Khí hậu Việt Nam

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
KHÍ HẬU VIỆT NAM

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo.


Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².

Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

Hà Nội

Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm trồi nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa hạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm.

Hải Phòng

Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC, lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây trái xanh tươi.

Quảng Ninh

Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng có biển, nhiều hải sản quý.

Thừa Thiên-Huế

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đà Nẵng

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.

Khánh Hòa

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.

Lâm Đồng

Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng.

Thành phố Hồ Chí Minh

Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.
 
KHÍ HẬU VIỆT NAM


I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

1. Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm:

Mang tính bao trùm trong khí hậu VN, nhưng không đồng nhất trên toàn lãnh thổ VN vì VN nằm trải dài theo hướng kinh độ ( 15 vĩ độ ).


Cực B cách chí tuyến bắc 0004’ nên khí hậu miền Bắc mang tính chí tuyến nóng ẩm.


Cực N cách xích đạo 8030’ nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo nóng ẩm, ranh giới ở 160B ( Bạch Mã ).

Tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:

a) Tính chất nội chí tuyến:


– Do VN nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian.( Ở Cần Thơ 2 lần lên thiên đỉnh cách nhau 4 tháng 11 ngày, Quảng Ngãi 3 tháng 11 ngày còn Bắc Bộ là 2 tháng 11 ngày. Tại Đồng Văn là vài ngày trước và sau 21/6 )


– Làm cho miền Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt năm.


– VN có góc nhập xạ vào giữa trưa lớn, Đồng Văn có góc nhập xạ nhỏ nhất ( 43012’ ), Cần Thơ ( 56040’ ), làm cho quanh năm có bức xạ cao khoảng 130Kcal/km2/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ TB năm trên 200C.


– VN có quang kì ngắn ( lúc mặt trời mọc đến lặn ), độ dao động ngày và đêm nhỏ. Càng gần XĐ chênh lệch càng nhỏ.


– Có sự hiện diện của gió Tín Phong


* Loại gió Tm ( Tropical Muritime )


+ Hình thành ở vùng biển Philippin hay biển Đông nên gọi là khối khí Tây TBD. Tác động đến VN vào các tháng 3 – 4 và 10 – 12 theo hường Đông Nam.


+ Vào mùa đông và hạ Tm hoà vào NPC và Em theo hường đông Bắc và Đông Nam ( gió mùa NPc thổi từ tháng 11 – 3, gió mùa Em thổi từ tháng 5 – 10 ).


+ Tm đến VN thường gây mưa phùn vào đầu mùa đông và hạ, ngày nắng ấm vào mùa đông.


* Loại gió Tp ( Tropical Polaire ): gió nhiệt đới nhưng có nguồn gốc cực:


+ Tp phát gió đến VN từ tháng 10 – 4, đồng thời và cùng chiều với NPc ở bắc vĩ độ 160B.


+ Miền nam nó hoạt động độc lập và hình thành gió mùa đông bắc từ tháng 10 – 4 do bị phơn hoá, nên Tp hình thành một mùa khô sâu sắc và kéo dài ở miền Nam


b) Tính chất gió mùa:


– Khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa vì các yếu tố khí hậu diễn biến theo nhịp điệu mùa rõ rệt.


– Nguyên nhân cơ bản của tính chất này là do “sự thay đổi ( theo mùa ), ảnh hưởng theo mùa của các khối khí có tính chất khác nhau trong thời gian nhất định trong năm. Sự thay đổi này diễn ra theo một nhịp điệu tương đối ổn định và thành qui luật.”


– Gió mùa mùa Đông:


+ Còn gọi là gió mùa đông bắc. Là khối khí cực lục địa NPc từ áp cao Sibir thổi về.


+ Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, do lạnh và khô ( ở tâm từ -150C đến -400C, ẩm 1g/1kg ). Nên đặc trưng thời tiết khi có NPc đi qua là lạnh đột ngột và khô. Do đặc tính và thời gian mà chia ra làm 2 loại :


• NPc đất.

