- Xu
- 458
Bài 9: Kể vài mẩu chuyện nói về một số loài thú lạ.
Bài làm
Suối Tiên , cá thần và Thần Rắn
Suối tiên ở chân núi Trường Sinh, thuộc bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Qua cầu treo Cẩm Lương và tuyến đường Hồ Chí Minh, độ 2km là có thể tới thăm suối Tiên. Nằm giữa bốn bề núi đã vôi sừng sững, suối Tiên chỉ dài hơn trăm mét, rộng ba, bốn mét, và chỉ sâu khoảng năm, sáu mươi phân. Nước xanh biếc từ trong long núi đá chảy ra, nhưng không bao giờ vơi cạn.
Người dân Mường ở bản Ngọc gọi loài cá ở suối Tiên là cá thần hay cá giốc . Đàn cá đông đúc có tới hàng nghìn con; đầu tựa cá chép, thân giống cá song. Cá rất thân thiện với con người, chúng bơi lội đùa giỡn. Bụng cá thần óng ánh màu bạc, lưng màu đen, điểm sắc vàng, môi, vây và đuôi màu đỏ hoặc ngũ sắc, trông rất đẹp. Cá thần, loại nhỏ độ 3,4 kg, loại to nặng đến 9,10 kg; có những con cá chúa nặng 20,30 kg. Nếu một du khách nào đó thò tay xuống nước, tức thì hàng chục con cá tiên bơi đến, lượn vòng như thăm hỏi chuyện trò thân tình.
Ở suối Tiên, ngoài cá giốc, còn có cá chài, cá mại, nhỏ bé, hình thù nhiều hoa văn, đủ màu sắc đầy ấn tượng.
Ban ngày, đàn cá thần bơi lượn chào đón du khách, đêm đêm lại chui vào hang trú ẩn.
Ngược dòng suối Tiên, lần lên đỉnh dãy Trường Sinh, du khách sẽ đến động Đăng ở độ cao gần 100m so với mặt đất. Trong động có nhiều hang, vách hang, vòm hang lấp lánh thạch nhũ với đủ màu sắc, dáng hình linh vật huyền bí. Bên cạnh suối Ngọc có đền thờ Thần Rắn. Truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: Thưở xa xưa, bản Ngọc thường bị hạn hán. Có hai vợ chồng nghèo, hiếm muộn con, hằng ngày vẫn ra suối trồng trọt, hái rau rừng và bắt tôm cá. Một hôm, người vợ vớt được quả trứng lạ. Mấy lần thả trứng xuống nước, nhưng chẳng bắt được con tôm cá nào cả, chỉ mò được quả trứng ấy. Ba bốn lần như vậy, thấy lạ, hai vợ chồng đem quả trứng về, cho gà ấp thử. Một thời gian sau, trứng nở ra một con rắn. Ông lão mang rắn ra thả vào suối Ngọc, nhưng cứ sang thả thì chiều tối rắn lại bò về nhà,sống thân quen như những con vật khác. Ông bà yêu quý, chăm sóc như con cháu trong gia đình. Từ khi có rắn, mùa màng tốt tươi, thú dữ không về quấy phá nữa, dân bản Mường được sống ấm no, yên vui. Họ yêu quý gọi là chàng Rắn. Nhiều năm thanh bình trôi qua, bỗng một đêm mưa to gió lớn, sấm sét rung chuyển núi rừng. Sáng ra, dân bản thấy xác chàng Rắn dưới chân núi Trường Sinh, bên bờ suối Ngọc. Thần linh đã báo mộng cho dân bản biết, chàng Rắn đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống loài thủy quái kéo đến tàn phá làng bản, núi rừng thân yêu. Ngọc Hoàng đã phong Thần cho chàng với chức Tứ phủ Long Vương. Nhân dân đã lập đền thờ bên bờ suối để tưởng nhớ công ơn. Từ đó, suối Tiên có cá thần ngày đêm về chầu Thần và canh gác nơi đền Ngọc. Với đức tin suối cá là cõi linh thiêng để che chở cho bản làng; sự sung túc của đàn cá trong dòng suối là sự bình yên, no ấm hạnh phúc cho cuộc sống dân làng, cho nên từ bao đời nay, bà con dân tộc Mường quanh núi Trường Sinh luôn giữ loài cá thiêng này. Do đó, đàn cá thần ở suối Tiên ngày một thêm đông đúc và to ra; những con cá chúa lừng lững như những thủy thần ngày một thêm nhiều.
Suối Tiên nơi miền tây Thanh Hóa là điểm du lịch nổi tiếng đối với hàng triệu người gần xa. Vẻ đẹp hoang sơ, hữu hình của thiên nhiên, màu sắc huyền thoại của suối Tiên , cá thần. Thần Rắn… càng trở nên hấp dẫn. Hãy đến thăm suối Tiên, chiêm ngưỡng đàn cá thần, và thắp lên một nén nhang nơi đền thờ Thần Rắn để cầu may, cầu phúc…
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
Bài làm
Suối Tiên , cá thần và Thần Rắn
Suối tiên ở chân núi Trường Sinh, thuộc bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Qua cầu treo Cẩm Lương và tuyến đường Hồ Chí Minh, độ 2km là có thể tới thăm suối Tiên. Nằm giữa bốn bề núi đã vôi sừng sững, suối Tiên chỉ dài hơn trăm mét, rộng ba, bốn mét, và chỉ sâu khoảng năm, sáu mươi phân. Nước xanh biếc từ trong long núi đá chảy ra, nhưng không bao giờ vơi cạn.
Người dân Mường ở bản Ngọc gọi loài cá ở suối Tiên là cá thần hay cá giốc . Đàn cá đông đúc có tới hàng nghìn con; đầu tựa cá chép, thân giống cá song. Cá rất thân thiện với con người, chúng bơi lội đùa giỡn. Bụng cá thần óng ánh màu bạc, lưng màu đen, điểm sắc vàng, môi, vây và đuôi màu đỏ hoặc ngũ sắc, trông rất đẹp. Cá thần, loại nhỏ độ 3,4 kg, loại to nặng đến 9,10 kg; có những con cá chúa nặng 20,30 kg. Nếu một du khách nào đó thò tay xuống nước, tức thì hàng chục con cá tiên bơi đến, lượn vòng như thăm hỏi chuyện trò thân tình.
Ở suối Tiên, ngoài cá giốc, còn có cá chài, cá mại, nhỏ bé, hình thù nhiều hoa văn, đủ màu sắc đầy ấn tượng.
Ban ngày, đàn cá thần bơi lượn chào đón du khách, đêm đêm lại chui vào hang trú ẩn.
Ngược dòng suối Tiên, lần lên đỉnh dãy Trường Sinh, du khách sẽ đến động Đăng ở độ cao gần 100m so với mặt đất. Trong động có nhiều hang, vách hang, vòm hang lấp lánh thạch nhũ với đủ màu sắc, dáng hình linh vật huyền bí. Bên cạnh suối Ngọc có đền thờ Thần Rắn. Truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: Thưở xa xưa, bản Ngọc thường bị hạn hán. Có hai vợ chồng nghèo, hiếm muộn con, hằng ngày vẫn ra suối trồng trọt, hái rau rừng và bắt tôm cá. Một hôm, người vợ vớt được quả trứng lạ. Mấy lần thả trứng xuống nước, nhưng chẳng bắt được con tôm cá nào cả, chỉ mò được quả trứng ấy. Ba bốn lần như vậy, thấy lạ, hai vợ chồng đem quả trứng về, cho gà ấp thử. Một thời gian sau, trứng nở ra một con rắn. Ông lão mang rắn ra thả vào suối Ngọc, nhưng cứ sang thả thì chiều tối rắn lại bò về nhà,sống thân quen như những con vật khác. Ông bà yêu quý, chăm sóc như con cháu trong gia đình. Từ khi có rắn, mùa màng tốt tươi, thú dữ không về quấy phá nữa, dân bản Mường được sống ấm no, yên vui. Họ yêu quý gọi là chàng Rắn. Nhiều năm thanh bình trôi qua, bỗng một đêm mưa to gió lớn, sấm sét rung chuyển núi rừng. Sáng ra, dân bản thấy xác chàng Rắn dưới chân núi Trường Sinh, bên bờ suối Ngọc. Thần linh đã báo mộng cho dân bản biết, chàng Rắn đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống loài thủy quái kéo đến tàn phá làng bản, núi rừng thân yêu. Ngọc Hoàng đã phong Thần cho chàng với chức Tứ phủ Long Vương. Nhân dân đã lập đền thờ bên bờ suối để tưởng nhớ công ơn. Từ đó, suối Tiên có cá thần ngày đêm về chầu Thần và canh gác nơi đền Ngọc. Với đức tin suối cá là cõi linh thiêng để che chở cho bản làng; sự sung túc của đàn cá trong dòng suối là sự bình yên, no ấm hạnh phúc cho cuộc sống dân làng, cho nên từ bao đời nay, bà con dân tộc Mường quanh núi Trường Sinh luôn giữ loài cá thiêng này. Do đó, đàn cá thần ở suối Tiên ngày một thêm đông đúc và to ra; những con cá chúa lừng lững như những thủy thần ngày một thêm nhiều.
Suối Tiên nơi miền tây Thanh Hóa là điểm du lịch nổi tiếng đối với hàng triệu người gần xa. Vẻ đẹp hoang sơ, hữu hình của thiên nhiên, màu sắc huyền thoại của suối Tiên , cá thần. Thần Rắn… càng trở nên hấp dẫn. Hãy đến thăm suối Tiên, chiêm ngưỡng đàn cá thần, và thắp lên một nén nhang nơi đền thờ Thần Rắn để cầu may, cầu phúc…
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: