Điều hành doanh nghiệp từ a tới z

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
NGHIỆP VỤ KỸ NĂNG MỘT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP TỪ A TỚI Z
Tưởi 24 không ở lại với bất cứ ai.

Trước hết, phải khẳng định lại một “nguyên lý” rằng, nếu khả năng kinh doanh khá, song khâu quản trị, điều hành yếu kém, doanh nghiệp cũng sẽ không thể phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập nhiều thách thức.

Trong phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhà điều hành phải làm quá nhiều việc nhưng hầu hết lại không phải việc của mình. Một điều kiện mang tính đặc thù là đại đa số doanh nghiệp Việt Nam đang ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý nên chủ doanh nghiệp vừa là người sở hữu vừa là người quản trị, điều hành.
Vì vậy, ngoài kiêm nhiệm nhiều chức năng và phải ôm đồm quá nhiều việc, họ cũng chưa có điều kiện, thời gian để trang bị kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này. Mặt khác, để trở thành một nhà quản trị, điều hành giỏi, ngoài chuyện được học hành, đào tạo bài bản, còn có những yêu cầu thuộc về tố chất bẩm sinh. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chuyên nghiệp được trong vai trò của một CEO.

Như vậy vai trò, vị trí thực sự của một CEO là gì? Trong tiếng Việt hiện nay, có nhiều cách định danh khác nhau cho vị trí này, như Tổng giám đốc, Tổng giám đốc điều hành, Giám đốc công ty, nhưng phổ dụng nhất là Giám đốc điều hành. Trong tiếng Anh, ngoài CEO (Chief Executive Officer) cũng còn có nhiều từ định danh khác như General Manager, General Director, Managing Director, Director… Nói chung, đây là người quản lý điều hành cao nhất của một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật.

Cấp trên của CEO là hội đồng quản trị hay hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH). Cấp dưới của CEO là các giám đốc chức năng và toàn bộ bộ máy nhân sự của công ty.
Với vị trí và quyền hạn rất cao như thế, công việc của một CEO là lập chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của CEO là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả… Nói một cách ví von, nếu công ty như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách trơn tru và hướng đến chỉ số công suất cao nhất.

Là một người CEO nhất thiết phải có 3 chữ NHÂN

1 TRI NHÂN
2 DỤNG NHÂN
3 QUẢN NHÂN



Sách này sẽ là bản quyền của vnkienthuc.com.

Hiện tại tớ đã hoàn thiện
PHẦN 1 TRI NHÂN.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
PHẦN 1 TRI NHÂN.

I ĐỂ BIẾT NGƯỜI CẦN QUAN SÁT HÀNH VI:

1 Nhận biết con người qua tác phong
2 Sức mạnh của ngôn ngữ bàn tay
3 Bắt tay cử chỉ ý nghĩa
4 Lời nói từ ngôn ngữ cơ thể
5 Những thói quen thể hiện cá tính
6 Nhận biết đối phương qua trò nghi binh
7 Thói quen hằng ngày.
 
LỜI MỞ ĐẦU.

Giám đốc điều hành là trung tâm của các hoạt động của tổ chức, là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành phải là người toàn diện, ngoài các yêu cầu về tố chất cá nhân, phẩm chất đạo đức, giám đốc điều hành phải là người giỏi về tổ chức và có trình độ chuyên môn nhất định.

Hơn hết, Giám đốc điều hành là cảm hứng, là hình ảnh đại diện cho một tổ chức thành công. Điều này đòi hỏi người giám đốc phải trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức và kỹ năng.

Việc lựa chọn và đào tạo giám đốc điều hành là một trong những vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp , thực tế bản thân những người giám đốc điều hành lại có những suy nghĩ rất khác nhau về những tiêu chuẩn của một giám đốc điều hành giỏi.

