CHÂU NAM CỰC
Nhận lời mời của chính phủ Australia, hai nhà khoa học Trung Quốc đã đến Châu Nam Cực tiến hành khảo sát. Họ là nhà vật lý hải dương học Đổng Triệu Càn và nhà địa chất học Trương Thanh Tùng.
1: Hóa thân thành người Nam Cực
Trong trang phục Nam Cực rất đầy đủ. Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng lưu luyến chia tay mảnh đất Moerben mến khách, máy bay bay qua khoảng không xanh biếc của biển Tasmania, 6h15 phút ngày hôm sau theo giờ New Zeland, họ bay tới Christchuch - một thành phố ở phía Nam New Zeland nơi phong cảnh kỳ diệu, phía đông giáp biển.
View attachment 9721
Theo kế hoạch, họ sẽ lưu lại Christchuch ba ngày, tham quan thành phố.
Buổi sáng ngày 22, trời vừa sáng, tiếng gõ cửa cộc cộc khiến Đổng Triệu Càn giật mình tỉnh giấc.
Tôi - Mike ! người ngoài cửa đáp.
Mike đem đến một tin bất ngờ, họ lập tức lên đường. Ông Mike nói. Thời tiết của Nam Cực biến đổi thất thường, dự báo thời tiết bây giờ chỉ có thể dự báo chuẩn xác thời tiết của 2 giờ tới. Ông ta vừa nhận được thông báo chiếc máy bay lên Nam Cực sắp cất cánh.
Nếu đợi thì có thể gặp thời tiết xấu, vậy không biết lúc nào mới đi được. Ông Mike đưa đôi mắt nhập nhèm nhìn hai nhà khoa học Trung Quốc, giải thích.
Không thể chần chừ, Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng vội thu dọn hành trang, cho tất cả đồ đạc vào vali.
Không, Mike ngăn họ lại và nói. " Cần phải mặc trang phục Nam Cực vào, mặc hết ở đây!".
Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng ngây người lại, đưa mắt nhìn nhau, dường như không dám tin vào tai mình. Ở đây đang là khí hậu mùa hè của Nam bán cầu, nhiệt độ bên ngoài khoảng 28°C.
Mike tuyệt nhiên không để ý, ông nói như ra lệnh.
Hai nhà khoa học đành ngoan ngoãn tuân thủ mệnh lệnh, mặc bộ trang phục Nam Cực. Mồ hôi từ trán, từ cổ rỉ ra. Lần đầu tiên họ được biết mùi vị của người Nam Cực.
2: Đây chính là Nam Cực
Tại khu căn cứ không quân của Mỹ đặt tại Christchuch có một sân bay chuyên phục vụ việc khảo sát Nam Cực, chiếc máy bay vận tải LC - 130 có mang ván trượt tuyết đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển máy móc thiết bị, hàng hóa, nhân viên bổ sung và nhân viên nghiên cứu.
Chỉ đến khi đến chiếc Đại Lực Sĩ bay trên độ cao 20.000 foot trên biển Thái Bình Dương và hướng về phía nam của Trái đất, Đổng Triện Càn và Trương Thanh Tùng mới hiểu được quyết định của Mike thật đúng đắn. Chiếc LC - 130 không có thiết bị giữ nhiệt. Vừa bay qua vĩ tuyết 54° Nam, còn cách xa địa phận Nam Cực, hơi lạnh đã xuyên thấu ruột gan, hai người cảm thấy bộ quần áo Nam Cực trên người như bằng giấy mỏng, hai hàm răng va vào nhau lập cập. Khi vừa hỏi người phục vụ máy bay, nhiệt độ bên ngoài là 14°C. Vậy mà chỉ trong chốc lát, họ như rơi vào mùa đông lạnh giá.
View attachment 9722
Thời gian trôi qua lặng lẽ từng giây từng phút. Qua ô cửa sổ nhỏ hẹp có thể thấy những tầng mây như tuyết mỏng dưới cánh máy bay, ở những khoảng trống giữa các tầng mây, những hạt nước biển xanh thẫm như ngưng kết lại, không hề lay động, chốc chốc có thể trông thấy dãy núi tuyết như bồng bềnh, lấp lánh.
Khoảng hơn 6 giờ đồng hồ trôi qua, như có một thứ ánh sáng cực mạnh được hàng nghìn vạn tấm gương phản chiếu làm lóa mắt, khiến họ bất giác nhắm mắt lại. Họ lập tức kéo kính chắn gió đổi màu. Nam Cực - Vương quốc của nữ thần đã hiện ra trước mắt họ.
