• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý tỉnh Sơn La

Tongthieugia

New member
Xu
0
ĐỊA LÍ SƠN LA – ĐỊA LÝ TỈNH SƠN LA​

Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Sơn La sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin được dùng chút kiến thức chuyên môn biên tập thêm cho các bạn cùng tìm hiểu, cảm ơn đã dành thời gian đọc bài này.
Thân ái!

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Lịch sử

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa

24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh.

9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu. 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.

Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.

1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc
1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên.

Đơn vị hành chính

Sơn La có 1 thành phố và 10 huyện:
Thành phố Sơn La 7 phường và 5 xã.
Quỳnh Nhai 1 thị trấn và 12 xã
Mường La 1 thị trấn và 15 xã
Thuận Châu 1 thị trấn và 28 xã
Phù Yên 1 thị trấn và 26 xã
Bắc Yên 1 thị trấn và 15 xã
Mai Sơn 1 thị trấn và 21 xã
Sông Mã 1 thị trấn và 18 xã
Yên Châu 1 thị trấn và 14 xã
Mộc Châu 2 thị trấn và 27 xã
Sốp Cộp 8 xã
Tỉnh Sơn La có 189 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 10 thị trấn và 587 xã

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.Vị trí địa lí

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông.

Ranh giới:
Phía Bắc giáp 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
Phía Đông giáp Hoà Bình, Phú Thọ.
Phía Tây giáp hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
Phía Nam giáp Thanh Hoá.
Sơn La có 250km đường biên giới với nước bạn Lào

Với vị trí địa lý như vậy, Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Cùng với Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh Sơn La chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, Vùng hồ sông Đà và Vùng cao biên giới. Hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với những điều kiện sinh thái khác nhau đã tạo nên địa hình đặc trưng cho tỉnh Sơn La.

Khí hậu


Khí hậu Sơn La đặc trưng cận ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 270 C, trung bình thấp nhất 160 C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1200-1600 mm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%. Số ngày có gió tây khô nóng tăng lên: ở thị xã Sơn La là 4,3 ngày/năm và ở Yên Châu là 37,2 ngày/năm. Tuy nhiên, cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản lại có khí hậu mát mẻ trong lành, thuận lợi cho cả nông nghiệp và du lịch.

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.

Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của thị xã Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm.

Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tình. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 1.40.5500 ha, trong đó 39,08% (549.273 ha) đang được sử dụng. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 60,92% diện tích tự nhiên, trong đó có 734.018,29 ha phân bổ ở độ cao cần được phủ xanh bằng việc trồng cây rừng, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.

Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Diện tích bình quân đầu người là 0,2 ha, trong đó quỹ đất dành cho sản xuất cây lương thực là 0,16 ha. Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả là 23.520 ha. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 1.167 ha.

Quỹ đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là 1.627 ha, song chưa được khai thác triệt để, và chỉ có 991 ha (60,9%) được đưa vào sử dụng . Nếu công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành, ước tính sẽ có thêm 25.000 ha mặt nước hồ cho phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Tài nguyên nước

Hồ Sông Đà

Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày: 1,8 km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Đây là nguồn thủy năng to lớn để xây dựng thêm nhiều trạm thủy điện vừa và nhỏ, bên cạnh công trình thủy điện Sơn La.

Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình), trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây dựng xong thủy điện Sơn La, diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ đạt gần 2 vạn ha, tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên rừng

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo nhiều vùng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều nguồn động thực vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

Diện tích rừng của Sơn La là 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Độ che phủ của rừng rất thấp khoảng trên 25% (con số này của cả nước là 35,17% và của vùng miền núi trung du phía Bắc là 36,58%)

Bên cạnh diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Sơn La còn 340.000 ha rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng mới là 72.900 ha, trên 26.700 ha đất rừng cần được trồng, khoanh nuôi phục hồi theo hướng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy các tông bao bì, bột giấy, gỗ xuất khẩu. Đây là một thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của Sơn La.