Bất cứ giám đôc điều hành nào cũng biết , một doanh nghiệp thì cần đến nhiều nhân viên cho các công việc khác nhau. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào những giám đốc điều hànhthành công ở bất cứ công ty nào cũng có thể thấy được những phẩm chất của họ khác xa so với những giám đốc điều hành khác.Có thể sử dụng một cách thức tốt hơn trong việc lựa chọn và phát triển các giám đốc điều hành. Cách nay không dựa vào cách đánh giá người giám đốc điều hành giỏi là người như thế nào , mà dựa vào cái mà giám đốc điều hành đã làm Giả thiết rằng, giám đốc điều hành là người: (a) Định hướng các hoạt động của những người khác và (b) chịu trách nhiệm đạt những mục tiêu nhất định thông qua những cố gắng đó. Với giả định đó, giám đốc điều hànhthành đạt phải dựa trên ba kỹ năng cơ bản, đó là: kỹ thuật, con người và nhận thức.

1. Kỹ năng kỹ thuật:

Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng kỹ thuật là cái quen thuộc nhất bởi vì nó cụ thể nhất và vì thế, trong thời đại chuyên môn hoá ngày nay, đây là kỹ năng mà số người đòi hỏi đông nhất. Hầu hết các chương trình hướng nghiệp và đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn này.

2. Kỹ năng con người

Tức là khả năng giám đốc điều hành làm việc với một nhóm và động viên mọi người làm việc để có hiệu quả cao.

3. Kỹ năng nhận thức:

Tức là khả năng bao quát tổng thể doanh nghiệp. Giám đốc điều hành có thể nhìn ra được các bộ phận khác nhau phụ thuộc vào nhau như thế nào. Kỹ năng này cũng có thể thêm vào việc hình dung được quan hệ giữa cá thể với cả ngành công nghiệp, lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội.. Vì thế sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào người đưa ra quyết định.

Thực tế, 3 kĩ năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Mọi kĩ năng đều quan trong và nó tùy thuộc vào nhận thức và thay đổi tùy theo nhu cầu lãnh đạo.

Bắt đầu từ bài sau sẽ là những chia sẻ của tớ về NGHIỆP VỤ MỘT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
 
FILE này tớ đang rà soát lỗi chính tả lần cuối, bạn cho mail đi mình sẽ gửi cho bạn tham khảo. không thì chịu khó xem từ từ trên này vậy? tớ viết cho Diendankienthuc mà.
 
PHẦN 1: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH

CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC THỨ NHẤT –TRI NHÂN ( HIỂU BIẾT VỀ CON NGƯỜI)

I ĐỂ BIẾT CON NGƯỜI CẦN QUAN SÁT HÀNH VI, CỬ CHỈ CỦA HỌ.


1 Nhận biết con người qua tác phong bên ngoài

2 Sức mạnh của ngôn ngữ bàn tay

3 Bắt tay cử chỉ nhiều ý nghĩa

4 Lời nói từ các bộ phận trên cơ thể

5 Những thói quen thể hiện cá tính

6 Kỹ năng nhận biết những trò nghi binh

7 Thói quen hàng ngày

II NHẬN BIẾT CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI.

1 Lời nói công cụ giao lưu quan trọng

2 Lời nói thể hiện sự tin tưởng tình cảm

3 Lời nói thể hiện tính cách

4 Nhận biết con người qua âm sắc

5 Nhận biết con người qua tranh luận

6 Mười loại người biết nói chuyện

7 Chín loại người nói không đúng

8 Nhận biết những kẻ nịnh hót tang bốc

III NHẬN BIẾT TƯ CÁCH

1 Cá tính của con người

2 Tính cách con người

3 Khí chất con người

4 Mười hai loại người có tài

5 Phân biệt trạng thái tâm lý

IV NHẬN BIẾT LÒNG NGƯỜI


1 Ba cách đánh giá con người

2 Lòng người khó dò

3 Hiểu người thì phải biết tính người

4 Gía trị của nhân cách

5 Sáu loại trục trặc về nhân cách

6 Sáu loại hành vi tâm lý không lành mạnh

V NHẬN BIẾT TRÌNH ĐỘ THẨM MỸ

1 Ấn tượng ban đầu quan trọng nhất

2 Quần áo trang sức ngôn ngữ không lời

3 Ăn mặc trang điểm hài hòa là vẻ đẹp hoàn chình

4 Phân biệt giới tính của vẻ đẹp hình thể

CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC THỨ HAI - DỤNG NHÂN ( BIẾT DÙNG ĐÚNG NGƯỜI)