• NPc biển.

+ Hoạt động của NPc ở VN không đồng nhất, có năm mưa ít, mỗi tháng 3 – 4 đợt, mỗi đợt 3 – 5 ngày, xen vào đó là những ngày nắng ấm.


+ Có sự hiện diện của Front cực ( Fp )


+ Các loại NPc:


* Gió NPc đất:


• Từ tháng 11 – 1 do tâm cao áp gần hồ Bankal, từ đó phát gió theo hướng Mông Cổ – Trung Quốc đến VN theo hướng đông bắc gọi là NPc đất.

• Lúc này lục địa rất lạnh nên NPc đất ít bị biến tính, nhiệt và ẩm tăng dần khi đi xuống phía nam. Tại Hà Nội, NPc có nhiệt độ là 100C, ẩm 7g – 9g/kg, đến vĩ độ 160B xem như là rang giới cuối cùng.
• Đặc trưng thời tiết mà NPc đất đi qua là lạnh và khô, trời quang mây

* Gió NPc biển:


• Từ tháng 1 – 3, trung tâm cao áp Sibir di chuyển đến biển Nhật Bản, từ đó phát gió mạnh về phía nam.

• Do di chuyển trên biển nên NPc biển biến tính nhanh, đến VN trở nên ấm và ẩm hơn ( Hà Nội 15 – 170C, ẩm 9 – 11g/kg ), đặc trưng thời tiết của NPc biển là lạnh – mây mù, mưa phùn.

* Front cực ( Fp ):


• Là sự gặp nhau của 2 khối khí có tính chất khác nhau

• Khi NPc thổi về nó và các khối khí trước nó tạo thành Front cực ( Fp ). Ơû VN Fp được hình thành bởi sự gặp nhau của NPc và Tm – Tp.
• Fp xuất hiện trung bình 20 lần / năm. Tuy nhiên tần xuất từng nơi khác nhau: Lạng Sơn 22 lần, Hà Nội 20,6 lần, Thanh Hoá 15 – 16 lần, Tây Bắc 5 – 7 lần.
• Fp đi đến đâu làm thời tiết thay đổi đột ngột đến đó, nhiệt độ giảm nhanh ( 5 – 100C / ngày ), mưa to gió lớn, có thể có giông tố và bão.

– Gió mùa mùa hạ:


+ Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. NPc yếu dần và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến ( Tm, Tp )


+ Từ tháng 5 – 6, lục địa Aâu – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ Ấn Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến nên có tên là TBg ( Triopical Bengale ). TBg có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.


+ Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp BBC hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong NBC vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến VN. Do vượt qua vùng biển xích đạo đến VN nên có tên là Em ( Equatorial Maritine )

+ Có sự hiện diện của CIT và bão.

* Gió Em:


• Do xuất phát từ biển xích đạo thổi đến VN theo hướng tây nam, khiến cho Em rất ẩm, nhiệt độ khoảng 26 – 270C, ẩm 29g/kg, nên đặc trưng thời tiết là gây mưa to kèm giông. Tuy nhiên do địa hình và hạ áp Bắc Bộ hút gió từ 160B trở ra nên Em có hướng Đông Nam.

• Đến khi hạ áp Iran khơi sâu, thì Em có hướng thống nhất trên cả nước là Đông Nam từ giữa mùa hạ

c) Tính chất ẩm:


– Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ thể của địa hình.


– Khí hậu VN có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ( NPc ), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chì có tác dụng ở 15% diện tích, do đó đặc trưng của khí hậu VN vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm. Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến VN có nhiệt độ cao và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ B – N ( Hà Nội 1706mm, Huế 2867mm, TPHCM 1910mm ), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẻ VN phải có



2. Khí hậu VN có sự phân hoá theo không gian:


a) Sự phân hoá Bắc – Nam:


– Do VN trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió mùa đông bắc làm cho:

– Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 75000C
– Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo là 95000C, với ¾ diện tích là đồi núi , quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi lên cao

b) Tương quan giữa nhiệt – ẩm ( K )


– Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm.


+ Khô K <= 1

+ Hơi khô 1 < K <= 1,5
+ Hơi ẩm 1,5 < K <= 2
+ Aåm 2 < K <= 3
+ Aåm ướt K > 3
– Công thức: K = R / ( 0.1 x ∑0 ) ( R : lượng mưa trung bình năm )

c) Phối hợp giữa nhiệt lượng
(∑0 ) và tương quan nhiệt ẩm ( K ). Ta có 11 kiểu khí hậu :

– Aù xích đạo khô ở Ninh Thuận

– Aù xích đạo hơi khô ở Sông Ba – Khánh Hoà – Bình Thuận.
– Aù xích đạo hơi ẩm ở Bình Định – Phú yên – Đông Nam Bộ
– Aù xích đạo ẩm ở Quảng Nam – Quảng Ngãi – Sông Bé – Minh Hải
– Chí tuyến khô ở Mường Xén ( Thanh Hoá )
– Chí tuyến hơi khô ở Yên Châu – sông Mã
– Chí tuyến hơi ẩm ở Đông Bắc – Thanh Hoá – Nghệ An
– Chí tuyến ẩm ở Hà Tĩnh – Bình Trị Thiên
– Aù chí tuyến hơi ẩm ở vùng núi thấp
– Aù chí tuyến ẩm ở vùng núi trung bình
– Oân hoà ẩm ướt ở các đỉnh núi cao

d) Tương ứng với 11 kiểu khí hậu, ta có 11 kiểu thực bì:


– Truông gai

– Xavan cỏ
– Xavan cây bụi
– Rừng thưa
– Rừng nội chí tuyến hơi ẩm có cây rụng lá
– Rừng nội chí tuyến ẩm thường xanh
– Rừng á chí tuyến ẩm thường xanh
– Rừng ôn hoà ẩm ướt ( rừng rêu )

3. Khí hậu VN mang tính thất thường:


Do khí hậu Việt Nam mang tính bình lưu hơn là bức xạ, chịu ảnh hưởng của gió mùa từ xa đến. Tuỳ sự diễn biến của gió mùa đông bắc và tây nam mà khí hậu Việt Nam mang tính thất thường : có năm ấm, có năm rét, có năm mùa đông đến sớm, có năm đến muộn; có năm mưa nhiều, có năm mưa ít; có năm mưa sớm, có năm mưa muộn; dược biểu hiện qua hai tính chất sau:


a) Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt:


– Được thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ trung bình tháng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc của các mùa; trong đó quan trọng nhất là gió mùa đông bắc, dẫn đến sự khác nhau trong biên độ nhiệt từng nơi, nhiệt độ trung bình năm, độ dài và cường độ của các mùa.


– Tính chất thất thường thể hiện trong sự dao động nhiệt độ so với nhiệt độ trung bình:


+ Mùa đông:


• Lạnh nhất vào tháng 1, nhưng tuỳ năm có thể nóng lên hay lạnh xuống


anh%20nhiet%20do%20vn.png


b) Tính chất thất thường trong chế độ mưa


– Sự dao động trong chế độ mưa được thể hiện trên toàn quốc, cụ thể lượng mưa trong từng năm, từng tháng, từng mùa và sự biến động không đồng đều giữa các nơi trong nước

– Có năm mưa nhiều, có năm mưa ít
– Có năm mưa sớm, có năm mưa muộn, hay mưa tập trung vào đầu hay cuối mùa.
– Có năm mưa trung bình nhưng nơi này nhiều, nơi kia ít; nơi gây lũ lụt, nơi gây hạn hán

anh%20luong%20mua%20vn.png

– Qua bảng trên ta thấy mức dao động từ 2 – 3, tính thất thường còn mang tính chu kì; thường thường mưa ít hay nhiều liên tiếp nhiều năm, ít nhất là 2 – 3 năm, nhiều nhất là 9 – 10 năm, trung bình là 4 – 5 năm.


