Khoa học ẩn sau những nét vẽ diệu kỳ

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
KHOA HỌC ẨN SAU NHỮNG NÉT VẼ DIỆU KỲ

Khoa học và nghệ thuật có những khoảng giao thoa kỳ diệu. Cả hai đều mang ý nghĩa của hành trình khám phá. Cả hai bao hàm các ý tưởng, lý luận và giả thuyết được kiểm nghiệm ở nơi trú ngụ của trí óc, trái tim và đôi tay: phòng thí nghiệm và studio. Các nghệ sĩ cũng như những nhà khoa học, nghiên cứu các tài liệu/nguyên liệu, con người, văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, thần thoại và chuyển thông tin thành những chân lý kỳ diệu.

Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ để chỉ nghệ thuật là “techne”. Đó chính là gốc của các từ “technique” (kỹ thuật, kỹ xảo) và “technology” (công nghệ) - những điều kiện để có thể thực hành các công việc mang tính khoa học và nghệ thuật.

Từ nghệ sĩ của một trào lưu vĩ đại...

Leonardo da Vinci, họa sĩ và nhà phác thảo giai đoạn đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng, nổi tiếng là một nghệ sĩ mà các tác phẩm của ông mang đầy màu sắc khoa học. Leonardo da Vinci quan sát thế giới một cách tỉ mỉ, đồng thời nghiên cứu sinh lý học và khoa giải phẫu để tạo nên những hình ảnh có sức thuyết phục về hình thể con người.

Ông tin rằng ý nghĩa đạo đức và lương tâm trong những bức tranh của ông sẽ chỉ hiện lên qua hình dung chính xác của dáng điệu và sự biểu lộ của con người. Với nghệ sĩ Cơ-đốc giáo này, khoa học và nghệ thuật là những con đường khác nhau dẫn tới một điểm đến chung – một chân lý thiêng liêng.

“Phác họa về tử cung và bào thai” (1511-1513) là một trong vài ngàn bức họa mà ông vẽ trong cảm hứng khám phá miền giao thoa giữa nghệ thuật tính và khoa học tính. Những bức vẽ đặc biệt này được sùng kính như những ví dụ mẫu mực cho sự tích hợp tất cả các ngành trong khái niệm Phục hưng.

... tới nghệ sĩ của một xứ sở ưa khám phá

Tác phẩm “Nhà Thiên văn học” (1668) của họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer là một ví dụ khác về mối liên hệ sâu sắc giữa khoa học và nghệ thuật. Ở Hà Lan thế kỷ thứ 17, người ta mang một tinh thần ưa khám phá.

Lưu tâm tới thế giới này và vũ trụ bao la hơn ngoài kia, lưu tâm tới sự thân thuộc và cả những xa xôi ngoại lai, họ mải mê quan sát và khám phá. Cũng nơi đây vào đầu thế kỷ 17, kính hiển vi và kính viễn vọng đã được phát triển bước đầu tiên. Bức vẽ của Vermeer họa lại hình ảnh một nhà thiên văn. Chính tác phẩm ấy cũng là lời ca ngợi công việc của những người nghệ sĩ với chất liệu/nguyên liệu/tài liệu của họ.

Bức tranh được treo trên tường trong tác phẩm này là sáng tạo của một nghệ sĩ bản địa; tấm thảm Trung Đông phủ trên bàn được dệt dưới bàn tay của một nghệ sĩ nước ngoài; phần sơn dầu của riêng Vermeer (được trộn lẫn giữa màu tự nhiên của đất và các khoáng chất với dầu lanh) và bút lông là do những người thợ thủ công của địa phương sản xuất.

Quả địa cầu mà nhà thiên văn học đang chăm chú nghiên cứu là minh chứng cho sự gắn bó giữa khoa học và nghệ thuật được nhấn mạnh hơn cả, bởi nó cho thấy nhà thiên văn học này – và những gì thuộc về văn hóa của ông – đã kết nối được sự yêu thích những đồ vật thủ công tinh xảo với khoa học, chẳng hạn như khoa nghiên cứu bản đồ và thiên văn học.
(Còn nữa)

Nguồn: Nhuệ Anh - VNN*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
tôi được biết họa sỹ thiên tài người ý này có thói quen là viết chữ ngược! những tác phẩm của ông được đánh giá là sáng tạo vào mang tính khoa học rất cao! :D
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top