Theo số liệu điều tra, rừng tự nhiên của Sơn La có trữ lượng gần 87,053 triệu m3 và 554,9 triệu cây tre nứa. Rừng trồng có trữ lượng là 154,0 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre nứa.

Tài nguyên khoáng sản

Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bổ rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, điều kiện khai thác không thuận lợi.

Toàn tỉnh có trên 150 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó có những mỏ khoáng sản quý như: niken, đồng Bản Phúc – Mường Khoa (Bắc Yên); bu tan Tà Phù (Mộc Châu); manhêzit Bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu), than Quỳnh Nhai và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân, sắt… có thể khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần.

Đặc biệt nguồn đá vôi, sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép Sơn La có thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…

Dưới đây là trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu của Sơn La:
Than: Có đủ các loại, bao gồm than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Các mỏ than tương đối lớn là mỏ than Suối Bàng – Mộc Châu, mỏ than Quỳnh Nhai, mỏ than Hang Mon – Yên Châu, mỏ than Mường Lựm – Yên Châu, mỏ than Suối Lúa – Phù Yên. Dự kiến sản lượng than khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La trong vài năm tới đạt 2 – 3 vạn tấn/ năm.


Đá vôi và sét: Trữ lượng khá lớn, phân bổ tương đối rộng, cho phép phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Mỏ sét xi măng Nà Pó là lớn nhất với trữ lượng 16 triệu tấn, kế tiếp là mỏ sét xi măng Chiềng Sinh với trữ lượng 760 nghìn tấn.
Ni ken đồng : Có 8 điểm quặng và mỏ là Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Lớn nhất là mỏ Bản Phúc (Huyện Bắc Yên) có trữ lượng 984 nghìn tấn với hàm lượng niken là 3,55% và đồng là 1,3%.

Vàng : Có 4 sa khoáng và 3 điểm vàng gốc thuộc loại mỏ nhỏ có triển vọng là sa khoáng vàng Pi Toong (huyện Mường La) và Mu Lu (huyện Mai Sơn).

Bu tan: Có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ Tà Phú (huyện Mộc Châu) với trữ lượng 2,3 vạn tấn có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Động thực vật trên địa bàn tỉnh Sơn La

Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).

- Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Trong đó thực vật quí hiếm gồm có Pơ Mu, Lát hoa, Đinh hương, Nghiến, .......
Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ. Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gà lôi, báo, hươu, nai.
..

II. DÂN CƯ VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Dân cư

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người
Sơn La là một tỉnh lỵ tập trung nhiều sắc dân anh em như người Thái , H’mong , Mường v.v…( 12 bộ tộc anh em )

Đồng bào Thái đen ở Sơn La chiếm đa số cư dân của tỉnh ( 55 % ) . Những quận huyện sau đây có nhiều nhiều Thái quần cư ( 70 % ) : Quỳnh Nhai , Thuận Châu , Mường La , huyện Phù Yên chỉ độ 30 % là dân Thái mà thôi .

Nhóm Thái đen cư trú khắp nơi trong tỉnh , nhóm Thái trắng chủ yếu ở Quỳnh Nhai , còn nhóm Thái đỏ ở Mộc Châu và Yên Châu .

Người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái cổ , những đồng điệu dân ca , trường ca ; họ sống với nghề dệt thổ cẩm cổ truyền với hơn 30 hoa văn nổi tiếng .
Sự khác biệt giữa 3 dân tộc Thái mà các bạn có thể thẩm định : là trang phục phụ nữ ( khăn thêu ) và cách thức dựng mái nhà sàn của họ…

Người Kinh chiếm khoảng 18 % dân số toàn tỉnh , phân bố ở mọi nơi huyện thị .
Người H’mong chiếm 12% tổng số dân cư , ở nơi vùng đất cao , canh tác ruộng bậc thang và các loại lương thực khác . Ngoài ra , thủ công nghiệp của người H’mong cũng khá phát triển , chế tạo các dụng cụ săn bắn , nương bẫy và nông cụ .Họ rất thích ca hát …

Người Mường độ khoảng 8 % dân số toàn tỉnh , đa phần tập trung ở huyện Phù Yên ( chiếm 42 % dân số huyện lỵ ) và huyện Mộc Châu và Bắc Yên .