I PHÁT HIỆN NHÂN TÀI

1 Nhận biết người tài

2 Tuyển dụng nhân tài

3 Không nên quá cầu toàn

4 Chế độ tuyển dụng đặc biệt với nhân tài

5 Nghệ thuật phê bình

6 Chớ để tình cảm lấn át

7 Tài năng là trên hết

II THU PHỤC NHÂN TÀI

1 Nhân tài nguyên khí của tổ quốc

2 Nhân tài quan trọng hơn tài sản, tiền vốn

3 Dùng người không nghi nghi người không dung

4 Giải quyết vấn đề cùng nhân tài

5 Nếu là ngọc thì hãy để nó phát sang

6 Chế độ lương thưởng với nhân tài

III LÃNH ĐẠO NHÂN TÀI.

1 Kẻ sỹ chết vì tri kỷ

2 Không nên lên mặt là lãnh đạo

3 Lắng nghe các ý kiến khác nhau

4 Nhường công nhận lỗi

5 Xử lý công bằng mâu thuẫn xung đột trong tập thể

6 Đã nói là làm

IV QUẢN LÝ NHÂN TÀI

1 Quản lý bằng cái tâm

2 Khi cần thiết phải áp dụng biện pháp

3 Không được lạm dụng quyền lực

4 Trao quyền cho nhân tài cấp dưới

5 Tập trung quyền chỉ huy

6 Kiểm tra định kỳ

7 Thưởng phạt phân minh

8 Trừng phạt đúng mức

V KHÍCH LỆ NHÂN TÀI

1 Không nên hà tiện lời khen với nhân tài

2 Tạo điều kiện cho nhân tài

3 Tổ chức phong trò thi đua

4 Không chi tiền vẫn khích lệ được nhân tài

VI NGHỆ THUẬT GÓP Ý

1 Phê bình khiển trách đúng mức

2 Bình tĩnh kiềm chế

3 Lúc thường nên luôn nhắc nhở cấp dưới

4 Rút bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC THỨ 3 – QUẢN NHÂN ( BIẾT QUẢN LÝ NGƯỜI)

I QUYẾT ĐOÁN

1 Phải có khí phách

2 Phải có sách lược quản lý linh hoạt

3 Vận dụng sức mạnh của tổ chức

4 Dám quyết đoán

5 Phải có dũng khí

6 Phải có trí thong minh

7 Vận dụng linh hoạt phương pháp

8 Biện pháp cực đoan

II ĐỘ LƯỢNG

1 Phải có tấm long bao dung

2 Biết tha thứ

3 Tự trách mình

4 Nước bọt tự khô

5 Không chấp chuyện nhỏ

III CÔNG BẰNG VÀ CHÍNH TRỰC

1 Công bằng là lẽ phải. chính trực là thắng gian tà

2 Chí công vô tư

3 Biện pháp phòng tránh chủ nghãi cá nhân

IV ĐẠO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC

1 Thực hiện trọn vẹn

2 Tiết kiệm để dưỡng đức

3 Không nên nhận thì không nhận

4 Đức khiêm tốn

5 Thấy sai sửa ngay

V PHƯƠNG TRÂM QUẢN LÝ

1 Mọi việc quy về đơn giản đễ dàng

2 Quản lý theo chức trách

3 Tập hợp và sử dụng đúng

4 Giám đốc năng động

PHẦN II : KỸ NĂNG MAKETING

PHẦN III : KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN

PHẦN IV : KỸ NĂNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

PHẦN V : KỸ NĂNG TRAO QUYỀN VÀ HÀI HÒA NHÂN VIÊN.