Đây chính là Nam Cực ! " Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng reo lên thích thú, đưa ánh mắt " tham lam" ngắm nhìn mảnh đất lạ. Tuyết trắng mênh mông dường như được tạo thành từ hòn đá ngọc tinh khiết nhất, trong suốt nhất, long lanh lấp lánh, trắng tinh không tì vết. Không trông thấy bất kỳ một vết tích nào của sự sống. Sự đơn điệu của cảnh sắc khiến người ta nghĩ đến cụm từ " sa mạc màu trắng" để miêu tả nó, thực tế lại càng xác đáng.
Đã đến sân bay lục địa Weilianmu của Nga, nói là sân bay, nhưng thực tế nó chỉ là một khu mặt bằng bằng phẳng không thấy giới hạn, xung quanh có khoảng mười mấy gian phòng. Khi Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng theo xe từ sân bay tới thành phố hàng đầu Nam Cực, Mikemotor, cảm giác đầu tiên của họ là khái niệm về thời gian đã hoàn toàn đảo lộn.
Mikemotor - nằm ở vĩ tuyến 77°51' Nam, kinh tuyến 166° 37' Đông - là trạm khảo sát Nam Cực lớn nhất của các nhà khoa học, mùa hè hàng năm còn có rất nhiều khách du lịch. Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng nhảy khỏi xe, ấn tượng đầu tiên của họ về thành phố đẹp nhất Nam Cực này như một thành phố trống bị con người bỏ quên. Xung quanh vô cùng im ắng, không nghe thấy bất cứ một tiếng động nào, tất cả cửa sổ, cửa chính đều đóng chặt, thậm chí đến ngay cả những chiếc xe vận tải và những chiếc máy kéo bên đường cũng như cố tình im lặng không nói. Họ ngước nhìn bầu trời trong xanh như gương, vầng trăng mặt trời treo ngang trên bầu trời, phát ra thứ ánh sáng yếu ớt.
" Giờ là lúc nào rồi?" Đổng Triệu Càn nghi hoặc khó hiểu hỏi người bạn đồng hành người Australia. Mike cười nói với họ: " Đã hơn 10h đêm rồi, mọi người chắc đã sớm ngủ ngon rồi.
Ánh sáng chói chang xuyên qua tấm rèm cửa dày lay động đã đánh thức Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng khỏi giấc ngủ ngon. Khi mọi người lục đục kéo nhau đến nhà ăn dùng bữa sáng, hai nhà khoa học lại xách máy ảnh và máy quay phim, túi lấy mẫu, leo lên sườn núi phía mặt sau thành phố Mikemotor, bắt đầu cuộc khảo sát đầu tiên với Nam Cực.
Đỉnh núi Liaowang, ánh mặt trời buổi sáng giữa mùa hè rọi một cây thánh giá sừng sững cao chót vót, từ rất xa cũng có thể trông thấy. Đây là một tấm bia tưởng niệm các nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới đã cống hiến sinh mạng quý báu của mình để chinh phục Nam Cực. Chỗ sườn núi bằng phẳng bên dưới thánh cây thánh giá có đặt một giá bằng gổ theo kiểu bàn sách. Trong ngăn kéo có một cuốn sổ ghi tên, bên ngoài được bọc khéo léo. Mỗi người đến Mikemotor, trước sau đều muốn chiêm ngưỡng vật kỷ niệm mang tính tượng trưng này và ký tên trong đó.
Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng lặng lẽ đưa mắt nhìn cây thánh giá cao sừng sững, trong lòng trào dân niềm xúc động vô hạn. Tấm bia không chữ ghi lại tinh thần kiên cường bất khuất chinh phục thiên nhiên của con người. Nó khích lệ các nhà khoa học nghiên cứu Nam Cực có tri thức và tinh thần cống hiến, hãy tiếp tục gánh vác sự nghiệp của các người đi trước. Nghĩ đến đó, họ viết vài dòng chữ như sau lên quyển sổ.
Chúng tôi yêu khoa học, chúng tôi rất yêu Nam Cực, chúng tôi nguyện sẽ học tập các nhà khoa học thế giới. Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước muôn năm.
Đây là niềm tin xuất phát từ đáy lòng, sau khi tham quan chiếc lều của Skit, niềm tin đó càng thêm kiên định.