Thêm vào những sắc tộc anh em như Dao . Khomú , Xinhmún …sống rải rác ở khắp mọi nơi của tỉnh
Đa phần mọi ngưòi dân ở đây , tuy rằng khác tên gọi nhưng mọi người đều chung nhau những tập tục cổ truyền của cha anh để lại như thờ cúng ông bà , thần linh . Và đón Tết như những người miền xuôi , e có phần nhộn nhịp hơn với những tiết lễ đặc biệt .

2. Điều kiện kinh tế xã hội

Giao thông

Sơn La có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và toàn diện cả về đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Là một tỉnh miền núi vùng cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi một số sông, suối, chất lượng đường giao thông thấp nên công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn. Giao lưu kinh tế chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 6, quốc lộ37...các tuyến đường ngang đi một số huyện chỉ thông suốt về mùa khô. Hệ thống đường giao thông còn thiếu, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn 4/189 xã chưa có đường giao thông.

Hệ thống GTVT đường bộ

Tổng chiều dài mạng: Tổng số đường ô tô đi được trong tỉnh: 3481,3 Km mật độ đường ô tô đạt 0,18 Km/Km2 (không kể đường xã và ngõ xóm). Nếu chỉ tính riêng đường quốc lộ và đường tỉnh thì mật độ là 0,07 Km/Km2).

* Hệ thống đường bộ: dài 4493,70 Km
- Đường Quốc lộ dài: 577 Km gồm 6 tuyến
Đèo Pha Đin) dài 230 Km.
+ Quốc lộ 6: (Địa phận tỉnh Sơn La Nà Bai
Cò Nòi) dài 108 Km
+ Quốc lộ 37: (Địa phận tỉnh Sơn La Đèo Lũng Lô
Lóng Sập) dài 104 Km.
+ Quốc lộ 43: (Gia Phù
Mường Giàng) dài 32 Km.
+ Quốc lộ 279: (Cáp Na
Mường Cơi (Phù Yên) dài 11 Km.
+ Quốc lộ 32B: Ngả 2 (Thu Cúc) TT. Sông Mã) dài 92 Km.
+ Quốc lộ 4G: (Ngã 3 Chiềng Sinh
- Đường Tỉnh lộ: gồm 9 tuyến dài 398 Km.
- Đường Huyện: dài 1344.5 Km.
- Đường Đô thị: dài 191.2 Km (trong đó có 51 Km đường ngõ xóm).
- Đường Xã: dài 1967 Km.
- Đường Chuyên dùng: 16 Km.
- Trong đó có đường dân sinh ô tô không đi được là 1012.4 Km
Theo kết cấu mặt đường:
- Mặt đường Bê tông xi măng : 33.6 Km - chiếm 0.75%.
- Mặt đường Bê tông nhựa : 30 Km - chiếm 0.67%.
- Mặt đường nhựa : 620 Km - chiếm 13.74%.
- Mặt đường cấp phối : 1116.2 Km - chiếm 24.84%.
- Mặt đường đất : 2693.9 Km - chiếm 60%.

Đường thuỷ:

- Tổng chiều dài mạng đường sông của tỉnh Sơn La dài khoảng 300 Km.
+ Trong đó có hai tuyến chính: Sông Đà dài 230 Km, Sông Mã dài 70 Km.
+Vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi cho việc vận tải thuỷ với tổng chiều dài hơn 200 Km.

Hệ thống đường hàng không:

Tỉnh Sơn La hiện có sân bay Nà Sản là sân bay loại nhỏ cách thị xã Sơn La 20 Km về phía Hà Nội. Sân bay có một đường hạ cánh dài 2400m x35m (cấp 4) Năng lực 20.000 KH /năm

Sơn La …là một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam ( Hà Giang và Bắc Kạn ) , vấn đề nông nghiệp không được khả quan cho lắm , lương thực chỉ đủ dùng trong tỉnh ( phần vì đất đai ,canh tác theo lối cổ truyền , nguồn nước bất lợi …, lại không được sự chú ý của các cấp lảnh đạo trung ương ) , nông sản chính của Sơn La là ngô , khoai và lúa gạo, cùng một số cây dùng trong kỷ nghệ như bông vải dâu tằm, mía và trà ( trà Tô Múa là loại chè núi nổi tiếng của Sơn La ) .

