Định hướng học tập thường xuyên trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

Hide Nguyễn

Du mục số
Tại các nước phát triển, xã hội học tập gắn với trường đại học đã định hướng và phát triển từ lâu song ở Việt Nam chúng ta hiện nay đang trong quá trình thử nghiệm. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lước phát triển nhân lực quốc qua thông qua học tập thường xuyên dành cho người lớn.

Luật Giáo dục 2019 sắp có hiệu lực có nhiều điểm mới cơ bản mang tính đột phá, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam thành một nền giáo dục mở, liên thông, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Luật Giáo dục 2019 đã phản ánh những thay đổi mang tính chiến lược đối với phạm vi, tính chất, quyền hạn và sứ mệnh của GDTX trong giai đoạn mới.

Theo báo GDTĐ, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã họp lần 4 để tiếp tục chuẩn bị cho những văn kiện chính sách quan trọng về giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới, thực hiện triển khai Luật Giáo dục 2019.

GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực – chủ trì. Cùng tham gia có ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; các ủy viên Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời; các chuyên gia và đại diện một số Sở GD&ĐT, trường ĐH và tổ chức quốc tế; vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT).

Phiên họp lần thứ 4 của Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.

Phiên họp lần thứ 4 của Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.

img2473-qsnd.jpg
GS.TS Phạm Tất Dong phát biểu tại phiên họp.
GS.TS Phạm Tất Dong khẳng định: Quyết định 89/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt 7 Đề án xây dựng xã hội học tập từ năm 2012 đến năm 2020 đã tạo nên một phong trào học tập trong nhân dân thông qua các cuộc vận động xây dựng các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập trên địa bàn hành chính cấp xã. Cũng xuất phát từ Quyết định 89/QĐ-TTg, Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT được ban hành. Từ đây hình thành nên mô hình cộng đồng học tập cấp xã – một mô hình ngày càng thể hiện ý nghĩa của nó trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.

Về phương diện xây dựng thiết chế giáo dục không chính quy gắn với cộng đồng, trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của ngành giáo dục và của Hội Khuyến học, chúng ta về cơ bản đã phủ kín Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn xã, phường và thị trấn. Một công việc được giải quyết nhanh chóng mà mang lại kết quả hơn sự mong đợi.

Giáo dục người lớn trong hệ thống giáo dục thường xuyên ngày càng được nhân dân cũng như chính quyền và đảng bộ địa phương nhận thức đầy đủ hơn. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm học tập cộng đồng đã trở thành một quyết định của Chính phủ (Quyết định 971/QĐ-TTg). Mặt khác, chức năng dạy nghề của Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng dần dần được xác định.

Việc học tập của người lớn trong mấy năm gần đây đã được xã hội quan tâm nhiều hơn trước. Các trường ĐH, các doanh nghiệp và nhiều lực lượng xã hội đã đặt giáo dục người lớn vào kế hoạch phát triển của mình. Trước bối cảnh đó, đi tìm giải pháp thúc đẩy giáo dục thường xuyên không còn ở bình diện vi mô, mà đã trở thành vấn đề mang tính vĩ mô, không còn là công việc của ngành giáo dục và Hội Khuyến học, mà trở thành một sự nghiệp giáo dục quốc gia.

Trên cơ sở những yêu cầu phát triển nền kinh tế số và xây dựng hạ tầng cơ sở hóa cho toàn bộ hoạt động xã hội, GS Nguyễn Tất Dong đưa ra một số vấn đề cần được đặt trong sự tính toán, cân nhắc tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống giáo dục thường xuyên.

Trong đó nhấn mạnh vai trò của trường ĐH đối với giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục thường xuyên phải gắn kết với trường ĐH để công tác đào tạo của mình vượt ra khỏi phổ cập giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa phổ thông. Thành lập một số trường ĐH cộng đồng hoặc khoa giáo dục người lớn trong trường ĐH.