Nguồn vnkienthuc.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1 Nhận biết con người qua phong thái bên ngoài.

Trong một khoảng thời gian ngắn con người ta có rất nhiều những động thái khác nhau, tạo các tư thế khác nhau, vung tay mắt liếc….là một nhà lãnh đạo bạn phải quan sát và đánh giá những hành động sinh động này của họ.


Nguồn: HuyNam vnkienthuc.com

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2 Sức mạnh của ngôn ngữ bàn tay P1

Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Với các nhà lãnh đạo thì dường như cử chỉ, động tác của họ lại càng thu hút được công chúng và giới truyền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi người. Chẳng hạn như nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó là... thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.

Là nhà lãnh đạo, tâm điểm của sự chú ý, bạn cần ý thức rằng mỗi cử chỉ, hành động của bạn dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... cũng nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào. Bởi vậy bạn cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng những cử chỉ, điệu bộ làm ngôn ngữ cơ thể.
 
CHÀO ANH BẠN TRẺ. TÔI ĐÃ KHÔNG TIẾC 2 PHÚT ĐỂ ĐĂNG KÝ MỘT NICH NAME TRANG NÀY, QUA THEO DÕI VÀ NHẬN THẤY BẠN LÀ NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC RẤT CÓ TẦM VÀ TÂM, KHÔNG BIẾT BẠN ĐANG CÔNG TÁC Ở ĐÂU? CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐANG CẦN TUYỂN MỘT TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC.

YÊU CẦU:

- THÀNH THẠO TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ THƯƠNG MẠI

- KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN TỐT

-XỬ LÝ TỐT NHỮNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH DOANH

- TỐT NGHIỆP BẰNG ĐH KINH TẾ

KHI VÀO LÀM VIỆC SẼ ĐƯỢC CÔNG TY CHO ĐI HỌC ĐÀO TẠO THÊM MỘT KHÓA NGẮN HẠN NGHIỆP VỤ TRỢ LÝ.

NẾU BẠN CÓ NHU CẦU TÌM VIỆC HAY CHUYỂN ĐỔI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC HÃY GỬI CV TỚI:

phongnhansu
@vinaconex.com.vn
 
Cơ hội nghề nghiệp tốt thăng tiến cao hiu hiu, nhưng tớ không có điểm nào đạt trong yêu cầu trên hết hiu hiu, cho tớ xin mail đi bạn hiền, tớ nói bạn tớ gửi hồ sơ xem sao.
 
Hi mình thì phần nào cũng thích ^^
Có phần nào bạn gửi giúp mình với nhé
mail mình là : oc_cham_mam@yahoo.com

Tớ đang chuyển qua định dạng video mà bận quá chưa có xong, vừa đọc vừa nghe nhạc cho nó vui tại hiu hiu.

Tư thế tay tức động tác tay có tác dụng rất kỳ diệu. có tư thế tay mạnh mẽ biểu hiện ý chí kiên cường tính quả cảm, có tư thế tay mềm mại uyển chuyển thể hiện tình cảm sấu sắc, tâm trạng thanh thản. vì vậy lãnh đạo phải biết sử dụng tay của mình và nhận biết dáng tay nhân viên.

Thế tay là tác động bổ trợ tăng cường sức cảm hóa. Nhưng không thể che được ngôn ngữ. tay vung loạn xạ có thể do bất an hay quá hưng phấn. không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người đối diện, nó tuy mạnh mạnh hơn cả lời nói nhưng nó cũng chính là con dao hai lưỡi.




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
NGOÀI LỀ XÍU

Chia sẻ lợi nhuận với các thành viên trong công ty và hãy cư xử với họ như những cộng sự. Ngược lại, họ cũng sẽ coi bạn như một cộng sự và cùng hợp tác. Tất cả sẽ diễn ra tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn. Hãy duy trì một tập đoàn và nắm giữ quyền kiểm soát nếu bạn muốn, song hãy xử sự như một nhà lãnh đạo “làm đầy tớ” cho việc cộng tác này.

