• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Định hướng giảng dạy lịch sử 12.

VoMinhTap

New member
Xu
0
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
QUA DẠY BÀI “CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954” TRONG MÔN LỊCH SỬ LỚP 12.
Võ Minh Tập
[*]


Trong hội nhập quốc tế và khu vực, việc cũng cố độc lập chủ gắn liền với việc bảo vệ truyền thống, bản sắc dân tộc, phải làm cho các thế hệ hiểu biết và ý thức quá khứ của dân tộc để vững bước vào tương lai.
Trong phạm vi bài “chiến thắng ĐBP” chúng ta khai thác những nội dung các kiến thức gì để giáo dục truyền thống cho HS, trên cơ sở tạo biểu tượng cụ thể, chính xác về chiến thắng này?
Trước hết
, GV cần gọi cho HS nhớ và hiểu rằng, chiến thắng LS ĐBP là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Trong trang sử vàng của dân tộc, kế tiếp các chiến công BĐ, CL, …ĐBP và sau đó là Vạn tường, Ấp Bắc, Mậu Thân, ĐBP trên không, mùa xuân 1975…Như vậy chiến thắng ĐBP là cái quả của truyền thống dân tộc và cũng là một cái nhân của các chiến thắng nối tiếp. Cho nên, GDTT ĐBP không tách khỏi truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc và tìm hiểu, phát huy truyền thống ĐBP trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua dạy bài ĐBP, GV không chỉ giáo dục cho HS truyền thống anh hùng của dân tộc được phát huiy trong công cuộc chiến đấu và lao động do Đảng ta lãnh đạo, mà còn làm cho các em nhận thức tính nhân văn truyền thống của nhân dân Việt Nam. Chúng ta cầm súng chiến đấu vì kẻ thù xâm lược “đã cố tình gây chiến với ta”. Cuộc kháng chiến Toàn quốc mà đỉnh cao là chiến thắng ĐBP thể hiện khát vọng được sống trong tự do, hoà bình, giành được bằng quyết tâm chiến đấu cho độc lập dân tộc của nhân dân ta, “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng”, nhưng nếu nhân nhượng mà kẻ thù càng lấn tới thì “ chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Chúng ta không hiếu chiến, không vung phí xương máu để giành độc lập như một số người đã cố tình xuyên tạc LS.
Thứ hai
, qua bài học cần khẳng định rằng, chiến thắng ĐBP là thắng lợi của Tư tưởng HCM về đấu tranh giải phóng dân tộc, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa M-L của Đảng ta vào điều kiện cụ thể nước ta. Chiến thắng này bắt nguồn trực tiếp ở việc NAQ xác định con đường cứu nước đúng, ở việc hoạch định đường lối và chỉ đạo đường lối đấu tranh cách mạng. Thắng lợi của CMT8, xây dựng chế độ DCND và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, toàn dân, toàn diện và tiếp đó xây dựng CNXH ở Miền Bắc, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã thực hiện thắng lợi đường lối chung này, với những trận quyết chiến chiến lược, như chiến thắng ĐBP, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975…
Với nhãn quan chính trị sâu rộng, đường lối khoa học, HCM đã dự liệu một trận đánh ở tập đoàn cứ điểm vững mạnh của địch, như tập đoàn cứ điểm ĐBP. Năm 1949, với bút danh Trần Lực, HCM hoàn thành và xuất bản quyển “Giấc ngủ mười năm”, phát hoạ một cách viễn cảnh của đát nước trong 10 năm (1949-1958). Những sự kiện được trình bày chỉ là một viễn tưởng khoa học vì nó chưa xảy ra, nhưng lịch sử diễn ra sau đó đã xác nhận dự đoán thiên tài này. HCM đã nhận thức trước rằng, sau khi bị đánh bại ở khắp các chiến trường, địch sẽ tìm chỗ hiểm trở và về giữa mấy thành thị lớn để mưu vật với ta môtk keo nữa. Đây chính là sự dự doán địch xây dựng những tập đoàn cứ điểm hùng mạnh như Nà Sản, ĐBP, Sài Gòn…mà chúng cho rằng, quân dân ta không có khả năng tiêu diệt những con nhím như vậy.
Qua dạy học bài chiến thắng ĐBP, Gv phải làm cho HS tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng, thể hiện tư tưởng HCM và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa M-L vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giành thắng lợi quyết định trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Lòng tin này không chỉ xây dựng trên cơ sở hiểu biết chiến thắng ĐBP mà còn hướng tới những thắng lợi trong tương lai.
Thứ ba
, tư tưởng HCM, đường lối, chủ trương của Đảng được hiện thực hoá trong chiến thắng Lịch sử ĐBP. Điều này là do việc phát huy cao độ sức mạnh truyền thống của nhân dân ta trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Do luôn luôn phải chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc chống kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần, nhân dân Việt Nam ngay từ thuở dựng nước đã đoàn kết chặt chẽ với nhau, không phải ngẫu nhiên mà truyện Thánh Gióng ra đời sớm gần như đồng thời với các câu chuyện “Âu cơ, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh…”, cuối cùng bọn chúng đều thất bại. Các kiến thức về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ….đến cuộc kháng chiến chống P-M (1945-1975) gúp HS nhận thức rằng, chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển vầ đi đến thắng lợi ngày càng to lớn.
Qua những tài liệu và sự kiện cụ thể, HS dễ đàn nhận thấy sự đóng góp to lớn của nhân dân trên các mặt cho chiến thắng ĐBP. Thựic hiện khẩu hiệu “tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” theo lời kêu gọi của Đảng và HCM, nhân dân đã cung cấp lương thực, đạn dược…trong điều kiện phương tiện vận tải thiếu thốn, quân địch không ngừng đánh phá các tuyến cung cấp của ta…
Cuối cùng
, nội dung quan trọng giáo dục cho HS là tính chất, ảnh hưởng, ý nghĩa của chiến thắng ĐBP. HS cần hiểu rõ rằng chiến thắng ĐBP cũng là thắng lợi cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc đại và phụ thuộc. Nó là “một cái mốc chói lọi bằng vàng” của lịch sử, ghi rõ nới CNTD lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Qua chiến thắng ĐBP, HS hiểu rõ tư tưởng HCM “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, kết hợp chặt chẽ với việc tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc anh em như Lào, Campuchia…
Qua chiến thắng ĐBP, chúng ta giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần đoàn kết quốc tế, một trong những nội dung của tư tưởng HCM về đoàn kết, nhân dân các nước đấu tranh giành độc lập, các nước XHCN, nhân dân Pháp ủng hộ nhân dân Việt Nam đánh thắng P-M. Nhân dân ta chủ yếu bằng sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ của thế giới đã hoàn thành vai trò của mình: làm nên ĐBP, mở đầu kỉ nguyên vùng dậy của các dân tộc thuộc địa.
Giáo dục truyền thống dân tộc, cách mạng là yêu cầu quan trọng khi chúng ta vươn vào tương lai. Kết quả giáo dục chỉ đạt được khi dựa trên cơ sở nội dung chính xác, phong phú, tiến hành trên những nguyên tắc sư phạm khoa học và thể hiệ trong hoạt động thực tiễn.