Robert Fuket Skit là một nhà thám hiểm người Anh, tháng 11 năm 1911 ông cùng những người bạn đồng hành của mình tiến quân đến Nam Cực, xuất phát tại Mikemotor. Lộ trình của đoàn thám hiểm là đi thẳng hướng nam, vượt qua vùng băng tuyết xuyên qua sông băng ( Bierciyinger) và cao nguyên Nam Cực cao vút, thẳng tiến đến tận cùng của Nam Cực, xuất phát tại Mikemotor. Lộ trình của đoàn thám hiểm là đi thẳng hướng nam, vượt qua vùng băng tuyết xuyên qua sông băng ( Bierciyinger) và cao nguyên Nam Cực cao vút, thẳng tiến đến tận cùng của Nam Cực. Nhưng cuộc thám hiểm vừa bắt đầu, một cơn bão tuyết bất ngờ xuất hiện, khiến cho Skit thất bại. Thêm nữa, ông đã sai lầm dùng giống ngựa lùn Sydney để thay cho giống chó Ais' no đã quen với hoạt động này. Thực tiễn cho thấy, loại ngựa lùn đó không thích ứng được với khí hậu của Nam Cực. Kết quả là trong cuộc hành trình, họ đành phải dùng sức người để kéo những chiếc ván trượt tuyết chở đầy đồ cấp dưỡng. Skit không hổ danh là một nhà thám hiểm dũng cảm. Họ vượt qua gian khổ, đi đến điểm cuối cùng của Nam Cực - ngày 18 tháng 11 năm 1912, nhưng điều này cũng khiến họ hao tổn sức lực, khi họ trở về, lương thực thiếu thốn, bão tuyết tập kích, vô cùng rét buốt, đã làm cho những người bạn đồng hành của ông từng người, từng người bỏ mạng. Ngày 21 tháng 10 năm 1912, nhà thám hiểm dũng cảm qua đời. Kết cục của nhà thám hiểm này tuy bi thảm, nhưng câu chuyện bi hùng và tinh thần hy sinh bản thân dũng cảm, cương nghị của họ đã ghi một trang chói sáng trong lịch sử thám hiểm Nam Cực. Skit và những người bạn của ông, trước khi chết, vẫn còn giữ 35 hóa thạch quý giá và tiêu bản nham thạch mà họ thu được trên đường đi tới Nam Cực. Nhật ký của ông cũng được lưu giữ nguyên vẹn. Những thứ này đều trở thành tư quý báu cho công việc nghiên cứu Nam Cực.
Chiếc lều của Skit chính là căn cứ đầu tiên tại Nam Cực của đoàn thám hiểm Skit năm đó, đã được tu sửa. Bên ngoài xây thêm lan can kim loại, bên trong ngăn thành 4 gian, cất giữ quần áo, dụng cụ nhà bếp, máy móc và các loại thực phẩm của đoàn thám hiểm năm đó, ngoài ra còn có thịt bò, đồ hộp và báo biển đã chết. Tất cả đều được giữ nguyên diện.
3 :Trạm Kaixi
Trạm Kaixi ở phía đông đại lục Nam Cực, tọa độ địa lý là vĩ tuyến là 66°17’ Nam và kinh tuyến 110°32 Đông, cách Mikemotor hơn 2.000 km. Nó tọa lạc ở nơi lộ ra một mỏ nham thạch gần kề bên vịnh Newcane. Nhìn từ xa, một công trình kiến trúc uốn lượn trên nề trắng của băng lại như một thành phố nhỏ. Cư dân của thành phố này chỉ có 27 người ( bao gồm các nhà khoa học, nhân viên quan trắc và công nhân). Thành phố tuy nhỏ nhưng thứ gì cũng có, ngoài những thứ mà không trạm khoa học nào có thể thiếu như, phòng thực nghiệm, nơi ở, nhà ănh, còn có câu lạc bộ nghỉ ngơi và giải trí văn nghệ, phòng tập thể hình rèn luyện thâm thể, một phòng khám có một bác sĩ. Mọi thứ ở đây đều là tự cung tự cấp, tất cả những vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày đều có cả. Kho thực phẩm, kho điện, gian sửa chữa phương tiện giao thông, gian nghề mộc và các loại phương tiện, đảm bảo cho hoạt động ăn, mặc, ở đi lại ở đây không thua kém thành phố hào hoa của Australia, 7 chiếc hộp hình tròn tạo thành kho chứa dầu dự trữ nhiên liệu dự phòng cung cấp đủ điện để nghiên cứu khoa học, điện sinh hoạt và làm nóng nước. Dù đã là tiết trời mùa đông lạnh giá, nhưng nhiệt độ trong phòng luôn ở mức 20°C, chỉ cần đắp một tấm thảm mỏng là đã có thể ngủ ngon. Trên hai đỉnh núi phân cách bên trạm, đặt một trạm phát và một trạm thu sóng vô tuyến điện với thiết bị tân tiến, hiệu suất cao. Đây là nơi kết nối cập nhật liên tục với thế giới, cũng là trung tâm thông tấn lớn nhất phía đông châu Nam Cực. Các trạm khoa học các nước ở đông Nam Cực truyền tư liệu khí tượng về trạm Kaixi, sau đó từ đây sẽ phát về Moerben, chỉ trong vài giờ, kể cả các quốc gia xa xôi nhất trên thế giới cũng có thể nhận được ngay những tin tức về Nam Cực.
Cuộc sống ở địa cực tuyệt nhiên không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ. Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng đã trở thành thành viên của trạm, mỗi người được giao một phòng tiện nghi. Giường đựng được đồ, bên cạnh là một bàn viết. Ở trên tường, đối diện với giường, là một dãy móc treo mũ áo, theo yêu cầu của người Nam Cực, quần áo giày mũ phải được để theo thứ tự ở một vị trí cố định. Khi có một hỏa hoạn xảy ra, có thể mặc xong quần áo chống lạnh trong một thời gian ngắn. Ở Nam Cực, bất cứ một sự lơ là sơ suất nào cũng có thể đem đến tổn thất khó lấy lại được, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Cần biết rắng, nhiệt độ bên ngoài thường là dưới 0° C, huống hồ còn có những cơn bão tuyết dữ dội bất thường, không mặc đủ trang phục không được ra khỏi phòng - đó là quy định của trạm khoa học.
Đối với nhiều việc chúng ta coi nhẹ tựa lông hồng, thì người Nam Cực lại rất coi trọng, không chút cẩu thả. Ở Nam Cực không cho phép vứt rác bừa bãi, trạm Kaixi có địa điểm vứt rác cố định, đối với những phế thải có chứa yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường thì tiến hành xử lý định kỳ.
Có lẽ mọi người sẽ rất hứng thú với nhiệt tình làm việc của nhân viên và các nhà khoa học ở Nam Cực. Dưới đây là thời gian biểu làm việc và nghĩ ngơi ở trạm Kaixi.
8h30 bắt đầu làm việc. Trạm khoa học không có những con người nhàn rỗi, nhiệm vụ của mỗi nhân viên được phân công rõ ràng. 10h là ăn nhẹ, mọi người có thể tới nhà ăn chọn một chút đồ ăn nhẹ tùy ý sau đó lại tiếp tục công việc. 12h ăn cơm trưa. Ở đây, không có thói quen ngủ trưa, 1h tiếp tục làm việc, cứ thế đến 6h chiều, giữa khoảng thời gian này, tức 4h30, theo thường lệ sẽ nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Khi kết thúc một ngày làm việc, mệt nhoài liền rời phòng làm việc, phòng thực nghiệm máy móc của gian sửa xe và những cơn bão tuyết trên các cánh đồng băng tập trung lại câu lạc bộ thể thao. Lúc này câu lạch bộ đã chuẩn bị sẵn rượu ngon từ các nước trên thế giới cho mọi người, mọi người vừa uống rượu, vừa nói cười vui vẻ. Đây là thời gian uống rượu vui nhất hàng ngày từ 6h đến 6h15. Tiếp đó là một bữa tối thịnh soạn. Buổi tối, mọi người tùy theo sở thích của mình tự do lựa chọn hình thức giải trí. Phòng thể hình có tạ tay, bóng bán, thiết bị kéo dãn và các máy móc vận động khác. Thư viện đầy sách lại có sức hấp dẫn lớn với những người mong muốn tiếp thu trí thức. Đương nhiên câu lạc bộ là địa điểm náo nhiệt nhất. Mọi người tụ họp, nói chuyện vui vẻ. Cũng có người đến bên bàn bi - a hưởng một buổi tối vui vẻ. Trạm Kaixi hằng năm đều nhận từ trong nước 150 bộ phim mới nhất, và 200 bộ băng video. Như vậy, gần như năm nào câu lạc bộ cũng đều có ti vi và phim ảnh mới.
4: 34 ngày khó quên
Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng đã sống tại trạm Kaixi 34 ngày. 34 đêm tìm hiểu và khám phá Nam Cực, để lại trong lòng họ ký ức khó quên gấp đôi, nó vừa có phong cảnh tự nhiên khiến ta ngây ngất của vùng Nam Cực, lại cũng có tình cảm sâu nặng nồng hậu khiến ta cảm động của người Australia.
Một buổi sáng ngày 15/1, ông Mayer, trạm trưởng trạm Kaixi, đích thân đưa Đổng Triệu Càn và Trương Thanh Tùng đi tham quan việc thiết kế và thi công trạm Kaixi. Trong nhà kính tràn ngập khí xuân, họ thích thú ngắm nhìn các loại rau còn đọng nước long lanh và dưa chuột xanh tươi trồng tại địa cực. Tại khu thực vật phong phú, các nhà khoa học Trung Quốc, lần đầu tiên trên đại lục duy nhất không có cây này, lại trông thấy loài thực vật Nam Cực sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, trong đó có loài địa y có tính thích ứng cực cao, loại tảo lục sinh trưởng trên đá và trong nước do băng tuyết tan ra, còn có loại rêu phát triển rậm rạp, phần lớn chúng chỉ có thể sinh trưởng ở vùng ven biển có băng tuyết tan và nơi nơi vùng hồ ẩm ướt
còn nữa
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: