Nguyễn Kim Ngân
Member
- Xu
- 0
THUNG LŨNG SÔNG LOIRE - KHU VƯỜN CỔ TÍCH NƯỚC PHÁP
Pháp, đất nước của sự lãng mạn, của những áng thơ tình, của ngôn ngữ tình yêu dịu dàng nhất thế giới, nơi sản sinh ra những con người được gọi tên “người tình lý tưởng”. Cái “Lãng mạn kiểu Pháp” ấy cũng rất đa dạng, đó có thể là quyến rũ một chiều dạo bước Paris hoa lệ hay nồng nàn ly rượu vang xứ Bordeaux, nhưng với nhiều du khách, đó là hơi thở của thung lũng sông Loire, chậm rãi và yên bình, như cái cách mà một tình yêu thật sự bắt đầu và trở nên vĩnh cửu.
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới năm 2000, Thung lũng sông Loire quy tựu hơn trăm lâu đài lớn nhỏ, mỗi lâu đài mang một câu chuyện lịch sử và truyền thuyết riêng. Không đâu như ở Loire, khi mà những câu chuyện huyền bí tồn tại song song với thế giới văn minh. Ở Loire, du khách tìm thấy một Pháp rất khác, một cách “lãng mạn kiểu Pháp” rất khác. Thung lũng sông Loire (Vallée de la Loire) hẳn là tuyệt tác của tạo hoá, một sự kết hợp ăn ý đáng ngạc nhiên của thiên nhiên và lịch sử. Những cánh đồng nho ngọt ngào trải dài làm nên loại rượu vang có thể xoa dịu những tâm hồn mệt mỏi và nâng niu từng xúc cảm của tình yêu nước Pháp. Chỉ bao nhiêu đó đã đủ thoả mãn bất kì tín đồ của sự lãng mạn nào, nhưng Loire còn muốn nâng niu từng tế bào cảm giác của những kẻ mơ mộng bằng hàng loạt những lâu đài cổ tích. Lịch sử là trung tâm quyền lực của cả nước Pháp đã để lại hàng loạt di tích, cho phép Loire được kể câu chuyện cổ tích của riêng mình.
Lâu đài Chambord xứng đáng nhận được vương miệng “lâu đài của những toà lâu đài ở Loire” bởi sự nguy nga, tráng lệ của nó. Tòa lâu đài dài 156m, cao 56m và có tổng thể 420 phòng, với khoảng 1.800 người thợ làm việc cùng một lúc, đây thật sự là một con số đáng chú ý thời bấy giờ.
Lâu đài được xây dựng dưới triều đại François I (1494-1547), vị vua này đã mang một niềm đam mê vô hạn đối với nền nghệ thuật Phục hưng. Chambord được lấy cảm hứng từ nước nước Ý, nơi mà François đã dành 4 tháng để tham quan sau khi ông đã đánh bại Công tước Milan trong một trận quyết chiến. François đã mời các nhà thiết kế, điêu khắc và các họa sĩ nổi tiếng của Ý về Hoàng cung phối hợp của với các thợ mộc, thợ nề hàng đầu của Pháp để xây dựng lâu đài này. Người ta nhắc đến Chambord về cầu thang đôi do Leonardo da Vinci thiết kế, với cấu trúc vô cùng ma quái. Tuy là cầu thang đôi, nhưng người đi sẽ vẫn có cảm giác một cầu thang đơn, và cả hai người đi cùng nhau trên cầu thang đôi này sẽ không bao giờ chạm mặt nhau. Lâu đài được xây với những thiết kế được tính toán kỳ quái, phức tạp dựa trên những con số ma thuật và huyền bí bởi Philibert de l'Orme. Sự kết hợp đó đã cho ra đời một công trình nghệ thuật mang phong cách Phục hưng rất sống động, trau chuốt và trở thành niềm tự hào của thung lũng Loire.
Lâu đài Chenonceau được mệnh danh là “Nữ hoàng của sông Loire”. Khi đến đây, người ta thường kể nhau nghe về chuyện tình lãng mạn của của Vua Henri II và công nương Diane de Poitier. Người ta kể rằng lâu đài này được xây trên tình yêu nồng nàn của vua Henry dành cho người yêu với vẻ đẹp hết sức kiều diễm. Người ta cũng nhắc đến truyền thuyết về hoàng hậu Catherine de Medici, về sự cai trị tàn ác và độc đoán của bà đối với tôn giáo, nhất là đợt thảm sát ngày lễ thánh Barthélemy
Kiến trúc của lâu đài ghi đậm dấu ấn những người phụ nữ nổi tiếng thời Phục hưng Pháp: sang trọng, quyến rũ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Nhìn từ xa, lâu đài như đang lơ lửng trên mặt nước, mặt ngoài của lâu đài có những cổng vòm bắt nhịp qua sông, trông như một người phụ nữ kiều diễm đang soi mình trên dòng sông Cher xanh ngắt. Chính vì vậy, lâu đài còn được ưu ái gọi tên “Lâu đài các quý bà” (Le château des Dames).
Hơn thế nữa, nơi đây còn quanh năm tràn ngập sắc hương với hai khu vườn truyền thống đặc trưng cho phong cách kiến trúc Phục hưng nằm ở hai bên lối vào. Một trong hai khu vườn này do hoàng hậu Pháp Catherine de Medici bày trí, khu vườn kia do Diane de Poitiers, người tình của vua Henri II thiết kế. Nhìn tổng thể, lâu đài như một bức tranh thuỷ mặc, với bầu trời xanh ngắt, nước trong veo, lâu đài hùng vĩ và khu vườn tràn ngập sắc hoa.
Lâu đài Cheverny là nguyên mẫu của lâu đài Moulinsart trong bộ truyện tranh “Cuộc phiêu lưu của Tin Tin” nổi tiếng. Lâu đài nổi tiếng bởi vẻ đẹp tinh tế, những căn phòng vẫn còn giữ được nét nguyên vẹn như mới vừa được sử dụng ngày hôm qua.
Đặc biệt, lâu đài này vẫn còn giữ được những đồ gia dụng cổ quý hiếm mà những lâu đài khác ở Loire không có, bởi vì trước kia, những đồ cá nhân thường được người chủ lâu đài mang theo trong những cuộc hành trình của mình. Trong đó có nhiều báu vật như tấm thảm của những người Gobelins thế kỷ 17 được trưng bày trong phòng chứa vũ khí hay những tấm thảm thể hiện thời kỳ hoàng kim của Vua Louis XIV. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ các bộ sưu tập nghệ thuật, những vật dụng cổ quý hiếm được bảo quản rất tốt mà những lâu đài khác ở thung lũng Loire không có.
Sưu tầm
Pháp, đất nước của sự lãng mạn, của những áng thơ tình, của ngôn ngữ tình yêu dịu dàng nhất thế giới, nơi sản sinh ra những con người được gọi tên “người tình lý tưởng”. Cái “Lãng mạn kiểu Pháp” ấy cũng rất đa dạng, đó có thể là quyến rũ một chiều dạo bước Paris hoa lệ hay nồng nàn ly rượu vang xứ Bordeaux, nhưng với nhiều du khách, đó là hơi thở của thung lũng sông Loire, chậm rãi và yên bình, như cái cách mà một tình yêu thật sự bắt đầu và trở nên vĩnh cửu.
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới năm 2000, Thung lũng sông Loire quy tựu hơn trăm lâu đài lớn nhỏ, mỗi lâu đài mang một câu chuyện lịch sử và truyền thuyết riêng. Không đâu như ở Loire, khi mà những câu chuyện huyền bí tồn tại song song với thế giới văn minh. Ở Loire, du khách tìm thấy một Pháp rất khác, một cách “lãng mạn kiểu Pháp” rất khác. Thung lũng sông Loire (Vallée de la Loire) hẳn là tuyệt tác của tạo hoá, một sự kết hợp ăn ý đáng ngạc nhiên của thiên nhiên và lịch sử. Những cánh đồng nho ngọt ngào trải dài làm nên loại rượu vang có thể xoa dịu những tâm hồn mệt mỏi và nâng niu từng xúc cảm của tình yêu nước Pháp. Chỉ bao nhiêu đó đã đủ thoả mãn bất kì tín đồ của sự lãng mạn nào, nhưng Loire còn muốn nâng niu từng tế bào cảm giác của những kẻ mơ mộng bằng hàng loạt những lâu đài cổ tích. Lịch sử là trung tâm quyền lực của cả nước Pháp đã để lại hàng loạt di tích, cho phép Loire được kể câu chuyện cổ tích của riêng mình.