II. SỰ DIỄN BIẾN CỦA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT TRONG NĂM

1. Mùa gió mùa Đông Bắc từ tháng XI – IV:


– Được khống chế bởi gió mùa Đông Bắc và cũng là mùa khô, mưa ít; Từ mưa địa hình và Front ở miền Bắc hình thành mùa đông lạnh và khô do NPc. Miền Nam nóng và khô do Tp bị phơn hoá, xen vào đó là Tm

– Mùa đông thể hiện rõ nhất là từ tháng 12 – 3, miền Bắc rất lạnh tạo nên sự chênh lệch lớn về nhietä độ giữa miền B và miền N → Mùa khô bao trùm trên cả đất nước

– Các tháng 11 – 4 là tháng chuyển tiếp, tháng 11 còn có gió Tín Phong đông nam làm cho Bắc Bộ có nhiệt độ nóng trên 250C, riêng Trung Bộ mưa nhiều, Nam Trung Bộ và Nam Bộ còn bị đe doạ bởi bão, còn tháng IV ảnh hưởng của TBg đến sớm gây mưa vào đầu mùa hạ.


– Bắc Bộ khá phức tạp, tháng 11 – 1 thời tiết lạnh và khô do NPc đất mang lại, nhiệt độ TB ngày dưới 150C, biên độ ngày 10 – 150C, trời quang mây và có thể có sương muối; Từ tháng 1 – 3 do NPc biển thời tiết ấm hơn, biên độ nhiệt từ 3 – 40C. Nhiệt độ trung bình ngày trên 150C, thời tiết lạnh – ẩm. Đến tháng 4 chuyển sang ẩm – ẩm, mưa phùn, mưa nhỏ rả rích là do ảnh hường của Tm.


– Vào các tháng 11 – 1 là thời điểm mưa to ở Bắc Trung Bộ do Front cực và sau đó là mùa khô, còn Nam Trung Bộ và Nam Bộ mưa ít. Từ tháng 1 trở đi xem như bắt đầu mùa khô thật sự.


2. Mùa gió mùa Tây Nam từ tháng V – X


– Gió mùa Tây Nam ( Em – TBg ) thống trị trên cả nước, ngoài ra ở Bắc Bộ còn có gió đông nam ( Tm ).


– Sau nửa mùa hạ gió Đông Nam mới thịnh hành trên cả nước và cả Tm. Nhìn chung mùa này là mùa mưa ẩm nhất trong năm do ảnh hưởng của các khối khí nóng ẩm. Trừ Bắc Trung Bộ và Tây Bắc do ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng vào nửa đầu mùa hạ.


– Trong mùa hạ còn có sự hiện diện của CIT, hình thành mưa dông, mưa ngâu sụt sùi kéo dài từng đợt 3 – 4 ngày, cũng như bão vào các tháng VII – X.


(ST)
 
Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Lượng mưa trung bình trong năm của Hà Nội là 1.763 mm; Huế: 2.867 mm; TP. Hồ Chí Minh: 1.910 mm.

Độ ẩm trung bình vượt 80%, thậm chí 90% trong mùa mưa và thời kỳ có mưa phùn.






Các vùng khí hậu Việt Nam
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu miền Trung và Nam Trung Bộ và miền khí hậu biển Đông.

Miền khí hậu phía Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt.

Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phia Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc-Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm, và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam ( hơn 3000 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn ).

Miền khí hậu phía Nam gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu ít biến động nhiều trong năm.





Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên. Miền này chia làm hai vùng:

Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa đông bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (Dãy Phong Nha- Kẻ Bàng ) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã ) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên- Huế ) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông.

Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn, nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

Biển Đông Việt Nam mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top