[*]
Giáo viên Trường THPT Ngôi Sao, HCM.
 
Cám ơn thầy vì đã đăng một bài viết hữu ích với những luận điểm rất rõ ràng. Ở đây hamchoi chỉ xin trao đổi lại mấy ý:
- Thứ nhất, trong luận điểm 2 & 3, muốn giúp HS hiểu rõ ý thì phải trình bày TTHCM về đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như chủ trương đường lối của Đảng (được vận dụng). Đây là một công việc phức tạp và cần nhiều thời gian. Thầy sẽ xử lí như thế nào để HS hiểu mà vẫn đảm bảo thời gian?
- Thứ hai, theo hamchoi nghĩ, để giáo dục truyền thống dân tộc cho HS, thì nên nhấn mạnh đến các yếu tố như chiến tranh nhân dân, tinh thần yêu nước & căm thù giặc, tinh thần chủ động sáng tạo, lòng yêu chính nghĩa.... còn TTHCM và chủ trương đường lối của Đảng, thì là phương pháp để giúp ta chiến thắng, nó là yếu tố của hiện tại (1954), chưa hẳn là truyền thống.
- Thứ ba, hamchoi cũng trao đổi một chút về hình thức: Tiêu đề topic Định hướng giảng dạy lịch sử 12 chưa thật sát với nội dung bài viết, mặt khác còn một vài lỗi từ (có lẽ do đánh máy). Nếu thầy chỉnh lại một chút thì bài viết sẽ hay hơn.
Trên đây là vài trao đổi nhỏ của hamchoi. Rất mong thầy tiếp tục có những bài viết thiết thực như thế này :)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top