Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới



1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI

- Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về CNXH khoa học, xác định lại thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều chặng.
- Đại hội VI đã đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường đầu tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặng đường tiếp theo”.
- Trước mắt, trong 5 năm 1986 – 1990, tập trung sức người, sức của, thực hiện những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu.


2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
* Thành tựu
:
- Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội;
- Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội:
+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, mẫu mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi.
+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể.
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

* Hạn chế
- Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng.
- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.
- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, hối lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương… vẫn còn khá nặng nề và phổ biến.



ST
 
Ngày nay xu thế hội nhập khu vực, thế giới và sự phát triển không ngừng của phương thức sản xuất đã chi phối ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự chi phối đó .Nền kinh tế nước ta kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành, kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau.Điều đó đã đặt ra cho các cơ quan Nhà nước về quản lý kinh tế phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ, chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế , từ đó tạo ra một mức độ can thiệp hợp lý của Nhà nước vào nền kinh tế.

Thực tế đã chứng minh rằng, bằng công tác kế hoạch hoá Nhà nước ta đã thực sự có trong tay một công cụ hiệu quả trong việc điều tiết thị trường qua đó gián tiếp điều tiết nền kinh tế. Do vậy đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân trở thành một vấn đề hết quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta. Khi công tác kế hoạch hoá được đổi mới và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, sẽ tạo ra một sự hợp lý về mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường, từ đó phân định rõ ràng “sân chơi” của chúng trong một nền kinh tế có định hướng như của Việt Nam.

Vấn đề đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở nước ta luôn là vấn đề được quan tâm chú ý ở tất cả các giai đoạn phát triển, vấn đề này luôn được đề cập ở tất cả các kỳ họp đại hội của Đảng. Thông qua việc phân tích bản chất của công tác kế hoạch hoá và thực trạng của nền kinh tế nước ta và những yếu tố tác động khác qua từng thời kỳ nhất định, chúng ta đã xác định được những công việc phải làm để đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam. Và như Đảng và Nhà nước đã xác định thì đổi mới công tác kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội là trọng tâm của công cuộc đổi mới kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/DA360.pdf[/PDF]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top