Cùng với đó, giảm đầu mối các tổ chức có chức năng giáo dục thường xuyên như nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bưu điện văn hóa xã và trung tâm học tập cộng đồng bằng cách sáp nhập lại trở thành một cơ sở giáo dục, đầu tư ngân sách nhà nước và vận động xã hội hóa, có thể gọi tên là Cung (Trung tâm) Học tập suốt đời hay Trung tâm giáo dục người lớn.

img2479-zjjl.jpg
Chuyên gia phát biểu tại phiên họp.
GS Nguyễn Tất Dong cũng cho rằng, Nhà nước có chính sách huy động cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trung học phải thực hiện chương trình phổ cập học vấn ĐH để nâng cao chất lượng công việc tại nơi làm việc. Mở khoa Sư phạm về phương pháp và nội dung giáo dục người lớn ở các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên về giáo dục người lớn tại các cơ sở giáo dục không chính quy dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người cao tuổi, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của đối tượng này…

Tại phiên họp, các đại biểu cùng trao đổi về định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục thường xuyên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045; đồng thời góp ý cho dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 49 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025 do Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: báo Giaoducthoidai
 
Sửa lần cuối:
việc phát triển giáo dục thường xuyên (GDTX) theo hướng mở, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập (XHHT) là một tiến trình có nhiều rào cản. Vượt qua rào cản về nhận thức chỉ là bước đi đầu tiên. Chuyển nhận thức thành chính sách và chuyển chính sách thành hành động cụ thể là những công việc khó khăn hơn nhiều.

Xu hướng giáo dục hiện đại phải mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người được học tập trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với nhiều phương pháp giáo dục, trong đó phải chú trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học - Ông Cao Đình Hòe.

Khái niệm giáo dục thường xuyên cho người lớn ở đây, theo cách hiểu đã được đưa ra trong khuyến nghị về giáo dục và học tập người lớn, bao gồm tất cả những ai đã rời ghế nhà trường hoặc chưa từng cắp sách đến trường, nay cần hoặc muốn tiếp tục học tập, kể cả những người chưa đến tuổi trưởng thành.

Như vậy GDTX là lĩnh vực mở rộng nhất trong giáo dục. Nó phải mở cho bất kỳ ai có nhu cầu đến với giáo dục sau khi rời ghế nhà trường hoặc chưa từng đến trường, từ những đứa trẻ đường phố, đến những người lao động, những người về hưu. Trên thực tế, từ khi triển khai các đề án xây dựng XHHT đến nay, GDTX nước ta đã đặt cho mình mục tiêu và nhiệm vụ mở cho mọi người như vậy.
Nhiều cách thức tổ chức GD mở

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Trên thế giới hiện có nhiều mô hình chính sách và cũng có nhiều cách tổ chức thực hiện giáo dục mở. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải trả lời trước hết các câu hỏi: Mở cho ai? Mở đến đâu và mở như thế nào?

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến phân tích: Trả lời câu hỏi “mở cho ai?” là mở cho những người lớn theo học GDTX. Khái niệm người lớn ở đây, theo cách hiểu đã được đưa ra trong khuyến nghị về giáo dục và học tập người lớn, bao gồm tất cả những ai đã rời ghế nhà trường hoặc chưa từng cắp sách đến trường, nay cần hoặc muốn tiếp tục học tập, kể cả những người chưa đến tuổi trưởng thành.

Như vậy GDTX là lĩnh vực mở rộng nhất trong giáo dục. Nó phải mở cho bất kỳ ai có nhu cầu đến với giáo dục sau khi rời ghế nhà trường hoặc chưa từng đến trường, từ những đứa trẻ đường phố, đến những người lao động, những người về hưu. Trên thực tế, từ khi triển khai các đề án xây dựng XHHT đến nay, GDTX nước ta đã đặt cho mình mục tiêu và nhiệm vụ mở cho mọi người như vậy.

Để trả lời câu hỏi “mở đến đâu?”, cần nhận dạng những rào cản trên con đường đến với GDTX. Với định hướng xây dựng XHHT từ cơ sở, GDTX nước ta đã phát triển mạnh thông qua một mạng lưới cơ sở giáo dục đa dạng và linh hoạt. Đó là các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm GDTX, trung tâm ngoại ngữ, tin học đến các cơ sở văn hóa, giáo dục khác, các trường lớp chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy, xét về phạm vi cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục, GDTX đã mở đến mức đủ để đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người lớn.

