[FONT="]KẾ SÁCH TRỊ NƯỚC CỦA NGUYÊN PHI Ỷ LAN[/FONT]
Một hôm, vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu: Muốn nước giàu, dân mạnh, điều hệ trọng là phải biết nghe điều can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh, điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người, tự mình tu điều đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Xưa nay, ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai cậy vào sức thì sẽ mất. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở vị trí chứ không phải ở sức, thu tấm lòng thiên hạ ở nhân chứ không ở bạo. Hội đủ điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
Lý Thánh Tông nghe Nguyên Phi Ỷ Lan tâu phục lắm, từ đó có việc gì hệ trọng, bao giờ vua cũng hỏi Ỷ Lan, xem Ỷ Lan không chỉ là người vợ yêu mà còn là người cộng sự uyên bác.
Lần khác, nhân đề cập tới vấn đề an ninh của quốc gia, Ỷ Lan nên lên cho vua một ý kiến khác thường! Ỷ Lan nói: Các bậc đế vương xưa không sợ dân nghèo mà sợ nước không yên! “ Vua ngạc nhiên hỏi, Ái phi nói lạ! Nước yên mà nghèo thì sướng gì! Ỷ Lan tâu: “ Giàu mà không yên thì lúa có đầy kho cũng không ngồi mà an hưởng được”. Vua nói : “ Nhưng sự không yên có phải sự không giàu mà ra đâu?”. Muôn tâu bệ hạ - Ỷ Lan đáp: “ Chẳng phải sự giàu mà từ sự muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm, người nghèo muốn nên giàu. Cả thiên hạ ai mà chẳng muốn giàu, tính tham dục tự nhiên đã có sẵn trong lòng. Vì muốn giàu, kẻ này bất nhân tàn ác, kẻ kia sinh lòng phản trắc, xem nhẹ tình cốt nhục cha con, anh em. Họ đâu biết lễ nghĩa liêm sỉ là gì nữa. Cho nên nếu không biết đến lễ nghĩa, dân càng giàu, nước càng yếu!” Vua hỏi, vậy trẫm phải làm gì? Ỷ Lan đáp: Bệ hạ đã thương dân như con thì nên có chung sự răn dạy rộng rãi bắt buộc đồi với mọi người. Bao giờ từ quan đến dân biết trọng tư cách làm người hơn tham vọng làm giàu, biết kiềm chế lòng tham dục thì ngày ấy nước mới có kỷ cương, phép tắc mới trở nên vững vàng được. Một bậc minh quân chính là phải kiềm chế được ý muốn làm giàu vô hạn của kẻ có chức có quyền, phải lo cho dân mỗi nhà phải có bát ăn, bát để!.
Một lần khác, nhân bàn đến việc trị nước của các bậc đế vương, vua phàn nàn ở các lộ phủ, tệ hối lộ bức bách dân lành thường xảy ra. Ỷ Lan tâu “ Thói thường quyền lực và danh vọng dễ làm thay đổi lòng người. Những kẻ có quyền lực chỉ giết được người chứ không giết được lòng. Người có đức lấy đạo khoan mà phục được dân, còn người thường phải lấy cách nghiêm trị dân mới được. Ví như lửa nóng dân trông thấy mà sợ. Cho nên chết vì lửa thì ít, nước mát dân khinh nhờn, cho nên chết vì nước thì nhiều. Thế mới biết đạo khoan là khó. Vua hỏi, vậy trẫm nên dùng đạo khoan hay cách nghiêm?. Ỷ Lan tâu, người giỏi trị nước phải biết kết hợp cả hai mặt. Khoan dung và nghiêm lệnh như sự phối hợp giữa hai bàn tay phải trái của một con người. Nhưng từ biết đến làm, từ hỏng đến làm được là một chặng đường dài. Người có tấm lòng sẽ đi được chặng thứ nhất, người biết sửa mình sẽ đi được cả hai chặng đường.
Đánh giá đúng Ỷ Lan là người tài giỏi nên năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt cất quân đi đánh giặc Chiêm Thành thường hay quấy phá nước ta, Lý Thánh Tông giao cho Ỷ Lan thay vua cầm quyền trị nước, không phải giao cho hoàng hậu Thượng Dương, cũng không trao cho tể tướng giỏi như Lý Đạo Thành.
Sử cũ chép rằng: “ Bà Nguyên Phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến dân tâm hòa hiệp, cõi nước thanh bình. Dân gian sùng phật đã tôn bà là “ Quan Âm nữ” ( Đại Việt sử ký toàn thư). Cho nên cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII có thể gọi là: “ Thời đại Ỷ Lan” của Thăng Long – Đại Việt. Và cho đến nay, dân gian xứ Bắc còn truyền tụng nhiều câu chuyện về Ỷ Lan mà người ta thường gọi là Bà Tấm của xứ Bắc.
Theo NXBLD.