Điểm cần lưu ý khi HS thi thực hành thí nghiệm.

ong noi loc

New member
Xu
26
+ Đối với các em học lớp 8,9 thì lý thuyết về sự điện ly và thủy phân của muối chưa được học đến nhưng trong những bài thí nghiệm việc chúng ta xác định các mẩu thử mất nhãn đụng phải những chất có liên quan đến phần lý thuyết trên thì dễ gây nhầm lẫn ,sau đây là các điểm các em cần chú ý :
+ Dùng quì tím nhận biết chất rắn Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB],NaHCO[SUB]3[/SUB] khi chất này tan trong nước sẽ tạo môi trường kiềm làm quì tím hóa xanh đừng nhầm tưởng là NaOH nhé !
+ Các muối của gốc Ba,Ca,Na,K,Mg với các gốc axit như Cl,SO[SUB]4[/SUB],NO[SUB]3 [/SUB]đều có môi trường gần trung tính trong nước nên có thể nhận biết bằng giấy quì tím.
+ Muối AlCl3 hay Al(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] đều có môi trường axit mạnh nên thông thường những loại muối nhôm đều làm quì tím hóa đỏ.
Ngoài ra các kim loại càng yếu phía sau nhôm như Fe,Pb,Cu,Ag... đều có môi trường axit trong dd muối và làm quì tím hóa đỏ.
+ Chúng ta nghĩ Khi cho NaHCO[SUB]3[/SUB] td với AgNO[SUB]3[/SUB] thì kết tủa là AgHCO[SUB]3[/SUB] nhưng không phải như vậy hợp chất này rất dễ thủy phân nên cuối cùng thu được Ag[SUB]2[/SUB]O màu xám chứ không phải là AgHCO[SUB]3[/SUB].
2AgNO[SUB]3[/SUB] + 2NaHCO[SUB]3 [/SUB]----------> Ag[SUB]2[/SUB]O + 2NaNO[SUB]3[/SUB] + 2CO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
- Bên cạnh các muối AgCl,Ag[SUB]2[/SUB]C[SUB]2[/SUB],AgNO[SUB]3[/SUB],CH[SUB]3[/SUB]COOAg đều dễ phân hủy thành Ag khi gặp ánh sáng ,nhiệt độ cao.
+ Cu tan được trong dd HCl loãng khi có mặt O[SUB]2[/SUB] nghĩa là để dd này ngoài không khí thì Cu sẽ tan chậm.
Cu + HCl + O[SUB]2[/SUB] ----------> CuCl[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O​
+ Các oxit như FeO,Fe2O3,MnO2,CuO...đều khó tan trong dd axit loãng như HCl loãng,H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng.Nên muốn chúng tan nhanh thì phải đun nóng liên tục.
- MnO[SUB]2[/SUB] + HCl ------t[SUP]0[/SUP]------> MnCl[SUB]2[/SUB] + Cl[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O xảy ra khi dd HCl gần đặc.​
+ Trong phòng thí nghiệm ngoài đc O2 từ thuốc tím còn có thể điều chế bằng KClO3 có xúc tác MnO2 ,vì chất này sinh ra nhiều O2 hơn.
- Cũng có thể phân hủy nước Oxygia H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] -------> H[SUB]2[/SUB]O +O[SUB]2[/SUB].khi có xúc tác MnO[SUB]2[/SUB] or KMnO[SUB]4[/SUB].
+ Khi điều chế muối FeSO[SUB]4[/SUB] chúng ta cần phải để ý thao tác rửa cây đinh sắt bằng dd H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] một lần trước khi cho pư điều chế FeSO[SUB]4[/SUB].Vì có thể sẽ bị trừ điểm ở chỗ trên mặt Cây đinh sắt có oxit như Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] chẳng hạn nên cần phải rửa trước.
+ Kết tủa Fe(OH)[SUB]2[/SUB] hơi xanh chứ không phải trắng xanh và rất dễ hóa nâu trong không khí nên cần phải lưu ý.
+ Khi ống nghiệm bị dít vết vàng của hợp chất sắt muốn làm sạch thì chỉ việc cho vài ml dd HCl loãng vào rồi đun nóng là vết sẽ tan ra.
+ Khi ống nghiệm bị dính thuốc tím thì có thể dùng dd H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng sau đó cho vài giọt dd Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3 [/SUB]vào lắc nhẹ là được.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top