- Xu
- 458
Bài 2 : Kể về một anh hùng dân tộc.
Bài làm
Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão là danh tướng trăm trận trăm thắng đời Trần. Ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 ( 1285) và lần thứ 3 ( 1288) đánh thắng quân xâm lược Mông- Nguyên.
Phạm Ngũ Lão quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào ( nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông xuất thân trong một gia đình mấy đời làm nghề nông. Người cao to vạm vỡ , có sức khỏe phi thường, văn võ kiêm toàn, giàu chí khí, khao khát lập công danh của đấng tài trai thời loạn, giúp vua cứu đời.
Một hôm, ông ngồi dưới gốc đa đầu làng để vót nan đan sọt. Khi ấy, Trần Quốc Tuấn kéo binh mã từ Vạn Kiếp về Kinh đô Thăng Long đi qua làng Phù Ủng. Quân tiền vệ quát tháo dẹp đường, nhưng ông vẫn ngồi im không cựa quậy. Một sĩ tốt lấy giáo đâm vào đùi, ông vẫn ngồi yên như không hề có chuyện gì xảy ra. Rồi xe Đại Vương đến. Ngài lấy làm lạ hỏi. Ông kính cẩn thưa:
-Xin Đại Vương tha tội. Tôi đang mải nghĩ một việc nên không để ý đến.
Nhìn gương mặt tuấn tú, tướng mạo oai phong của chàng trai, Vương càng lạ. Hỏi đến học hành, kinh truyện, binh thư... chàng trai ứng đối đâu ra đấy. Vương cả mừng, sai người rịt thuốc rồi cho ngồi lên xe sau đưa về Thăng Long sung vào quân cấm vệ, coi giữ binh quyền. Một số tướng tá, sĩ tốt không phục, tâu xin được cùng Phạm Ngũ Lão đọ sức đua tài. Ông đã xin phép Triều đình được về quê một thời gian ngắn để thăm mẹ già và thu xếp việc gia đình. Phạm Ngũ Lão tập phi ngựa, bắn cung, phóng lao, múa giáo. Ông đắp một cái gò lớn ngoài đồng để nhảy qua. Không đầy một tuần trăng, ông luyện nhảy đã làm cho cái gò to trụt thấp xuống quá nửa. Ông còn mang những bao cát lớn nhảy qua mái nhà. Hết hạn nghỉ, ông trở lại Kinh thành. Cuộc đại tỉ thí đã diễn ra tại võ trường Giảng Võ. Các môn côn quyền, phóng lao, phi ngựa, bắn cung...không người nào địch nổi ông. Tay đấm, chân đá, đi lại vùn vụt như bay, đội quân cấm vệ mấy nghìn người phải cúi đầu khâm phục. Tiếng tăm ông lừng lẫy về võ nghệ cao cường. Ông luyện tập quân sĩ ngày một thiện chiến, đặc biệt tướng sĩ coi nhau như cha con, anh em. Sử sách gọi đó là “ Phụ tử chi binh” đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử có nhau. Ông đã tham dự nhiều trận đánh lớn tại ải Nội Bàng, tại Tây Kết, Vạn Kiếp, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng Giang,v.v... xông pha giữa rừng gươm giáo, lập nên bao chiến công hiển hách, từng làm cho Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp,... bạt vía kinh hồn.
Khi vua Vạn Tường dùng hàng nghìn con vui chiến đưa quân sang xâm lấn, đánh phá miền tây Nghệ An, vua đã sai ông đem binh mã đến đánh. Phạm Ngũ Lão đã cho quân mai phục,đào hầm cắm chông, chỉ huy tướng sĩ dùng gộc tre, gậy tre quật làm gãy ngà voi, đập nát chân voi, tiêu diệt đội tượng binh của quân xâm lược.
Phạm Ngũ Lão được triều đình phong làm Điện súy Thượng tướng quân, được Hưng Đạo Vương gả con gái cho. Khi ông qua đời, được đúc tượng đồng thời tại Kiếp Bạc đặt phía dưới bên phải tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Phạm Ngũ Lão hiện còn để lại 2 bài thơ chữ Hán, một bài nói về Hưng Đạo Vương , một bài nhan đề là “ Thuật hoài” được nhiều người truyền tụng. Đây là bài thơ dịch:
Tỏ lòng
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Bài thơ đã thể hiện khẩu khí và cốt cách phi thường của một trang anh hùng Đại Việt thuở “ bình Nguyên”.
