Khám phá mới về dải Ngân hà

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
KHÁM PHÁ MỚI VỀ DẢI NGÂN HÀ

Khám phá mới về dải Ngân Hà


Khác xa so với thiên hà hình xoắn ốc thông thường, dải Ngân hà của chúng ta có một vạch ngang kéo dài ở trung tâm bao gồm nhiều vì sao, theo phát hiện mới đây của giới khoa học về vũ trụ.

Với sự trợ giúp của kính thiên văn vũ trụ Spitzer của Cơ quan không gian Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã kiểm tra gần như toàn bộ bản phân tích cấu trúc của dải Ngân hà. Họ phát hiện dải Ngân hà của chúng ta có một vạch ngang kéo dài ở trung tâm bao gồm nhiều vì sao, phân biệt dải Ngân hà với các thiên hà hình xoắn ốc khác.

40094332_86302sm.jpg


“Vạch ngang này, được đặt tên là trung tâm của các đường xoắn ốc của dải Ngân hà, cắt ngang vùng tâm của nó, nơi tồn tại một lỗ đen khổng lồ”, giáo sư Ed Churchwell tại Trường ĐH Wisconsin-Madison, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cũng phát hiện vạch ngang này dài hơn so với những gì mà các nhà khoa học nghĩ trước đây, và nằm ở một góc dễ nhận thấy so với toàn thể thiên hà. Nó bao gồm nhiều ngôi sao cũ màu đỏ kích thước vừa phải, kéo dài vùng trung tâm của Ngân hà khoảng 27.000 năm ánh sáng chiều dài, hơn 7.000 năm ánh sáng so với ý nghĩ trước đây. Nó cũng cho thấy vạch ngang này quay về hướng đông một góc khoảng 45 độ so với đường thẳng từ mặt trời đến trung tâm Ngân hà.

Các nhà thiên văn học đã từng tranh cãi liệu đặc điểm của vùng trung tâm của dải Ngân hà là một đường ngang hay là hình ellipse, hoặc cả hai. Nghiên cứu mới này cho thấy rõ ràng cấu trúc vùng trung tâm của Ngân hà là một thanh hình ngang.

Bản đồ của dải ngân hà sẽ được vẽ lại

Bản đồ của dải ngân hà có 50 tuổi sẽ được vẽ lại sau khi một nhà thiên văn học người Úc đã phát hiện ra điều rất ngạc nhiên rằng: dải ngân hà xoắn ốc có thêm một "cánh tay" lớn vươn ra bên ngoài.

Các nhà thiên văn ở New South Wales đã phát hiện điều này trong khi thực hiện dự án vẽ bản đồ phân phối khí hydrogen qua dải ngân hà.

Quầng đầy khí khổng lồ này là một cung đầy khí hydrogen dài 77.000 năm ánh sáng và có độ dày hàng ngàn năm ánh sáng chạy dọc theo lề ngoài cùng của dải ngân hà, quét xung quanh 4 cánh tay chính và xoáy ra bên ngoài từ lõi của ngân hà. Khi không thể nhìn thấy nó trong phần ánh sáng quang phổ thì kính thiên văn cũng không thể nhìn thấy nó.

40031702-29127sm.jpg


Hầu hết dải ngân hà bị mờ do đám bụi giữa các ngôi sao, nhưng hydrogen phát ra những sóng xuyên qua cả những đám mây bụi mà theo đó kính viễn vọng vô tuyến có thể dò tìm ra được. Chính các nhà thiên văn học cũng tỏ ra rất ngạc nhiên trước đặc điểm đã bị bỏ qua này.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong các nếp gấp của Dải ngân hà

TRONG CÁC NẾP GẤP CỦA DẢI NGÂN HÀ

Dải ngân hà uốn cong như vành của một chiếc mũ mềm. Điều này đã tạo sự cuốn hút đối với các nhà nghiên cứu nhằm lý giải tại sao lại có hình dạng như vậy đặc biệt khi người ta quan sát thấy sự xuất hiện của một chiếc đĩa hiđro ngang qua dải thiên hà: một phần của nó nằm ở khu vực chứa các vì sao, phần còn lại nằm ở phía trên.

55097091-thien.jpg


Leo Blitz thuộc Đại học California và những người đồng nghiệp của anh đã khôi phục lại giả thuyết cổ xưa cho rằng có 2 dải ngân hà vệ tinh- các đám mây Magellan và bổ sung thêm một nhân tố thứ 3: Vật chất đen. Đám mây nhỏ và lớn của Magellan đã không được chứng thực do kích thước của nó không đủ để tạo nên các đường cong của Dải ngân hà. Trừ khi người ta tính đến các các dạng vật chất đen bao quanh dải Ngân hà. Theo những phân tích của nhóm Blitz, các quỹ đạo của các đám mây Magellan đã để lại những dòng xoáy rẽ trong các vật chất đen này và điều đó đã tạo nên các nếp gấp trên dải Ngân Hà.

Những kết quả này sẽ được công bố trên tờ báo Astrophysical Journal nhưng trước đó nó đã được công bố trong cuộc họp của hiệp hội thiên văn Mỹ diễn ra từ 9- 12/1 tại Washington.

Một nhóm nghiên cứu khác đã trình bày một khám phá mới về sự tồn tại của một quần thể gồm hơn 20.000 ngôi sao. Đây là quần thể lớn nhất của dải Thiên hà. Quần thể này bao gồm 14 ngôi sao lớn màu đỏ có tổng kích thước nhỏ hơn 20 lần so với kích thước của Mặt Trời. Các ngôi sao này sau khi lớn dần lên sẽ rất sáng. Sau đó, nó có thể cho ra đời một lỗ đen hoặc một ngôi sao neutron. Tổng thể các ngôi sao này cho các nhà vật lý thiên văn những cơ hội mới để khám phá và quan sát.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top