Riêng hai huyện Mai Sơn và Yên Châu trồng khá nhiều cây ăn trái như dứa , xoài , chuối , mận ( mận tam hoa , mận hậu ) . Sơn La rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi các đàn bò sửa Hoà Lan , trâu bò và lợn ( lợn Mèo ) …

Rừng Sơn La rất rộng , nhiều cây dược liệu , cây dầu , lát hoa , cánh kiến , thông , sến , song , mây , trúc tre cùng nhiều dã thú như voi , hổ , gấu , báo …Đặc biệt rừng có rất nhiều cây Đào , đến mùa hoa nở rất đẹp , nên Sơn La còn có gọi là xứ Hoa Đào .

Cảm ơn các bạn lắng nghe, theo dõi.

--------------Biên tập: Tống Chiên-------------------
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thác Dải Yếm – Sơn La

Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay. Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.

thac-dai-yem.jpg


Thác Dải Yếm


Theo tiếng Thái thì “Vặt” nghĩa là nơi người đã cứu dân trong vùng khỏi tai họa sinh sống. Đến với Bản Vặt du khách sẽ được nghe kể về truyền thuyết hình thành nên bản. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ mà tạo hóa ban tặng cho chủ nhân của vùng đất này, được đắm mình vào khung cảnh hoang sơ, u tịch, huyền bí đến mê mẩn lòng người như được trở lại quá khứ thủa khai thiên lập địa, được thỏa sức tưởng tượng ra bao nhiêu kỳ thú tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người. Điểm khởi nguồn của dòng Suối Vặt là từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu, chảy từ hang đá ở địa đầu bản Vặt, một bản của dân tộc Thái có thể nói là có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất này khi tộc người Thái đến định cư ở đây.

Từ nguồn nước trong núi đùn lên, tạo thành suối Vặt và chảy về đến thác nước, nơi du khách sắp xuống thăm quan có độ dài gần 5 km, lượng nước của suối có quanh năm, khi chảy đến đây dòng chảy bị chặn lại bởi một bức tường đá vôi, nước tràn ứ lên, chảy ngược lại, lượng nước ở đây cứ dâng lên và tràn về phía bờ thấp hơn và đổ xuống phía dưới và tạo thành thác nước và hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập một dòng suối lớn bắt nguồn từ Bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu.

Theo dòng suối ngược lên đầu tiên du khách bắt gặp con thác thứ nhất. Dưới lòng suối Bó Sập là hàng ngàn viên đá, tảng đá có hình dáng khác nhau, trông thật lạ mắt, vào mùa đủ nước từ tháng 4 đến tháng 9 thì toàn bộ 70 m chiều rộng thác là một màn nước trắng xóa đổ xuống trông thật hùng vĩ, thơ mộng. Thác nước thứ hai, cách thác nước thứ nhất 150m về phía dưới càng làm cho du khách ngạc nhiên và thú vị hơn, vào mùa khô chỉ có một dòng chảy từ độ cao 50 m xuống triền đá phía dưới. Thảm thực vật trên đỉnh thác vô cùng phong phú, tạo cho khung cảnh rất hùng vĩ.

Từ thác nước Vặt ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng 600 m và rẽ về phía tay phải theo đường dân sinh khoảng 300 m thì bạn đang đứng giữa bản Vặt. Có thể nói đây là một bản có lịch sử lâu đời nhất của tộc người Thái, nó gắn liền với quá trình lập bản của người Thái theo như truyền thuyết ở bên. Đây là một bản thuần Thái với các dòng họ: Sa, Hà, Hoàng.. cư dân trong bản vẫn lưu giữ được các yếu tố tộc người truyền thống như: nhà sàn và cách bài trí trong nhà, trang phục truyền thống; kinh tế ruộng nước và nương dãy, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa ẩm thực, dân cư ở đây vẫn giữ được giá trị văn hóa nghệ thuật lâu đời, văn nghệ dân gian và có chung với bản Áng, một lễ hội dân gian là “lễ hội Xe chá” mang đậm nét tâm linh.