Hãy khuyến khích các thành viên trong công ty cùng góp cổ phần đầu tư. Hãy bán cho họ cổ phần công ty với giá chiết khấu thấp, và tăng cổ phần cho họ khi họ về hưu. Đó là điều tốt nhất tôi có thể làm.

Tạo động cơ làm việc cho cộng sự. Chỉ có tiền và địa vị hay chức vụ thôi thì chưa đủ. Ngày này qua ngày khác, bạn phải nghĩ ra những cách thức mới lạ, hấp dẫn hơn để thúc đẩy và thách thức các cộng sự của bạn. Đặt ra những mục tiêu thật cao, khuyến khích cạnh tranh và rồi hãy ghi nhận những kết quả đạt được. Bạn hãy thực hiện những trò thưởng phạt khác thường. Nếu mọi điều trở nên nhàm chán, chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” thì hãy yêu cầu những nhà quản lý chuyển đổi công việc cho nhau để họ luôn bị thử thách. Hãy luôn để mọi người phải đoán xem mánh khóe tiếp theo của bạn sẽ là gì. Đừng để nó trở nên quá dễ đoán.

Hãy chia sẻ những thông tin có thể với các cộng sự. Càng biết nhiều thì họ sẽ càng hiểu nhiều hơn. Càng hiểu biết thì họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó. Khi họ đã quan tâm rồi thì không còn gì có thể ngăn cản được họ. Nếu bạn không tin tưởng để cho các cộng sự của bạn biết được những gì đang diễn ra, họ sẽ cho rằng bạn không thực sự coi trọng nhân viên. Thông tin là thế mạnh và là lợi ích bạn có được từ việc chia sẻ nó với các cộng sự hơn là những đền bù rủi ro do sự tiết lộ thông tin với đối thủ cạnh tranh.

Hãy đánh giá đúng sự đóng góp của mỗi thành viên đối với công ty. Việc trả lương và quyền được mua cổ tức công bằng sẽ khiến cho các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với công việc. Chúng ta ai cũng muốn được nghe người khác đánh giá nhiều về những gì chúng ta đã làm cho họ. Chúng ta thích được nghe điều này một cách thường xuyên, đặc biệt khi ta làm được một việc gì đó mà ta thấy thực sự tự hào về điều đó. Những lời khen tặng chân thành, đúng lúc, đúng người là món quà không mất tiền mua nhưng đáng giá bằng cả gia tài.

Lạc quan trong mọi tình huống. Hãy tìm ra những điểm hài hước trong mỗi thất bại của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy thư giãn, như vậy thì những người xung quanh bạn sẽ không bị căng thẳng. Hãy vui vẻ và luôn tỏ ra say mê. Rồi hãy đề nghị mọi người cùng hát với bạn. Nó quá gò bó khiến cho bạn có cảm giác bị ép buộc. Tất cả những điều trên tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại quan trọng và thú vị hơn bạn nghĩ rất nhiều và nó làm cho bạn quên đi sức ép cạnh tranh. “Vậy thì tại sao chúng ta không tống khứ những nhàm chán ra khỏi Wal-Mart”.

p hơn rất nhiều so với doanh thu. Bạn có thể sẽ mắc nhiều sai lầm trong kinh doanh nhưng bạn có thể sửa chữa được nếu bạn điều hành một cách có hiệu quả về chi phí, nhưng nếu bạn không điều hành một cách có hiệu quả thì bạn sẽ bị đào thải, dù có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa.