Tuy nhiên, do vẫn tổ chức theo kiểu giảng dạy truyền thống “mặt đối mặt” nên GDTX vẫn đứng trước nhiều rào cản. Đầu tiên là rào cản về nơi học và thời gian học, khiến người lớn rất bị động trong việc theo học. Tiếp đến là rào cản về cách học và nội dung học khiến người lớn không phát huy được tính chủ động và những kiến thức cùng kinh nghiệm đã tích lũy được qua công việc và cuộc sống. Cuối cùng là rào cản về tài chính, gắn liền với các khoản chi mà người học phải trả, bao gồm học phí, tiền mua tài liệu. Để trả lời câu hỏi: “Mở như thế nào?” là đề cập đến hệ thống giải pháp phát triển GDTX theo hướng mở.

6-7-1-tnrb.jpg
Xu hướng giáo dục hiện đại phải mở rộng cơ hội học tập suốt đời. Ảnh: Minh Phong

Nhận diện nội hàm của GD mở

Theo ông Cao Đình Hòe - Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, nội hàm “giáo dục mở” của hệ thống giáo dục mở thể hiện về các phương diện: Mở về đối tượng, địa điểm, thời gian, phương pháp, phương tiện, ý tưởng và nội dung học tập.

Thứ nhất, mở về đối tượng học tập, ông Cao Đình Hòe phân tích: Mọi người chưa được tiếp cận giáo dục ban đầu, nay đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai, không có rào cản việc học tập của bất cứ ai.

Thứ hai, mở về địa điểm học tập. Mỗi người học sẽ chủ động lựa chọn địa điểm học tập như tại Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà…

Thứ ba, mở về thời gian học tập. Việc học không chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà người học có thể tham gia trong lúc làm việc, hội họp, nghỉ ngơi, giao lưu. Như vậy, việc học không chỉ ở lứa tuổi đến trường mà diễn ra trong suốt cuộc đời.


Thứ tư, mở về phương pháp học tập. Với người lớn, có thể theo phương pháp truyền thống như tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, tự học có hướng dẫn và tự học độc lập.

Xu hướng giáo dục hiện đại phải mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người được học tập trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với nhiều phương pháp giáo dục, trong đó phải chú trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Ông Cao Đình Hòe

Thứ năm, mở về phương tiện học tập. Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, việc sử dụng các công nghệ học tập ngày càng được ứng dụng như TV, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động.

Thứ sáu, mở về ý tưởng học tập. Những ý tưởng cần được đặt ra cho người học là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp…

Thứ bảy, mở về nội dung học tập. Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu tiếp cận nhanh với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nội dung học tập trong hệ thống GDTX cũng mở ra những hướng mới.

Đó là, phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp; Tăng các chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất; Mở rộng các chương trình mở mang nghề ở địa phương; Đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ chức năng; Tiến hành đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững vào Trung tâm GDTX và Trung tâm Học tập cộng đồng; Xây dựng các chương trình phục vụ phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh…

Theo Giaoducthoidai
 
giaoducmolthm_ojwo.png

Con người là sản phẩm của giáo dục thường xuyên

Theo GS Phạm Tất Dong, chỉ riêng với mỗi con người, để giúp họ đóng được 4 vai trò đã nói thì phải cần đến nhiều chương trình, nhiều tài liệu rồi. Nhưng, giáo dục thường xuyên còn phải làm cho tính mở của mình rộng hơn như. Cụ thể:




giao-duc-mo-png1-cygc.png
Tính mở của giáo dục thường xuyên

Trên thực tế, tính mở của giáo dục thường xuyên rộng hơn trên chỉ mang tính gợi ý. Ví dụ còn có mở về thời gian, mở về tài nguyên giáo dục v.v... Trong điều kiện cho phép, chúng ta có thể tăng tính mở theo sáng kiến của mình.



giao-duc-mo-png3-thiy.jpg
GS.TS. Phạm Tất Dong phát biểu tại Hội hảo Quốc gia "Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 - 2030


Cũng theo GS Phạm Tất Dong, giáo dục chính quy cũng có tính thường xuyên và bản thân hệ thống giáo dục chính quy đã thể hiện như giai đoạn đầu của cả tiến trình giáo dục suốt đời cho con người. Vì vậy hình vẽ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu quan niệm về giáo dục thường xuyên mà thế giới hiện đại đang thực hiện.



giao-duc-mo1-edcu.png
Mô hình giản lược về xã hội học tập

Nhiều nhà giáo dục và khoa học trên thế giới hiểu rằng, ngay từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời và tới cuối đời, con người cần có hệ thống chính sách giáo dục để hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Hệ thống chính sách ấy chính là chính sách giáo dục thường xuyên.


Những chính sách này giúp cho con người trong những không gian và thời gian khác nhau của cuộc đời đều được giáo dục và đào tạo. Thế hệ trẻ sẽ học tập trong hệ giáo dục ban đầu. Vì lý do gì mà con người không học ở hệ ban đầu, hoặc học không hoàn chỉnh chương trình giáo dục ban đầu thì sẽ tham gia hệ giáo dục tiếp tục.


Hệ giáo dục ban đầu gắn với hệ giáo dục tiếp tục thành một hệ thống giáo dục thường xuyên mang tính mở như ta đã đề cập. Tổ chức UNESCO mô tả xã hội học tập theo một cách riêng, càng làm rõ quan niệm về giáo dục thường xuyên.

Dưới đây là mô hình xã hội học tập mà UNESCO thể hiện trên logo UNESCO:

giao-duc-mo-png2-dthr.png
Mô hình xã hội học tập của UNESCO

Mô hình xã hội học tập của UNESCO thể hiện khá đầy đủ chính sách giáo dục thường xuyên thông qua 3 phần của ngôi nhà xã hội học tập UNESCO:

Phần mái nhà: Những tác dụng thu được từ việc học tập suốt đời.

Phần cột nhà: Những hình thức giáo dục cần thực hiện trong xã hội học tập.
Phần nền nhà: Những điều kiện bảo đảm xây dựng xã hội học tập thành công.

Nói về những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thường xuyên trong giai đoạn mới, GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh:

Thứ nhất là quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 89/QĐ-TTg.

Cụ thể: Bảo đảm mỗi công dân được học tập suốt đời để thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho xã hội, cải thiện đời sống của bản thân và gia đình;

Đồng thời tạo điều kiện để mọi công dân đều được học tập suốt đời, có cơ hội để phát triển con người một cách bền vững. Ngoài ra, góp phần gắn kết giáo dục ban đầu với giáo dục tiếp tục, giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giáo dục học đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Thứ hai, góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kết luận 49-KL/TW (ngày 10/5/2019) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đó là: Xây dựng mô hình công dân học tập.

Xây dựng mô hình đơn vị học tập trên địa bàn hành chính cấp huyện và cấp tỉnh. Xây dựng mô hình Tỉnh học tập, Thành phố học tập. Phối hợp với các trường đại học và cao đẳng xây dựng hệ thống tài nguyên giáo dục mở, phục vụ yêu cầu học tập suốt đời của người lớn.

Huấn luyện để người lớn biết sử dụng một số công nghệ học tập thông minh, từ đó tham gia các khóa học trực tuyến, truy cập tài nguyên giáo dục mở, làm quen dần với các hình thức giáo dục, đào tạo ảo; Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức việc học tập của người lớn tại nơi làm việc, vì công việc. Tổ chức tốt việc dạy nghề tại các Trung tâm học tập cộng đồng (Theo Quyết định 971/QĐ-TTg.

Thứ ba, tổ chức lại và hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục 2019 như: Đánh giá mô hình ghép Trung tâm học tập cộng đồng với Trung tâm văn hóa – thể thao. Đánh giá mô hình ghép Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nghiên cứu mô hình đại học cộng đồng.


Nguồn: Giaoducthoidai
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top