Ở Bản Vặt còn một số di vật liên quan đến chùa như hồ nước của nhà chùa tiếng địa phương gọi là “Noong Buông” nghĩa là hồ sen là nơi tắm rửa tượng phật vào dịp cuối năm. Đến thăm quan nơi này, bạn sẽ được những người già trong bản kể lại lịch sử của bản và chùa Vặt, được đắm mình trong lễ hội “Xe Chá” vào dịp tết nguyên đán, được thưởng thức các lời ca, tiếng hát, điệu múa truyền thống và ẩm thực ngay trên chính hồ nước Noong Buông.


ST
 
Thành phố trẻ miền Sơn cước

Ngày 26/10/2008 Sơn La đã chính thức được công nhận là Thành phố đô thị loại 3 trong niềm vui hân hoan của chính quyền và người dân toàn tỉnh. Sơn La nay được nhìn nhận ở một tầm cao mới – Một thành phố trẻ đang vươn mình với nhiều tiềm năng phát triển.

Sonla11.jpg


Một góc của Tp Sơn La

Chúng tôi tới Sơn La vào những ngày cuối thu tháng 10, khi thị xã miền Sơn Cước này vừa được công nhận là một Thành phố mới trên vùng núi Tây Bắc. Đường phố rợp cờ, hoa, biểu ngữ với những gương mặt hân hoan, náo nức chào đón bước chuyển mình của một thành phố trẻ: Đại công trình Thủy điện Sơn La đang vào thời kỳ sôi động, vừa hoàn thành hơn 1,1 triệu mét khối bê tông đầm lăn, đảm bảo cho tiến độ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2010.

Những hộ dân tái định cư (TĐC) đầu tiên đã về dựng nhà nơi quê hương mới. Cuộc sống ổn định, khấm khá hơn, tình người mới, cũ chan hòa, sẵn lòng chia sẻ ngọt bùi, giúp nhau sớm tối…Huyện Mai Sơn, bản Mai Quỳnh đã phác nên được nét của một khu TĐC đông đúc. Phố huyện Phiêng Lanh giờ đây đã mang dáng dấp của một khu đô thị có quy hoạch cùng sự phát triển của nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Trong làn sương sớm những cây cổ thụ vẫn kiêu hãnh vươn mình cùng thời gian. Bên cạnh mái nhà sàn bản Lậu xưa giờ đây đã mọc lên những ngôi nhà tầng kiên cố cùng những cửa hàng, quầy bán tạp hóa, hoa quả… râm ran tiếng cười, nói của các chàng trai, cô gái người Thái, người Mông. Sau cơn lũ dữ, dòng Nậm La lại uốn mình hiền hòa với đôi bờ xanh mướt những giàn đỗ, luống rau… Cả Thành phố đang vươn mình với nhiều tiềm năng mới.


Sonla22.jpg

Công trình thủy điện Sơn La đang vào thời kỳ sôi động

Với 97% diện tích thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã cùng hơn 30 con suối lớn, Sơn La là tỉnh rất giàu tiềm năng phát triển công nghiệp thủy điện. Toàn tỉnh hiện có gần 100 điểm có khả năng phát triển thủy điện nhỏ với công suất 700 MW… Ngoài đại công trình thủy điện Sơn La với công suất 2.400 MW ở xã Ít Ong (Mường La), tỉnh đang triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ như Huổi Quảng, Nậm Chiến, Nậm Pja, Suối Sập… Giai đoạn 2007 – 2010, Sơn La đã và sẽ tiến hành xây dựng 18 nhà máy thủy điện nhỏ và vừa. Việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện đã tạo điều kiện cho Sơn La sắp xếp, ổn định dân cư, đầu tư kết cấu hạ tầng và quy hoạch các vùng kinh tế, tạo sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế Sơn La phát triển.

