- Xu
- 458
Bài 3 : Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Bài làm
Chim họa mi
Ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang…có nhiều chim họa mi. Trong thế giới loài chim có nhiều giống chim đẹp, chim có giọng hót mê li: chim yến, chim khướu, chim sơn ca, chim chích chòev.v… Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả b ó ng , nời vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von…ta lắng tai nghe mà thấy yêu đời kỳ lạ. Tiếng chim của đất trời đối với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống.
Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim họa mi. Năm học lớp Ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em nằm chập chờn bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lảnh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót họa mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bó ng chiều buông. Em thấy thanh thản lâng lâng. Em ngủ say lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim họa mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy họa mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu em ngỡ, họa mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông họa mi không rực rỡ sặc sỡ như hoàng yến, như chim thiên đường…mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành long trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “ mi vẽ” ấy là “ họa mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng? Cái mỏ màu gà, cái cổ rướn cao…họa mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Họa mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần đã làm cho em khỏe bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim họa mi bay đi đến vườn quê nào, cánh rừng nào, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe họa mi hót.
Về lại thành phố, em nói lại với bố mẹ về tiếng chim họa mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sỹ quan Công an Biên phòng Tây Bắc . Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà, và mang về cho em một đôi chim họa mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn. Cả nhà ai cũng vui thích về đôi chim họa mi ấy. Anh trai em còn cho biết : “Ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim họa mi, không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của họa mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm!...”
Rồi không biết ai xui, độ tháng sau, em mở lồng cho him họa mi bay đi. Em viết thư cho anh trai : “Anh ơi, họa mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim họa mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền đó. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em?...Mẹ em bảo : “ Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim? Vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là phải đạo…”
Nguyễn Thúy Hồng
Long Biên- Hà Nội
Bài làm
Chim họa mi
Ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang…có nhiều chim họa mi. Trong thế giới loài chim có nhiều giống chim đẹp, chim có giọng hót mê li: chim yến, chim khướu, chim sơn ca, chim chích chòev.v… Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả b ó ng , nời vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von…ta lắng tai nghe mà thấy yêu đời kỳ lạ. Tiếng chim của đất trời đối với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống.
Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim họa mi. Năm học lớp Ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em nằm chập chờn bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lảnh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót họa mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bó ng chiều buông. Em thấy thanh thản lâng lâng. Em ngủ say lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim họa mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy họa mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu em ngỡ, họa mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông họa mi không rực rỡ sặc sỡ như hoàng yến, như chim thiên đường…mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành long trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “ mi vẽ” ấy là “ họa mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng? Cái mỏ màu gà, cái cổ rướn cao…họa mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Họa mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần đã làm cho em khỏe bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim họa mi bay đi đến vườn quê nào, cánh rừng nào, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe họa mi hót.
Về lại thành phố, em nói lại với bố mẹ về tiếng chim họa mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sỹ quan Công an Biên phòng Tây Bắc . Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà, và mang về cho em một đôi chim họa mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn. Cả nhà ai cũng vui thích về đôi chim họa mi ấy. Anh trai em còn cho biết : “Ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim họa mi, không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của họa mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm!...”
Rồi không biết ai xui, độ tháng sau, em mở lồng cho him họa mi bay đi. Em viết thư cho anh trai : “Anh ơi, họa mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim họa mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền đó. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em?...Mẹ em bảo : “ Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim? Vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là phải đạo…”
Nguyễn Thúy Hồng
Long Biên- Hà Nội