kém nên những cuộc đấu tranh ban đầu của họ mang tính tự phát thể hiện qua phong trào đập phá máy móc. Phong trào này phát triển và lan rộng từ những năm 70 của thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX. Phải trải qua một thời gian dài đấu tranh, giai cấp công nhân mới nhận thức được nguyên nhân của sự cùng khổ của họ là do sự bóc lột của giai cấp tư sản, từ đó phong trào công nhân có những chuyển biến rõ rệt.

(Sưu tầm)
 
KHỞI ÐẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP


Vào thế kỷ XVII, cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh sau khi cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đưa chủ nghĩa tư bản phát triển lên một giai đoạn cao. Cuộc cách mạng này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh tế ở Anh. Nó đem lại một sự biến đổi lớn không những trong nền kinh tế Anh, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác ở châu Âu.

I. NHỮNG TIỀN ÐỀ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP


1. Quá trình tích lũy TBCN ở Anh.

So với bất cứ nước nào ở Châu Âu, Anh có đầy đủ điều kiện thứ nhất của nền sản xuất tư bản; đó là tích lũy tư bản. Quá trình tích lũy tư bản ở Anh được thực hiện thông qua sự bành trướng thuộc địa, mậu dịch hải ngoại và buôn bán nô lệ.

Nước Anh bắt đầu bành trướng thuộc địa từ thế kỷ XV-XVII nhưng phải đợi đến thế kỉ XVIII, Anh mới chiếm địa vị hàng đầu trên mặt biển sau khi đánh bại các địch thủ của mình là Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. Anh chiếm Ireland, Gibralta, 13 thuộc địa Châu Mỹ, Canada, một số đảo vùng Caribée, Tây Phi, Châu Úc, Âún độ...Với hệ thống thuộc địa rộng lớn này, giai cấp tư sản Anh có một nguồn dự trữ dồi dào về tư bản. Các thuộc địa được dùng làm căn cứ quân sự và là nơi giai cấp tư sản Anh vơ vét, bóc lột các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho kinh tế TBCN của họ.

Buôn bán nô lệ: cũng là một nguồn tích lũy nguyên thủy quan trọng của Anh. Sự phát triển của kinh tế đồn điền ở miền Nam nước Mỹ làm cho nhu cầu nô lệ ngày càng tăng, giai cấp tư sản Anh thu nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán này. Trong số 15 triệu nô lệ đem bán ở Mỹ thì Anh là nước bán nhiều nhất. Tiền lời thường từ 100 % đến 300%.

Sự phát triển của ngoại thương Anh cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế TBCN phát triển. Thông qua việc buôn bán mang tính chất tước đoạt, giai cấp tư sản Anh thu được một nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ mạt. Một điểm đặc biệt của Anh thế kỷ XVII-XVIII là nền thương nghiệp tam giác, nền thương mại ấy đã đem lại một món lời đặc biệt cao cho thương nhân Anh.

2. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ðây là một tiền đề quan trọng của cách mạng công nghiệp; mà nội dung là việc tước đoạt ruộng đất của nông dân. Việc rào đất cướp ruộng đã chuẩn bị sức lao động cần thiết cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (nông dân bị tước đoạt, mất tư liệu lao động, trở thành công nhân) và tạo thị trường cho công nghiệp. Tình trạng tước đoạt ruộng đất đã dẫn đến sự phát triển của những trang trại tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế nông nghiệp tư bản chủ nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, một phần lương thực cho thành thị và các khu công nghiệp; đồng thời thị trường công nghiệp cũng được mở rộng.

Những thành tựu mà nền nông nghiệp Anh đạt được là bằng sự bóc lột nặng nề công nhân nông nghiệp và sự tước đoạt tàn nhẫn đối với nông dân: phần lớn nông dân tự canh trở thành cố nông, một số di cư đến các thành thị hoặc các thuộc địa, nông dân bị phá sản dần dần trở thành quần chúng cơ bản của giai cấp vô sản, nhờ đó mà sức lao động ở Anh được tích lũy nhiều hơn nơi nào hết (ba triệu người).

Trong tác phẩm "The First Industrial Revolution" (NXB Cambridge 1969, trang 49), tác giả Phyllis Deane cho rằng cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp đóng một vai trò khá lớn trong quá trình tích lũy tư bản ở Anh và là một trong những tiền đề của CMCN. Nó đã tách rời nông dân khỏi tư liệu sản xuất và tạo ra một đội ngũ công nhân trong các cơ sở công nghiệp, chuyển chế độ ruộng đất phong kiến sang trang trại TBCN và mở rộng thị trường trong nước, nó đã mở rộng đất đai và gia tăng sản lượng nông phẩm. Những đặc điểm này phát triển trong một thời gian dài qua nhiều thời kì ở những vùng khác nhau trong nền nông nghiệp Anh.

3. Cách mạng chính trị thành công ở Anh là một trong những cuộc cách mạng tư sản sớm nhất đã đánh đổ chế độ phong kiến ở Anh mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Chính chế độ chính trị mới này là lực lượng tích cực, xúc tiến việc thủ tiêu những quan hệ kinh tế cũ còn lại, và củng cố phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Giai cấp tư sản Anh ra sức thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp: chế độ thuế khóa đã mang tính chất tư sản điển hình hơn, độc quyền mua bán các loại hàng hóa của nhà vua bị thủ tiêu; chỉ có nghị viện mới có quyền định thuế. Người ta ban hành những biện pháp tích cực nhằm làm cho việc buôn bán dễ dàng, cải tiến việc vận chuyễn hàng hóa, làm cho sự liên hệ giữa các thành phố và trung tâm buôn bán được thuận lợi. Năm 1638, Anh bắt đầu có bưu trạm, bưu chính dùng để chuyển tiền, đẩy nhanh sự giao lưu tiền tệ. Việc xây dựng đường sắt được khuyến khích để phát triển nhanh việc chuyên chở, liên lạc.

Ngoài những tiền đề nêu trên, Anh còn có điều kiện thuận lợi để tiến hành cách mạng công nghiệp như: thương nghiệp sớm phát triển, vị trí giao thông thuận tiện, là vị trí địa lý trung tâm thời bấy giờ. Trong công trường thủ công đã có những cải tiến kỹ thuật và sự phân công lao động.

?- Vì sao CMCN nổ ra sớm ở Anh ?

II. NỘI DUNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP


Cách mạng công nghiệp thực chất là một cuộc cách mạng kỹ thuật, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, xây dựng cơ sở vật chất cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, bảo đảm sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản đối với nền sản xuất nhỏ. Nội dung của cách mạng công nghiệp là phát minh ra máy móc.

1. Những phát minh lớn trong các ngành công nghiệp.

1.1. Công nghiệp nhẹ: Việc cải tiến kinh tế ở Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ,û một ngành ít đòi hỏi vốn và thu lời nhanh. Cải tiến đầu tiên được thực hiện trong ngành dệt bông, một ngành tương đối mới, chưa có nhiều xưởng thủ công và những luật lệ hạn chế.

Có thể kể những phát minh của:

- John Kay về con thoi bay (1733).

-J. Hagreaves về máy quay sợi (1767).

- Edmond Cartwright về máy dệt (1785).

-Richard Arkwright về máy kéo sợi chạy bằng sức nước (1769)

Từ ngành dệt bông, việc phát minh máy móc, cải tiến kỹ thuật lan sang các ngành khác: len, tơ tằm, đăng ten...

1. 2. Ngành luyện kim:

Những cải tiến về kĩ thuật trong công nghiệp nhẹ đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế là phải sản xuất nhiều máy móc. Do đó, cần phải phát triển ngành luyện kim và cơ khí.

Năm 1735, Abraham Darby đã phát minh ra phương pháp luyện kim mới: nấu than cốc từ than đá để luyện gang.

Năm 1784, Henry Cort xây lò luyện gang sử dụng nguyên liệu khóang sản để sản xuất gang thép. Người ta xây dựng những lò cao gấp 50 lò cũ để luyện sắt và đơn giản hóa việc nấu chảy quặng bằng cách dùng luồng khí nóng chảïy. Những phát minh này làm khả năng sản xuất đồ kim loại tăng lên và kích thích sự phát triển của công nghiệp khai mỏ.

1.3. Công nghiệp động lực:

Sau những phát minh trên, sức nước được xem là động lực chủ yếu trong những máy lớn. Năm 1769, dựa trên một số lí thuyết, James Watt đã phát minh ra nguyên tắc máy hơi nước, và đến năm 1784 thì áp dụng vào các công xưởng một cách hoàn thiện.

1.4. Giao thông vận tải:

Máy hơi nước cung cấp động lực cho cả ngành giao thông vận tải. Tàu thủy và tàu hỏa được chế tạo dựa trên nguyên tắc máy hơi nước. Năm 1814, Stephenson chế tạo ra một đầu máy kéo 8 toa, tốc độ 6km/h. Năm 1825, đường xe lửa đầu tiên được khánh thành. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Anh được hạ thủy lần đầu vào năm 1811. (Ở Mĩ, Fulton cho hạ thủy chiếc tàu chạy bằng máy hơi nước đầu tiên ở Hudson vào năm 1807).Từ đó, công nghiệp đóng tàu của Anh phát triển mạnh. Ngoài ra, hệ thống kênh đào của Anh cũng được chú ý xây dựng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng.

III. HỆ QUẢ


1. Kinh tế:

Cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực sản xuất kinh tế ở Anh. Do sản xuất bằng máy móc, số lượng công nhân tăng lên, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên, giá thành sản phẩm hạ, điều này phản ánh sự tăng tiến của năng suất lao động và sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Anh trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất châu Âu thời bấy giờ.

Sự phát triển của công nghiệp làm biến đổi sâu sắc bản đồ địa lý của Anh. Trước đây, phần lớn trung tâm công nghiệp và các vùng đông dân tập trung ở miền Nam, nhưng sau CMCN một số vùng công nghiệp mới được xây dựng ở miền Bắc, nhiều thành phố mới phát triển nhanh chóng, dân cư tăng nhanh. Liverpool, Manchester, Birmingham là những trung tâm công nghiệp và là những thành phố phát triển ở Anh.

2. Xã hội.

Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh là sự thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp của dân cư Anh: Tư sản và vô sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội. Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Engels viết: "Lịch sử của giai cấp công nhân bắt đầu ở Anh từ nửa sau thế kỷ XVIII với sự phát minh ra máy hơi nước và việc chế biến bông".

Với việc sử dụng máy móc một cách rộng rãi, công nhân bị bóc lột thậm tệ, trở nên phụ thuộc vào máy móc. Khi những công xưởng đầu tiên xuất hiện, lao động đàn bà và trẻ em thay thế cho lao động nam giới, họ bị đối xử tàn tệ và bị bóc lột tàn nhẫn, lương công nhân nữ và trẻ em rất thấp. Ngày làm việc bị kéo dài, điều kiện lao động tồi tệ, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân Anh đã đứng lên đấu tranh nhưng do ý thức chính trị còn non kém nên những cuộc đấu tranh ban đầu của họ mang tính tự phát thể hiện qua phong trào đập phá máy móc. Phong trào này phát triển và lan rộng từ những năm 70 của thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX. Phải trải qua một thời gian dài đấu tranh, giai cấp công nhân mới nhận thức được nguyên nhân của sự cùng khổ của họ là do sự bóc lột của giai cấp tư sản, từ đó phong trào công nhân có những chuyển biến rõ rệt.

?- Nêu lên sự thay đổi về kinh tế và xã hội Anh sau CMCN ?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top