Sonla33.jpg


Khu tái định cư, di dân tại bản Mai Quỳnh, huyện Mai Sơn

Chủ tịch UBND Thành phố Sơn La, ông Nguyễn Hoàng Điệp cho biết, thị xã Sơn La được thành lập ngày 26/10/1961, đến nay là vừa tròn 47 năm. Cho dù là một đô thị miền núi, nhưng những năm gần đây Sơn La đã phát triển khá nhanh, nhất là từ khi có đề án xây dựng công trình Thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong 3 năm (2006 -2008) cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của Sơn La đã có những bước tăng trưởng vượt bậc từ hạ tầng giao thông, xây dựng, môi trường… tới các thể chế văn hóa và cả hệ thống chính trị. Với tốc độ đi lên mạnh mẽ đó, vừa qua Sơn La đã được Hội đồng thẩm định của Trung ương đánh giá cao, đạt đủ 5 tiêu chí của Đô thị loại 3, nhất là sự phát triển của hạ tầng KTXH.

Ngày 26/10/2008 Sơn La đã chính thức được công nhận là Thành phố đô thị loại 3 trong niềm vui hân hoan của người dân địa phương. Thành phố đã được nhìn nhận ở một tầm cao mới - là một thành phố trẻ sẽ được phát triển theo hướng thành phố văn hóa du lịch có bản sắc riêng, gắn liền với công trình Thủy điện quốc gia. Theo quy hoạch, hướng phát triển của thành phố Sơn La sẽ học tập theo mô hình của Đà Lạt với những điểm nhấn không gian đẹp. Hiện nay vấn đề quy hoạch xây dựng luôn được lãnh đạo thành phố đặt lên hàng đầu. Trung tâm của Tp sẽ có thể được di chuyển lên gần sân bay Nà Sản, theo hướng Quốc lộ 6. Trong tương lai Tỉnh sẽ phấn đấu xây dựng Sơn La thành một đô thị loại 2, đi đầu với những giải pháp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xứng đáng là Trung tâm văn hóa, giáo dục, và khoa học công nghệ của cả vùng Tây Bắc…


Trong cái se lạnh của tiết trời cuối thu tháng 10 vẫn háo hức niềm vui ghi dấu ấn bước chuyển mình của thành phố Sơn La, công trình thủy điện Sơn La và những con người trên vùng tái định cư mới … Tất cả đã và đang hội tụ cho một thế và lực mới, vượt lên khỏi nghèo nàn và lạc hậu, khẳng định sức sống và hơi thở của một thành phố trẻ.

ST
 
ĐỊA LÍ SƠN LA – ĐỊA LÝ TỈNH SƠN LA

Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Sơn La sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin được dùng chút kiến thức chuyên môn biên tập thêm cho các bạn cùng tìm hiểu, cảm ơn đã dành thời gian đọc bài này.
Thân ái!
...................

--------------Biên tập: Tống Chiên-------------------
Bài viết rất hữu ích cho người muốn tìm hiểu về Sơn La,chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe và công tác tốt
 
Sơn La có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và toàn diện cả về đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Là một tỉnh miền núi vùng cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi một số sông, suối, chất lượng đường giao thông thấp nên công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn. Giao lưu kinh tế chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 6, quốc lộ37...các tuyến đường ngang đi một số huyện chỉ thông suốt về mùa khô. Hệ thống đường giao thông còn thiếu, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn 4/189 xã chưa có đường giao thông.

Hệ thống GTVT đường bộ

Tổng chiều dài mạng: Tổng số đường ô tô đi được trong tỉnh: 3481,3 Km mật độ đường ô tô đạt 0,18 Km/Km2 (không kể đường xã và ngõ xóm). Nếu chỉ tính riêng đường quốc lộ và đường tỉnh thì mật độ là 0,07 Km/Km2).
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top