Lâu đài Chambord xứng đáng nhận được vương miệng “lâu đài của những toà lâu đài ở Loire” bởi sự nguy nga, tráng lệ của nó. Tòa lâu đài dài 156m, cao 56m và có tổng thể 420 phòng, với khoảng 1.800 người thợ làm việc cùng một lúc, đây thật sự là một con số đáng chú ý thời bấy giờ.
Lâu đài được xây dựng dưới triều đại François I (1494-1547), vị vua này đã mang một niềm đam mê vô hạn đối với nền nghệ thuật Phục hưng. Chambord được lấy cảm hứng từ nước nước Ý, nơi mà François đã dành 4 tháng để tham quan sau khi ông đã đánh bại Công tước Milan trong một trận quyết chiến. François đã mời các nhà thiết kế, điêu khắc và các họa sĩ nổi tiếng của Ý về Hoàng cung phối hợp của với các thợ mộc, thợ nề hàng đầu của Pháp để xây dựng lâu đài này. Người ta nhắc đến Chambord về cầu thang đôi do Leonardo da Vinci thiết kế, với cấu trúc vô cùng ma quái. Tuy là cầu thang đôi, nhưng người đi sẽ vẫn có cảm giác một cầu thang đơn, và cả hai người đi cùng nhau trên cầu thang đôi này sẽ không bao giờ chạm mặt nhau. Lâu đài được xây với những thiết kế được tính toán kỳ quái, phức tạp dựa trên những con số ma thuật và huyền bí bởi Philibert de l'Orme. Sự kết hợp đó đã cho ra đời một công trình nghệ thuật mang phong cách Phục hưng rất sống động, trau chuốt và trở thành niềm tự hào của thung lũng Loire.
Lâu đài Chenonceau được mệnh danh là “Nữ hoàng của sông Loire”. Khi đến đây, người ta thường kể nhau nghe về chuyện tình lãng mạn của của Vua Henri II và công nương Diane de Poitier. Người ta kể rằng lâu đài này được xây trên tình yêu nồng nàn của vua Henry dành cho người yêu với vẻ đẹp hết sức kiều diễm. Người ta cũng nhắc đến truyền thuyết về hoàng hậu Catherine de Medici, về sự cai trị tàn ác và độc đoán của bà đối với tôn giáo, nhất là đợt thảm sát ngày lễ thánh Barthélemy
Kiến trúc của lâu đài ghi đậm dấu ấn những người phụ nữ nổi tiếng thời Phục hưng Pháp: sang trọng, quyến rũ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Nhìn từ xa, lâu đài như đang lơ lửng trên mặt nước, mặt ngoài của lâu đài có những cổng vòm bắt nhịp qua sông, trông như một người phụ nữ kiều diễm đang soi mình trên dòng sông Cher xanh ngắt. Chính vì vậy, lâu đài còn được ưu ái gọi tên “Lâu đài các quý bà” (Le château des Dames).
Hơn thế nữa, nơi đây còn quanh năm tràn ngập sắc hương với hai khu vườn truyền thống đặc trưng cho phong cách kiến trúc Phục hưng nằm ở hai bên lối vào. Một trong hai khu vườn này do hoàng hậu Pháp Catherine de Medici bày trí, khu vườn kia do Diane de Poitiers, người tình của vua Henri II thiết kế. Nhìn tổng thể, lâu đài như một bức tranh thuỷ mặc, với bầu trời xanh ngắt, nước trong veo, lâu đài hùng vĩ và khu vườn tràn ngập sắc hoa.
Lâu đài Cheverny là nguyên mẫu của lâu đài Moulinsart trong bộ truyện tranh “Cuộc phiêu lưu của Tin Tin” nổi tiếng. Lâu đài nổi tiếng bởi vẻ đẹp tinh tế, những căn phòng vẫn còn giữ được nét nguyên vẹn như mới vừa được sử dụng ngày hôm qua.
Đặc biệt, lâu đài này vẫn còn giữ được những đồ gia dụng cổ quý hiếm mà những lâu đài khác ở Loire không có, bởi vì trước kia, những đồ cá nhân thường được người chủ lâu đài mang theo trong những cuộc hành trình của mình. Trong đó có nhiều báu vật như tấm thảm của những người Gobelins thế kỷ 17 được trưng bày trong phòng chứa vũ khí hay những tấm thảm thể hiện thời kỳ hoàng kim của Vua Louis XIV. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ các bộ sưu tập nghệ thuật, những vật dụng cổ quý hiếm được bảo quản rất tốt mà những lâu đài khác ở thung lũng Loire không có.
Sưu tầm