KHAI BÚT ĐẦU XUÂN
Nói đến viết lách vào những ngày đầu năm, ta không thể không nhớ đến một phong tục rất thiêng liêng và được đề cao của người Việt chúng ta. Đó là phong tục Lễ Khai Bút vào đầu năm mới.
Đối với phong tục Khai Bút thì sau giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo bất kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách. Riêng trong trường hợp ở Hạt Nắng thì bài khai bút là post đầu tiên trong năm của thành viên ấy. Nói chung, lễ khai bút là một phong tục đẹp của người Việt Nam với mong muốn hướng tới tinh thần trọng ngôn quý ngữ.Người Việt Nam chúng ta dù đã xa quê hương rất lâu nhưng cứ mỗi độ Tết về thì chúng ta vẫn có thể tạo được một hương vị đậm đà của ngày Tết
Người Việt Nam chúng ta dù đã xa quê hương rất lâu nhưng cứ mỗi độ Tết về thì chúng ta vẫn có thể tạo được một hương vị đậm đà của ngày Tết Việt Nam cho gia đình như hai câu thơ:Butnghien.vn đang thử nghiệm dịch vụ Khai bút đầu xuân, với mong muốn làm sống lại một tập tục, một nét văn hóa đẹp của một dân tộc giàu truyền thống hiếu học. Để khai bút điện tử, bạn hãy nhấn VÀO ĐÂY.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh
Nhưng có một hình ảnh đã mất mát từ lâu, chỉ còn lại trong ký ức chúng ta. Đó là bài thơ Ông Đồ, của tác giả Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ngoài phong tục Khai Bút vào dịp Tết, người Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin Chữ Đầu Năm. Vào giờ khắc giao mùa, người Việt ta tin rằng cần xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưởng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Dù rằng phong tục Khai Bút và Xin Chữ đầu năm có thể đã quá xưa và không còn thích hợp trong thời đại Internet của chúng ta. Nhưng biết đâu đó lại là những lời nhắn nhủ của ông cha ta cho con cháu nước Việt đời sau nên trọng ngôn quý ngữ vì đó là cách duy nhất để ta duy trì phong tục, văn hóa, và ngôn ngữ nước Việt trong mỗi dịp xuân về.
Thế phong tục Khai Bút trong Hạt Nắng thì sao nhỉ? Mời các bạn nghe một đoạn văn sau đây của An Thị nhé:
Có Người hỏi "Có viết khai bút không?". Tôi cười khích khích "Khai bút rồi bút khai thì sao? ". Ngày xưa các Cụ quý chữ, ngày đầu năm khăn đống áo dài trịnh trọng nâng cán bút lông viết vài dòng. Cụ nào là văn nhân thì sáng tác vài câu thơ, Cụ nào chỉ dạy học thì lựa chữ thánh hiền viết vài chữ. Còn tôi thì sợ khai bút lắm lắm.
Dân gian bảo những gì mình làm ngày mồng 1 Tết thì sẽ ứng nghiệm cả năm, vì thế mồng 1 Tết dân ta hay nghỉ ngơi vui chơi với hy vọng là cả năm sẽ nhàn hạ. Tôi thì không tin vào những điều dị đoan, nhưng thì cứ giữ phong tục xưa thì cũng chả sao , vả lại có tin có lành mà lị. Thế nên ngày đầu năm tôi không viết chi cả , vì nếu viết mà cả năm cứ viết liên tu thì hỏng. Viết mất thì giờ lắm, tôi viết ít như vậy mà bao nhiêu việc bị dồn đọng. Và đọc nữa, ngày mồng một năm nay tôi không lên Net, tôi kiêng đọc trên Net vì tôi đọc lòng vòng hết ngày hết tháng ! Đọc và viết mà không làm được việc gì thì có mà.... đói rã họng. Tôi nói cho V nghe như vậy V cười ồ lên " Xời ơi ! Nghe sao mà rão rệu thế , đói gì mà đói rrrrrrrra~ họng ! Chắc là rrrrrrre^.u rạc phải biết ".
Ấy thế ! Kiêng đến thế mà mới mồng 3 tôi đã.... ngứa tay! Ới dân ta.... kiêng chưa chắc đã lành!
Theo Hatnang.com