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
Bài làm
Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão là danh tướng trăm trận trăm thắng đời Trần. Ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 ( 1285) và lần thứ 3 ( 1288) đánh thắng quân xâm lược Mông- Nguyên.
Phạm Ngũ Lão quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào ( nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông xuất thân trong một gia đình mấy đời làm nghề nông. Người cao to vạm vỡ , có sức khỏe phi thường, văn võ kiêm toàn, giàu chí khí, khao khát lập công danh của đấng tài trai thời loạn, giúp vua cứu đời.
Một hôm, ông ngồi dưới gốc đa đầu làng để vót nan đan sọt. Khi ấy, Trần Quốc Tuấn kéo binh mã từ Vạn Kiếp về Kinh đô Thăng Long đi qua làng Phù Ủng. Quân tiền vệ quát tháo dẹp đường, nhưng ông vẫn ngồi im không cựa quậy. Một sĩ tốt lấy giáo đâm vào đùi, ông vẫn ngồi yên như không hề có chuyện gì xảy ra. Rồi xe Đại Vương đến. Ngài lấy làm lạ hỏi. Ông kính cẩn thưa:
-Xin Đại Vương tha tội. Tôi đang mải nghĩ một việc nên không để ý đến.
Nhìn gương mặt tuấn tú, tướng mạo oai phong của chàng trai, Vương càng lạ. Hỏi đến học hành, kinh truyện, binh thư... chàng trai ứng đối đâu ra đấy. Vương cả mừng, sai người rịt thuốc rồi cho ngồi lên xe sau đưa về Thăng Long sung vào quân cấm vệ, coi giữ binh quyền. Một số tướng tá, sĩ tốt không phục, tâu xin được cùng Phạm Ngũ Lão đọ sức đua tài. Ông đã xin phép Triều đình được về quê một thời gian ngắn để thăm mẹ già và thu xếp việc gia đình. Phạm Ngũ Lão tập phi ngựa, bắn cung, phóng lao, múa giáo. Ông đắp một cái gò lớn ngoài đồng để nhảy qua. Không đầy một tuần trăng, ông luyện nhảy đã làm cho cái gò to trụt thấp xuống quá nửa. Ông còn mang những bao cát lớn nhảy qua mái nhà. Hết hạn nghỉ, ông trở lại Kinh thành. Cuộc đại tỉ thí đã diễn ra tại võ trường Giảng Võ. Các môn côn quyền, phóng lao, phi ngựa, bắn cung...không người nào địch nổi ông. Tay đấm, chân đá, đi lại vùn vụt như bay, đội quân cấm vệ mấy nghìn người phải cúi đầu khâm phục. Tiếng tăm ông lừng lẫy về võ nghệ cao cường. Ông luyện tập quân sĩ ngày một thiện chiến, đặc biệt tướng sĩ coi nhau như cha con, anh em. Sử sách gọi đó là “ Phụ tử chi binh” đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử có nhau. Ông đã tham dự nhiều trận đánh lớn tại ải Nội Bàng, tại Tây Kết, Vạn Kiếp, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng Giang,v.v... xông pha giữa rừng gươm giáo, lập nên bao chiến công hiển hách, từng làm cho Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp,... bạt vía kinh hồn.
Khi vua Vạn Tường dùng hàng nghìn con vui chiến đưa quân sang xâm lấn, đánh phá miền tây Nghệ An, vua đã sai ông đem binh mã đến đánh. Phạm Ngũ Lão đã cho quân mai phục,đào hầm cắm chông, chỉ huy tướng sĩ dùng gộc tre, gậy tre quật làm gãy ngà voi, đập nát chân voi, tiêu diệt đội tượng binh của quân xâm lược.
Phạm Ngũ Lão được triều đình phong làm Điện súy Thượng tướng quân, được Hưng Đạo Vương gả con gái cho. Khi ông qua đời, được đúc tượng đồng thời tại Kiếp Bạc đặt phía dưới bên phải tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Phạm Ngũ Lão hiện còn để lại 2 bài thơ chữ Hán, một bài nói về Hưng Đạo Vương , một bài nhan đề là “ Thuật hoài” được nhiều người truyền tụng. Đây là bài thơ dịch:
Tỏ lòng
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Bài thơ đã thể hiện khẩu khí và cốt cách phi thường của một trang anh hùng Đại Việt thuở “ bình Nguyên”.
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: