Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Kẻ sĩ chọn cái chết thể hiện chí hướng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 13695" data-attributes="member: 699"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="color: Blue">KẺ SĨ CHỌN CÁI CHẾT THỂ HIỆN CHÍ HƯỚNG</span></p><p></strong> <strong><em><p style="text-align: right">Lê Ngọc Trác</p><p></em></strong></p><p>Một người can đảm chọn cái chết để không mắc tội với vua và quyết không thể trở thành tội nhân của lịch sử và nhân dân. Đó là trường hợp của Trần Bích San, một danh sĩ triều Tự Đức.</p><p></p><p>Trần Bích San hiệu Mai Nham sinh năm 1840, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 1864, ông đỗ giải nguyên. Năm 1865, thi đậu hội nguyên và đình nguyên nên được người đời xưng tụng là "Tam nguyên Vị Xuyên". Trần Bích San là một người tài giỏi, được người đời sánh ngang hàng với Vương Tăng, một danh sĩ đời Tống ở Trung Hoa. Ông được vua Tự Đức trọng dụng, đổi tên là Trần Hy Tăng. Trần Bích San từng được bổ nhiệm làm tuần phủ Hà Nội. Năm 1870, giữ chức lễ bộ sự vụ, được cử đi sứ sang Trung Quốc lo việc mở thương cục. Là một sĩ phu yêu nước, ông ủng hộ những người chống Pháp, kịch liệt phê phán những người bảo hòa, đầu hàng giặc để một phần đất nước rơi vào tay giặc Pháp xâm lược. Tháng 6 năm Đinh Mão (1867), Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Kỳ, với nỗi lòng của một người yêu nước, Trần Bích San đã làm bài thơ "Văn Dương nhân bức thủ Vĩnh, An, Hà tam tỉnh":</p><p></p><p>Nam trung bất khả đạo</p><p>Di lỗ tối tung hoành</p><p>Trực quát tam châu địa</p><p>Hà lao nhất thốn binh</p><p>Linh Châu thành dĩ một</p><p>Tống cảnh hộ thùy quynh</p><p>Lư kỹ do năng sính</p><p>Sài tâm thả nhật sinh</p><p>Chí nhân hoài đế đức</p><p>Thần vũ vọng thiên thanh</p><p>Thử địa đa hào kiệt</p><p>Du du cố quốc tình.</p><p></p><p>(Nam trung thôi hết nói</p><p>Giặc dữ rất tung hoành</p><p>Thẳng chiếm đất ba tỉnh</p><p>Không nhọc sức một binh</p><p>Thành Linh Châu đã mất</p><p>Cửa nước Tống ai canh?</p><p>Khôn lừa càng đua mạnh</p><p>Lòng sói lại nảy sinh</p><p>Nhớ ơn vua nhân hậu</p><p>Mong tiếng trời uy linh</p><p>Đất ấy lắm hào kiệt</p><p>Tình cố quốc mông mênh.</p><p></p><p>(Bản dịch của Chu Thiên)</p><p></p><p>Trước tình cảnh Pháp xâm chiếm đất nước ta, Trần Bích San đã viết bài thơ "Hải đào" với lòng căm thù sâu sắc:</p><p></p><p>Hoàng đường thu dạ tịch</p><p>Ngọa thính hải đào minh</p><p>Quỷ quốc do vi ngạnh</p><p>Ba tâm tự bất bình</p><p>(Phủ đường đêm thu lặng</p><p>Nằm nghe sóng bể gầm</p><p>Bọn quỷ còn ngang ngạnh</p><p>Lòng sóng cũng hờn căm)</p><p></p><p>(Bản dịch của Phùng Uông)</p><p></p><p>Trần Bích San là người có tư tưởng tiến bộ, muốn tiến hành cải cách nước ta về mọi mặt. Ông đã đề nghị triều đình sửa đổi việc đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhân tài, tăng cường củng cố xây dựng quân sự, mở mang công nghiệp, mở các cửa biển để thông thương mua bán với các nước, đưa học sinh du học ở nước ngoài. Trong bài "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa luận", Trần Bích San đã nhấn mạnh đến vai trò của con người trong việc xây dựng đất nước và trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Ông còn tha thiết đề nghị sửa đổi việc triều chính. Tiếc rằng, vua Tự Đức và một số quan lại bảo thủ đã bỏ ngoài tai những ý kiến quý báu, cực kỳ quan trọng của ông cũng như của những sĩ phu tiến bộ thời bấy giờ. Năm 1877, vua Tự Đức cử Trần Bích San dẫn đầu phái đoàn sang Pháp để tiếp tục nghị hòa và thương lượng về vấn đề Nam Kỳ. Đến thời điểm này, Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm được 10 năm. Một số nơi ở miền Trung và miền Bắc, quân Pháp tiếp tục gây hấn và chiếm đóng. Thế mà Tự Đức và triều đình còn "mù mờ", nói chuyện nghị hòa với Pháp, lại chọn một người có tư tưởng tiến bộ, chống Pháp đi đàm phán. Thật là trớ trêu! Từ năm 1862, rồi đến năm 1867, Phan Thanh Giản đã dẫn đầu phái đoàn nghị hòa với Pháp. Kết cuộc Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Đại học sĩ Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản còn bị triều đình cách bỏ chức tước, đục xóa tên ở bia Tiến sĩ. Bài học Phan Thanh Giản đã để lại cho đời nhiều đánh giá khác nhau (có lúc, bị xem như một tội nhân của dân tộc và lịch sử).</p><p></p><p>Ngay sau khi được triều đình cử dẫn đầu phái đoàn đi Pháp để đàm phán, Trần Bích San đã có ngay một sự lựa chọn. Với kẻ sĩ, không nhận nhiệm vụ là chống lại mệnh vua, là bất trung, vâng mệnh vua, đi nghị hòa với giặc, chưa chắc đã thành công. Với một người có tư tưởng chống Pháp, đứng trước bối cảnh lịch sử, trước cán cân lực lượng của ta và địch, trước sự nhu nhược bảo thủ của triều đình, theo Trần Bích San, nghị hòa là bán nước, đầu hàng giặc Pháp, sẽ trở thành tội nhân của dân tộc, đất nước và lịch sử đến muôn đời sau. Thế là sau khi vào triều trở về nhà được 1 ngày, Trần Bích San uống thuốc độc tự tử để phản đối chủ trương nghị hòa của triều đình, thể hiện chí hướng của mình. Ông đã lấy cái chết để thức tỉnh người đang sống. Trước khi tự tử, Trần Bích San đã viết bài thơ tuyệt mệnh, nói lên chí hướng và nỗi lòng của mình đối với tình cảnh của đất nước:</p><p></p><p>Tự sủy tài sơ xỉ vị cường</p><p>Tây sà kim hựu phiếm trùng dương</p><p>Cực tri sơn hải ân tình trọng</p><p>Na quản đông tây đạo lộ trường</p><p>Vạn lý Thiết thành thông dị vực</p><p>Thập niên Ngưu chử ức luân cương</p><p>Hoàng hoa tương mệnh tri hà bổ</p><p>Lại hữu gia du xuất miếu đường.</p><p>(Tự xét tài sơ tuổi chửa bao</p><p>Sứ Tây nay lại vượt ba đào</p><p>Ơn trên non biển còn mang nặng</p><p>Nẻo thẳm đông tây có sá nào</p><p>Muôn dặm Thiết thành non nước lạ</p><p>Mười năm Bến Nghé đắm chìm đau</p><p>Biết mình đi sứ, làm chi được</p><p>Trông cậy triều đình có chước cao.)</p><p></p><p>(Bản dịch của Phùng Uông)</p><p></p><p>Trần Bích San đã để lại cho đời các tác phẩm chính: Thanh tâm tài nhân quốc âm thi, Nhân sự kim giám, Mai Nham thi thảo, Gia huấn ca...</p><p></p><p>Phạm Văn Nghị, một danh sĩ triều Nguyễn đã làm thơ khóc Trần Bích San:</p><p></p><p>Tài ngộ như kim hữu kỉ nhân</p><p>Điều canh trực nghĩ Tống danh thành</p><p>Nhất tâm đoạn thiết duy ưu quốc</p><p>Vạn lí phù sà cảm ái thân</p><p>Sinh dã hữu nhai tùy tạo hóa</p><p>Tử nan minh mục trọng quần thần</p><p>Hoàn danh hoàn cuộc ninh tu thuyết</p><p>Tráng ngã sơn hà khí vị nhân.</p><p>(Tài ngộ xưa nay được mấy ai ?</p><p>So cùng tướng Tống kém chi người</p><p>Một lòng son sắt luôn lo nuớc</p><p>Muôn dặm bè khơi dám tiếc đời</p><p>Sống chỉ có chừng, quyền tạo hóa</p><p>Chết khôn nhắm mắt, nghĩa vua tôi</p><p>Vẹn danh, tròn cuộc không cần nói</p><p>Khí mạnh non sông chửa chút vơi.) </p><p></p><p>(Bản dịch của Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế)</p><p></p><p>Sau này, khi có dịp đi qua Vị Xuyên, quê hương của Trần Bích San, danh tướng Tôn Thất Thuyết, người cầm đầu phong trào Cần Vương, đã làm câu đối viếng Trần Bích San, ca ngợi và thương tiếc một con người tài hoa, trung hiếu của đất nước:</p><p></p><p>Lân quân độc thủ cô thành, quốc trung thần, gia hiếu tử</p><p>Sử ngã kinh qua thử địa, giang bán dạ, nguyệt trung thu</p><p>(Thương ông riêng tấm lòng thành, con hiếu của nhà, tôi trung của nước</p><p>Khiến tôi qua nơi đất cũ, dòng sông đêm vắng, vầng nguyệt giữa thu.)</p><p>(Bản dịch của Hoàng Tạo)</p><p></p><p><strong><em><p style="text-align: right">Lê Ngọc Trác</p><p></em></strong></p><p>----------------------------</p><p>Tài liệu tham khảo & trích dẫn:</p><p>- Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1999)</p><p>- Vương triều cuối cùng của Phạm Minh Thảo (2007)</p><p>- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế (1999)</p><p>- Thơ văn yêu nước của NXB Văn học (1970)</p><p></p><p>Tài liệu được gửi bởi Lê Ngọc Trác từ địa chỉ Email: <a href="mailto:lengoctraclg@yahoo.com">lengoctraclg@yahoo.com</a></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 13695, member: 699"] [B][CENTER][COLOR="Blue"]KẺ SĨ CHỌN CÁI CHẾT THỂ HIỆN CHÍ HƯỚNG[/COLOR][/CENTER][/B] [B][I][RIGHT]Lê Ngọc Trác[/RIGHT][/I][/B] Một người can đảm chọn cái chết để không mắc tội với vua và quyết không thể trở thành tội nhân của lịch sử và nhân dân. Đó là trường hợp của Trần Bích San, một danh sĩ triều Tự Đức. Trần Bích San hiệu Mai Nham sinh năm 1840, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 1864, ông đỗ giải nguyên. Năm 1865, thi đậu hội nguyên và đình nguyên nên được người đời xưng tụng là "Tam nguyên Vị Xuyên". Trần Bích San là một người tài giỏi, được người đời sánh ngang hàng với Vương Tăng, một danh sĩ đời Tống ở Trung Hoa. Ông được vua Tự Đức trọng dụng, đổi tên là Trần Hy Tăng. Trần Bích San từng được bổ nhiệm làm tuần phủ Hà Nội. Năm 1870, giữ chức lễ bộ sự vụ, được cử đi sứ sang Trung Quốc lo việc mở thương cục. Là một sĩ phu yêu nước, ông ủng hộ những người chống Pháp, kịch liệt phê phán những người bảo hòa, đầu hàng giặc để một phần đất nước rơi vào tay giặc Pháp xâm lược. Tháng 6 năm Đinh Mão (1867), Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Kỳ, với nỗi lòng của một người yêu nước, Trần Bích San đã làm bài thơ "Văn Dương nhân bức thủ Vĩnh, An, Hà tam tỉnh": Nam trung bất khả đạo Di lỗ tối tung hoành Trực quát tam châu địa Hà lao nhất thốn binh Linh Châu thành dĩ một Tống cảnh hộ thùy quynh Lư kỹ do năng sính Sài tâm thả nhật sinh Chí nhân hoài đế đức Thần vũ vọng thiên thanh Thử địa đa hào kiệt Du du cố quốc tình. (Nam trung thôi hết nói Giặc dữ rất tung hoành Thẳng chiếm đất ba tỉnh Không nhọc sức một binh Thành Linh Châu đã mất Cửa nước Tống ai canh? Khôn lừa càng đua mạnh Lòng sói lại nảy sinh Nhớ ơn vua nhân hậu Mong tiếng trời uy linh Đất ấy lắm hào kiệt Tình cố quốc mông mênh. (Bản dịch của Chu Thiên) Trước tình cảnh Pháp xâm chiếm đất nước ta, Trần Bích San đã viết bài thơ "Hải đào" với lòng căm thù sâu sắc: Hoàng đường thu dạ tịch Ngọa thính hải đào minh Quỷ quốc do vi ngạnh Ba tâm tự bất bình (Phủ đường đêm thu lặng Nằm nghe sóng bể gầm Bọn quỷ còn ngang ngạnh Lòng sóng cũng hờn căm) (Bản dịch của Phùng Uông) Trần Bích San là người có tư tưởng tiến bộ, muốn tiến hành cải cách nước ta về mọi mặt. Ông đã đề nghị triều đình sửa đổi việc đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhân tài, tăng cường củng cố xây dựng quân sự, mở mang công nghiệp, mở các cửa biển để thông thương mua bán với các nước, đưa học sinh du học ở nước ngoài. Trong bài "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa luận", Trần Bích San đã nhấn mạnh đến vai trò của con người trong việc xây dựng đất nước và trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Ông còn tha thiết đề nghị sửa đổi việc triều chính. Tiếc rằng, vua Tự Đức và một số quan lại bảo thủ đã bỏ ngoài tai những ý kiến quý báu, cực kỳ quan trọng của ông cũng như của những sĩ phu tiến bộ thời bấy giờ. Năm 1877, vua Tự Đức cử Trần Bích San dẫn đầu phái đoàn sang Pháp để tiếp tục nghị hòa và thương lượng về vấn đề Nam Kỳ. Đến thời điểm này, Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm được 10 năm. Một số nơi ở miền Trung và miền Bắc, quân Pháp tiếp tục gây hấn và chiếm đóng. Thế mà Tự Đức và triều đình còn "mù mờ", nói chuyện nghị hòa với Pháp, lại chọn một người có tư tưởng tiến bộ, chống Pháp đi đàm phán. Thật là trớ trêu! Từ năm 1862, rồi đến năm 1867, Phan Thanh Giản đã dẫn đầu phái đoàn nghị hòa với Pháp. Kết cuộc Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Đại học sĩ Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản còn bị triều đình cách bỏ chức tước, đục xóa tên ở bia Tiến sĩ. Bài học Phan Thanh Giản đã để lại cho đời nhiều đánh giá khác nhau (có lúc, bị xem như một tội nhân của dân tộc và lịch sử). Ngay sau khi được triều đình cử dẫn đầu phái đoàn đi Pháp để đàm phán, Trần Bích San đã có ngay một sự lựa chọn. Với kẻ sĩ, không nhận nhiệm vụ là chống lại mệnh vua, là bất trung, vâng mệnh vua, đi nghị hòa với giặc, chưa chắc đã thành công. Với một người có tư tưởng chống Pháp, đứng trước bối cảnh lịch sử, trước cán cân lực lượng của ta và địch, trước sự nhu nhược bảo thủ của triều đình, theo Trần Bích San, nghị hòa là bán nước, đầu hàng giặc Pháp, sẽ trở thành tội nhân của dân tộc, đất nước và lịch sử đến muôn đời sau. Thế là sau khi vào triều trở về nhà được 1 ngày, Trần Bích San uống thuốc độc tự tử để phản đối chủ trương nghị hòa của triều đình, thể hiện chí hướng của mình. Ông đã lấy cái chết để thức tỉnh người đang sống. Trước khi tự tử, Trần Bích San đã viết bài thơ tuyệt mệnh, nói lên chí hướng và nỗi lòng của mình đối với tình cảnh của đất nước: Tự sủy tài sơ xỉ vị cường Tây sà kim hựu phiếm trùng dương Cực tri sơn hải ân tình trọng Na quản đông tây đạo lộ trường Vạn lý Thiết thành thông dị vực Thập niên Ngưu chử ức luân cương Hoàng hoa tương mệnh tri hà bổ Lại hữu gia du xuất miếu đường. (Tự xét tài sơ tuổi chửa bao Sứ Tây nay lại vượt ba đào Ơn trên non biển còn mang nặng Nẻo thẳm đông tây có sá nào Muôn dặm Thiết thành non nước lạ Mười năm Bến Nghé đắm chìm đau Biết mình đi sứ, làm chi được Trông cậy triều đình có chước cao.) (Bản dịch của Phùng Uông) Trần Bích San đã để lại cho đời các tác phẩm chính: Thanh tâm tài nhân quốc âm thi, Nhân sự kim giám, Mai Nham thi thảo, Gia huấn ca... Phạm Văn Nghị, một danh sĩ triều Nguyễn đã làm thơ khóc Trần Bích San: Tài ngộ như kim hữu kỉ nhân Điều canh trực nghĩ Tống danh thành Nhất tâm đoạn thiết duy ưu quốc Vạn lí phù sà cảm ái thân Sinh dã hữu nhai tùy tạo hóa Tử nan minh mục trọng quần thần Hoàn danh hoàn cuộc ninh tu thuyết Tráng ngã sơn hà khí vị nhân. (Tài ngộ xưa nay được mấy ai ? So cùng tướng Tống kém chi người Một lòng son sắt luôn lo nuớc Muôn dặm bè khơi dám tiếc đời Sống chỉ có chừng, quyền tạo hóa Chết khôn nhắm mắt, nghĩa vua tôi Vẹn danh, tròn cuộc không cần nói Khí mạnh non sông chửa chút vơi.) (Bản dịch của Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế) Sau này, khi có dịp đi qua Vị Xuyên, quê hương của Trần Bích San, danh tướng Tôn Thất Thuyết, người cầm đầu phong trào Cần Vương, đã làm câu đối viếng Trần Bích San, ca ngợi và thương tiếc một con người tài hoa, trung hiếu của đất nước: Lân quân độc thủ cô thành, quốc trung thần, gia hiếu tử Sử ngã kinh qua thử địa, giang bán dạ, nguyệt trung thu (Thương ông riêng tấm lòng thành, con hiếu của nhà, tôi trung của nước Khiến tôi qua nơi đất cũ, dòng sông đêm vắng, vầng nguyệt giữa thu.) (Bản dịch của Hoàng Tạo) [B][I][RIGHT]Lê Ngọc Trác[/RIGHT][/I][/B] ---------------------------- Tài liệu tham khảo & trích dẫn: - Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1999) - Vương triều cuối cùng của Phạm Minh Thảo (2007) - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế (1999) - Thơ văn yêu nước của NXB Văn học (1970) Tài liệu được gửi bởi Lê Ngọc Trác từ địa chỉ Email: [email]lengoctraclg@yahoo.com[/email] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Kẻ sĩ chọn cái chết thể hiện chí hướng
Top