Kể lại một câu chuyện cổ tích (Chân trời sáng tạo – Văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Kể lại một câu chuyện cổ tích là dùng lời kể của chính mình kể lại trung thành với cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện gốc. Để làm tốt, trước hết phải lắng nghe, đọc thật kĩ câu chuyện cổ tích đó. Nhân vật chính phải là người hay sự vật, con người… xuất hiện trong toàn bộ câu chuyện; Sự kiện, tình tiết chính là những sự việc xoay quanh nhân vật chính.

Trước khi, viết được một bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại kiến thức và kĩ năng viết đã được trình bày trong sách giáo khoa bộ Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6.

Kể lại một câu chuyện cổ tích (Chân trời sáng tạo - Văn 6)- vnkienthuc.png



Kể lại một câu chuyện cổ tích

1. Yêu cầu kiến thức

- Kể lại một truyện cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện cổ tích đã học, đã đọc hoặc đã nghe.
- Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích không phải là chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi thức tự, cách đặt câu thêm vào một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tưởng của mình.

2. Trước khi viết

a. Chuẩn bị nội dung viết

- Chọn truyện cổ tích để kể
- Nên chọn truyện cổ tích mà em yêu thích có nội dung hấp dẫn, giàu ý nghĩa, có độ dài vừa phải. Nếu được chỉ định kể lại một truyện cổ tích cụ thể hãy đọc kĩ truyện để nắm được các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
- Chọn ngôi kể là ngôi thứ ba.
- Lập bảng tóm tắt: Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện theo một trình tự hợp lí thời gian trước – sau, quan hẹ nguyên nhân – kết quả) để dễ dành ghi nhớ và viết lại.
- Xác định từ ngữ then chốt.
- Dự kiến những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào (trong đó hỏi cách kết thúc truyện)

b. Tìm ý
Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:
-Truyện cổ tích kể lại chuyện gì?
- Truyện có những sự việc và nhân vật nào?
- Diễn biến của câu chuyện
- Có thể kể sáng tạo về chuyện này như thế nào? Truyện gợi cho em những suy nghĩ gì, cảm xúc gì?

c. Lập dàn ý
Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được phải sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn gồm có:
Mở bài: Giới thiệu truyện sẽ kể lại
Thân bài: Dựa vào các sự việc chính trong truyện, hãy kể lại lời văn của em.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện.

3. Luyện viết
Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

4. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Kiểm tra lại dàn ý và bài văn đã làm: Bài viết đã thể hiện đúng nội dung truyện chưa? Có điểm gì sáng tạo trong nội dung và cách kể chuyện? Chẳng hạn thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tưởng của người viết.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức và kĩ năng viết kể lại một câu chuyện cổ tích. Hi vọng, sau bài viết này, các bạn sẽ có những bài văn thật hay về đề bài kể lại một câu chuyện cổ tich. Bên dưới bài viết này, chúng tôi đã đưa ra một bài văn mẫu, các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc
 
Bài văn mẫu: Kể lại một truyện cổ tích hay truyền thuyết

Kể lại một câu chuyện cổ tích (Chân trời sáng tạo - Văn 6)- vnkienthuc.png

Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại chuyện “Bánh chưng, bánh giầy” theo lời văn của em

Bài viết tham khảo


Chuyện kể rằng Hùng Vương khi về già muốn có người nối ngôi, vua cha hy vọng rằng người nối ngôi phải là người có đức, có tài và hợp ý mình, nên truyền cho các con làm cỗ lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý nhà vua thì được truyền ngôi.

Khác với những người anh của mình, ai cũng sắm sửa cao lương mĩ vị, của ngon vật lạ thì Lang Liêu, người em út trong nhà vốn chịu nhiều thiệt thòi vì mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất buồn, không biết làm gì để tế lễ Tiên Vương. Là người quen công việc đồng áng lại cần cù chịu khó nên trong nhà lúa gạo là nhiều chứ của ngon vật hiếm thì chẳng có gì, tìm đâu ra của quý trên rừng dưới biển. Nhờ ăn ở hiền lành lại tốt bụng, Lang Liêu được một vị thần giúp đỡ và báo mộng trong giấc mơ của mình: “Trong trời đất không có thứ gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà con người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều thì được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. Là người hiểu biết, ham học hỏi và sáng tạo, trân quý sức lao động và giá trị hạt gạo nên chàng đã lấy gạo làm bánh, lựa chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, tròn mẩy với nhân đậu xanh và thịt lợn, lá dong làm vỏ gói bánh và nấu nhừ. Sau đó đem giã gạo nếp, nặn thành hình tròn.

Ngày hẹn đã đến, các hoàng tử ai nấy cũng đều mang những sơn hào hải vị tìm khắp cả nước để dâng lên vua. Đến lượt Lang Liêu, chỉ có hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy được làm từ gạo nếp, nó không phải là sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng rất ngạc nhiên, Lang Liêu kể về giấc mơ và giải thích ý nghĩa cho vua cha nghe. Vua thấy rất ngon và có ý nghĩa nên nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu.

Và kể từ đó món bánh chưng bánh giầy ra đời, cứ dịp Tết đến xuân về thì không bao giờ thiếu hai loại bánh này.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top