Bơi ngược dòng và hãy tìm ra một hướng đi khác. Bạn đừng quan tâm đến những lời nói khuyên thông thái mang tính ước lệ. Nếu tất cả mọi người đều làm theo một cách thì sẽ có cơ hội tốt cho bạn có thể tìm ra một hướng đi ngược lại. Nhưng bạn hãy chuẩn bị cho việc sẽ có rất nhiều người lôi bạn quay lại và nói rằng bạn đang đi nhầm đường. Làm cách nào để mọi người đồng tình và ủng hộ cách làm của bạn? Tôi đoán rằng trong suốt cuộc đời tôi, điều tôi đã nghe được nhiều nhất là: “Một cửa hàng giảm giá không thể tồn tại lâu dài trong một thị trấn dưới 50.000 dân”.

Trên đây là một số nguyên tắc thông thường, thậm chí một số người còn cho rằng nó quá đơn giản. Nhưng khó khăn và thử thách thực sự là ta phải thường xuyên tìm ra cách để thực hiện nó. Bạn không thể cứ làm mãi một điều mà chỉ đem lại hiệu quả một lần bởi vì những điều quanh bạn luôn thay đổi. Để thành công, bạn phải đứng vững trước sự thay đổi đó.
 
1. Bố thí

Có 3 cách bố thí. Tài thí là cho tiền, thực phẩm, vật chất, của cải. Pháp thí là dạy cho người khác hiểu đạo đức và kiến thức. Vô úy thí là cho “cái không sợ”, tức là dạy cho người ta biết tĩnh lặng, bình tĩnh, không sợ hãi, như là chúng ta làm hàng ngày trong Đọt Chuối Non.

Đương nhiên là bố thí vì thực sự yêu người thì mới nên. Bố thí để lấy tiếng tăm cho mình, thì e rằng cho 10 nhưng công đức không được đến 1.

2. Ái ngữ

Ái ngữ là nói lời yêu ái. Tức là “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Có người nói: “Tánh tôi thẳng như ruột ngựa. Chứ chẳng hề có ác ‎ gì.” Các bạn, “thẳng như ruột ngựa” để nói như đâm thẳng vào tim, tát thẳng vào mặt người ta,

(1) đó là có ác ý—không thể ra đường lái xe “thẳng như ruột ngựa” không phanh không lách, đụng người ta chết giữa đường, rồi nói “tôi chẳng có ác ý gì cả”,

(2) đó là dốt, không biết cách ăn nói, không biết lựa lời và lựa cách nói để người ta nắm được ý của mình rất rõ nhưng vẫn không bị mình xúc phạm.

Đương nhiên là ái ngữ phải thành thật thì đó mới là “ái”. Nói dối ngọt ngào ngoài miệng kiểu các công tử nhà họ Sở thì cái ngọt ngào đó thực ra là ác ngữ, chứ chẳng ái một chút nào.

3. Lợi hành

Lợi hành là làm lợi cho người. Như là làm các công việc xã hội, sửa đường xá, dọn rác thành phố, xây nhà tình thương, thăm cô nhi viện, dạy kèm các trẻ em đường phố, đưa người già qua đường, đở một người vừa bị ngã…

4. Đồng sự

Đồng sự là làm việc chung. Đi cày đi cấy chung với người làm nông, buôn bán đối tác với doanh nhân, tụ với nhau thành một nhóm trên Internet để thảo luận hay làm gì đó với nhau—một công tác xã hội từ thiện, một nhóm học tiếng Anh…

Làm cùng một việc là ta phải giỏi teamwork, nhậy bén hiểu lòng hiểu ý‎ người khác để có thể hiểu nhau, không dẫm chân lên nhau và không “đụng” nhau. Khiêm tốn, thành thật và yêu người để có thể là việc dịu dàng và trôi chảy với những người cùng làm việc với mình.

Đối với nhiều người trong chúng ta “đồng sự” (làm việc chung) là cách khó nhất—vì ta làm việc mà hay làm cho các bạn cùng team bực mình khó chịu. Nhưng đương nhiên là nếu ta “đồng sự” tốt thì đó là cách thu phục lòng người hay nhất, vì rất dễ cho các bạn trong team yêu mến mình và tin cẩn mình.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top