Khám và chẩn đoán khó thở

Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ở một người bị khó thở phụ thuộc vào nhiều yếu tổ, như nguyên nhân gây bệnh, mức độ khó thở, khó thở đó là cấp hay là mạn tính... Tuy vậy cũng có một số biểu hiện chung thường thấy khi bị khó thở.
- Bệnh nhân cảm thấy một cảm giác khó chịu đặc biệt khi hô hấp, một số thuật ngữ thường được dùng để mô tả, như “không đủ không khí”, “không khí không vào phổi được”, “ngực bị bóp chặt”, “cảm giác nghẹt thở”... Khi đã có chẩn đoán chắc chắn là khó thở thì việc cần làm tiếp theo là tìm hiểu xem khó thở xuất hiện trong trường hợp nào và đánh giá các triệu chứng đi kèm.Có khi động tác hô hấp trông có vẻ khó khăn nhung lại không có cảm giác khó thở. Ví dụ như trong toan máu, hiện tượng tăng thông khí ít khi kèm theo khó thở. Ngược lại, cũng có khi bệnh nhân có vẻ hô hấp bình thường nhưng lại cảm thấy khó thở.
- Tư thế bệnh nhân: vì khó thở bệnh nhân không thể nằm được, phải neồi dậy để thở hoặc phải ở tư thể nửa nằm nửa ngồi (tư the Fowler).
- vẻ mặt bệnh nhân: vẻ mặt lo âu, vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ do mệt nhọc, khó thở kéo dài.
- Có thể thấy co kéo cơ hô hấp biểu hiện bằng thì thở vào kém, hổ thượng đòn, hô trên mỏm xương ức khoang liên sườn lõm lại. Điều đó chứng tỏ phôi không đáp ứng được với sự co giãn của lồng ngực. Ở trẻ nhỏ thường thấy cánh mũi phập phồng theo nhịp thở. Trong hen phế quản nặng, giãn phế nang có thể thấy độ co giãn lồng ngực giảm toàn bộ, kèm theo với lồng ngực căng phông, co kéo cơ hô hâp.
- Thay đổi về động tác thở: cần để bệnh nhân nằm ngửa, quan sát sự di động của bụng hoặc ngực. Bệnh nhân có thể khó thở với nhịp thở chậm, thậm chí có cơn ngừng thở như trong hen phế quản nặng, khó thở thanh quản. Khó thở với nhịp thở nhanh như trong suy tim, phế quản phế viêm... Cũng có khi có rối loạn nhịp thở, thở không đều như trong trường hợp toan máuệ
- Xanh tím: đây là dấu hiệu thường thấy khi có suy hô hấp rõ. Thường tím ở đầu chi, niêm mạc với màu hơi xanh sẫm, pha lẫn màu tím sẫm. Tím xuất hiện khi tỷ lệ hemoglobin khử > 5g/100ml, tỷ lệ này không rõ trong thiếu máu và tăng trong đa hồng cầu. Khi tím không rõ thì phải quan sát các đầu chi (đầu ngón tay, ngón chân), dưới lưỡi, môi, cánh mũi, dái tai, mặt trước đầu gốiế Tím thường tăng khi gắng sức, ở người suy hô hấp, tím thường kèm theo với vã mồ hôi. Nếu bệnh nhân không sốt, sự vã mồ hôi là triệu chứng quan trọng chứng tỏ tăng C 0 2. Cũng có thể tím do lượng không khí nơi ở thiếu oxy (vùng núi cao), rối loạn trao đổi máu ở tim (Shunt phải - trái). Do đó cần phải xét nghiệm và phân tích máu.
3. Các biểu hiện kèm theo của khó thờ Khó thở ít khi đơn độc, mà thường kèm theo các biểu hiện khác làm thành các hội chứng giúp cho việc tìm kiếm nguyên nhân.
- ở hệ thống hô hấp trên, nhất là khí quản, thanh quản hay gặp các biểu hiện như: tiếng thở rít, hiện tượng lõm ở hố trên ức, dưới ức. Những biểu hiện đó bắt
buộc phải khám họng và soi thanh quản.
- ở hệ thống hô hấp dưới, biểu hiện bằng các hội chứng như hội chứng đông đặc, hội chứng tràn dịch màng phổi...
- Ở hệ tuần hoàn: cần tìm các dấu hiệu của suy tim như phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Có khi phát hiện được các bệnh lý van tim, bệnh màng ngoài tim tăng huyết áp...
- Các bệnh khác: phát hiện đái tháo đường, trạng thái toan ceton, suy thận lao phổi..
Phân loại khó thờ
* Khô thở vào: thường do có chướng ngại vật trên đường thở. Khó thở có thê do nguyên nhân ở thanh quản, nhịp thở bình thường hoặc chậm. Cân tìm thêm các triệu chứng khác của thanh quản như: thở khò khè, có thể thấy tiếng thở rít (Wheezing) do lòng phế quản bị hẹp, tiếng nói thay đổi, co kéo các cơ trên đòn. Ở trẻ nhỏ nguyên nhân thường là viêm thanh quản do virus, hít phải dị vật. Ở người lớn thường do 2 nguyên nhân chính là phù Quick và ung thư thanh quản.
Khó thở vào còn là triệu chứng thường gặp trong tràn dịch, tràn khí màng phổi.
* Khó thở ra: Lồng ngực căng phồng do không đẩy được hết khí ra ngoài mặc dù đã cố gắng dùng các cơ thành ngực. Đó là hiện tượng thở ra chủ động. Bệnh nhân cảm thấy như thiếu không khí, nhịp thở bình thường hoặc tăng. Tỷ lệ thời gian thở ra/thời gian thở vào tăng trong suy hô hấp do tắc nghẽn (hen phế quản, giãn phế nang), bình thường tỷ lệ này là 1,4.
* Khó thở 2 thì:
Nhịp thở thường nhanh, nguyên nhân có nhiều: phù phổi cấp, tắc động mạch phổi, xẹp phổi, suy tim, lao kê...
* Roi loạn nhịp thở:
- Nhịp thở có thể không đều, có chu kỳ.
+ Thở kiểu Cheyne - Stokes: Bệnh nhân thở không đều với biên độ và tần số tăng dần đến một mức độ nào đó lại thở với một biên độ và tần số giảm dần sau đó ngùng thở 1 thời gian ngắn, tiếp theo là một đợt thở khác với biên độ và tần số tăng dần như trên. Gặp trong ure máu cao.
+ Thở kiểu Kussmaul: Bệnh nhân thở vào rất sâu, sau đó ngừng thở một lúc rồi thở ra rất ngắn, lại ngừng thở. Sau đó lại tiếp tục đợt khác như vậy (gặp trong toan ceton do đái tháo đường).
- Nhịp thở không đều, không có chu kỳ trong rối loạn hành tuỷ.
Xác định mức độ khó thở
Có thể đánh giá mức độ khó thở dựa vào mức độ gắng sức đã gây ra khó thở. Trong thực hành, các phân loại mức độ khó thở chính của bệnh nhân tim hoặc phổi thường chủ yếu dựa vào khó thở liên quan đến mức độ gắng sức. Tuy nhiên khi đánh giá mức độ gắng sức cần biết rõ toàn trạng bệnh nhân, tiền sử, thói quen hoạt động giải trí của bệnh nhân. Ví dụ, khó thở xảy ra ở một vận động viên môn chạy khi chạy khoảng 2km có ý nghĩa nghiêm trọng hơn là cũng mức khó thở như thế xảy ra ở một người ít hoạt động mà chỉ chạy một đoạn đường ngắn. Một số trường hợp khó thở không liên quan trực tiép tới gắng sức. Khó thờ đột ngột từng cơn khi nghỉ ngơi có thể do tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi tự phát. Khó thở kịch phát về đêm là một đặc trưng của suy thất trái. Khó thở khi nằm ngửa xảy ra chủ yếu trong suy tim nhưng xảy ra ở cả người hen phế quản hoặc có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
* Khó thở có thể chia thành 5 mức độ (theo CEE): Tuỷ theo sự xuất hiện của tình trạng khó thở.
- Mức độ 1: khi gắng sức n h iều .
- Mức độ 2: khi đi lên gác.
- Mức độ 3: đi trên bề mặt phẳng cùng với người bình thường, cùng tuổi với bệnh nhân.
- Mức độ 4: đi bình thường trên mặt phang.
- Mức độ 5: làm việc bình thường hàng ngày.
* Suy hô hấp:
Là tình trạng suy chức năng trao đổi khí trong điều kiện chuyển hoá thông thường, biểu hiện bằng đo khí động mạch khi bệnh nhân nằm nghỉ thấy P a02 < 70mmHg, Sa02 < 96%, PaC 02 có thể tăng > 44mmHg hoặc giảm hoặc bình thường.
- Suy hô hấp cấp tính là suy đột ngột và mất bù chức năng trao đổi khí ảnh hường ngay đến não, cơ tim, thận, tiên lượng nặng. Đo khí động mạch thấy Pa02 < 50mmHg, S a 0 2 < 80%, PaC 02 > 60mmHg.
- Suy hô hấp mạn tính: rối loạn oxy máu nhẹ hoặc vừa phải thường biểu hiện bằng khó thở thường xuyên, tăng lên dần. Đo khí động mạch thấy P a 0 2 từ
60 - 70mmHg, S a02 từ 80 - 90 %, PaC 02 tăng ở mức 50 - óOmmHg.



Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/giao-trinh-noi-khoa-co-so.87403/
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top