• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý tỉnh Nghệ An

ngan trang

New member
Điều kiện tự nhiên

Diện tích: 16.487km2
Dân số: 2.915.055 người
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai...
Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh
Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

bandoNAend.jpg


Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An

Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông.

Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.

Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km..

Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.

Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).


Tài liệu sưu tầm

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tài nguyên thiên nhiên


  • Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha
Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 1.170.716 ha
- Đất phi nông nghiệp 114.221 ha
- Đất chưa sử dụng 364.916 ha

Tài nguyên rừng

  • Tổng diện tích rừng 911.808, ha, độ che phủ đạt 55,2% (theo số liệu năm 2008).
Trong đó:
- Rừng sản xuất: 336.478,3 ha
- Rừng phòng hộ: 375.118,4 ha
- Rừng đặc dụng: 200.211,3 ha


  • Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...
  • Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.
Tài nguyên biển

Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau:

  • Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%).
  • Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%).
  • Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...
  • Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau:
  • Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn.
  • Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn.
  • Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển.
  • Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.
Tài nguyên động vật

  • Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ gồm:
  • Động vật có vú: 9 bộ - 24 họ - 78 loài
  • Lớp chim: 15 bộ - 47 họ - 202 loài
  • Lớp bò sát: 2 bộ - 14 họ - 41 loài
  • Lưỡng cư: 1 bộ - 6 họ - 21 loài
  • Trong số 342 loài trên, có 48 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có nghiên cứu cụ thể.
  • Danh mục loài có trong sách đỏ là: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi...
Tài nguyên thực vật

  • Phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó:
  • Hạt kín: 2 lá mầm 114 họ - 460 chi - 105 loài; 1 lá mầm 18 họ - 50 chi - 105 loài.
  • Hạt trần: 4 họ - 6 chi - 10 loài
  • Quyết thực vật: 19 họ - 21 chi - 34 loài.
  • Trong đó có 4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
  • Các loài có trong sách đỏ bao gồm: Lim xanh, giáng hương, giổi, lát hoa...
Tài nguyên khoáng sản

  • Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác
Khoáng sản nhiên liệu:

  • Than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn.
  • Than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn.
Khoáng sản kim loại:

  • Kim loại đen:
    • Sắt: ở Vân Trình (Nghi Lộc) và Võ Nguyên (Thanh Chương). Trữ lượng cả 2 mỏ hơn 1,8 triệu tấn với hàm lượng Fe = 41,53 - 67,05%.
    • Manngan: ở Rú Thành (Hưng Nguyên) trữ lượng C1 là 91.735 tấn, C2 là 131.296 tấn.

  • Kim loại màu quý hiếm:
    • Thiếc: Tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. Vùng Quỳ Hợp có 10 mỏ thiếc sa khoáng đã được điều tra với trữ lượng cấp C1+C2 là 33.678 tấn. Mỏ sa khoáng Na-Ca (Quế Phong) trữ lượng B + C1 + C2 loại SnO2 từ 367 đến 2027 g/m3 là 9760 tấn
    • Vàng được phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh gồm vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng đã được điều tra ở nhiều mức độ khác nhau.
    • Monazit ở huyện Quỳ Hợp trữ lượng C2 đạt gần 3 triệu tấn
Khoáng sản phi kim:

  • Barit có ở nhiều nơi, trong đó mỏ Sơn Thành trữ lượng cấp C1 là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit, cấp C2 là 108.997 tấn quặng, 66.398 tấn barit
  • Kaolin: sét ở huyện Nghi Lộc trữ lượng cấp C2 là 6.982.812 tấn
  • Đá vôi có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, chủ yếu tập trung tại Phúc Sơn (Anh Sơn) và Hoàng Mai (Quỳnh Lưu)
  • Sét đã tìm thấy ở 4 mỏ lớn với tổng trữ lượng 9 triệu tấn.
  • Đá Marble và Granitte ở huyện Quỳ Hợp gồm nhiều loại và có màu sắc đẹp
  • Photphorits phân bô ỏ các núi đá vôi
  • Đa quý (rubi) có ở Quỳ Châu
Các loại tài nguyên khác:

Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm:

  • Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)
  • Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn)
  • Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)
  • Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu)
  • Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp)
  • Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương)
  • Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ)
  • Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ)
  • Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông)
  • Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành)
  • Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn)
Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..

Nước khoáng:

Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh.

ST
 
Cơ sở hạ tầng - dịch vụ

Giao thông vận tải


Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

  • Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh.
  • Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.
  • Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)
  • Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế
  • Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
Dịch vụ bưu điện

  • Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục 3, 391/434 xã có báo trong ngày (90,09% tổng số xã) 100% số huyện mở dịch vụ EMS, 100% số huyện mở dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền nhanh. Mở thêm dịch vụ khai giá, đang nghiên cứu mở thêm các dịch vụ phát thanh nội hạt. Mạng bưu chính có 122 bưu cục (1 bưu cục tỉnh, 18 bưu cục trung tâm huyện thị, 103 bưu cục khu vực); 51 kiốt và 336 đại lý; 376 điểm bưu điện văn hoá xã; 5 tuyến/ 460 km đường thư cấp II; 119 tuyến/ 3.981 km đường thư cấp III. Có 32 đầu xe ôtô phục vụ bưu chính và phát hành báo chí.
  • Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao, lắp đặt mạng DNN trên toàn tỉnh phát triển 26 thuê bao. Lắp đặt điểm nút Internet tại Vinh và hệ thống giao diện tổng đài 5.2
  • Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao. (Trong đó, tổng số thuê bao ở Nông thôn 103.557, thành phố, thị xã 66.443, đạt 5.7 máy / 100 dân, dự kiến năm 2005 đạt 6,2 máy/ 100 dân (MT 6 máy). Hiện nay, đang chuẩn bị lắp đặt và hoà mạng 2 host AXE và các tổng đài RLU trong dự án ODA. Toàn tỉnh có 416/456 xã, phường có máy điện thoại (92%); có 22 trạm thông tin di động Vinaphone (gồm: Cửa Lò; Nam Đàn; Kim Liên; Thanh Chương; Đô Lương; Anh Sơn; Nghi Lộc; Diễn Châu; Quỳnh Lưu; Hoàng Mai; Ngò; Nghĩa Đàn; Yên Thành và Vinh 4 Trạm); Tổng số trạm truyền dẫn là 121 trạm (71 trạm viba, 74 trạm có lắp đặt thiết bị quang cáp), tổng số chiều dài quang 722,66 km, thiết bị SDH 155: 64 đầu, SDH 622: 3 đầu. Có 2 vòng ring (Vòng 1: Vinh, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Kim Liên, Hưng Nguyên, Vinh). Vòng 2: (Diễn Châu, Diễn Ngọc ....KCN Hoàng Mai .... Diễn Châu).
Điện năng

  • Nguồn điện
    • Tỉnh Nghệ An nhận nguồn cung cấp điện, chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cấp điện cho trạm 220 KV Hưng Đông bằng đường dây 220 KV, dây dẫn AC-300 dài 471 km. 7 trạm 110 KV được cấp điện chính từ trạm Hưng Đông và một phần trạm Thanh Hoá. + Thuỷ điện: Hiện nay, thuỷ điện Bản Cánh huyện Kỳ Sơn công suất 300 KW/h, điện áp 0,4/ 10 KV, cấp điện cho huyện Kỳ Sơn, kết hợp với lưới điện quốc gia qua đường dây 35 KV Cửa Rào - Kỳ Sơn
  • Hệ thống lưới điện
    • Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV.
    • Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV:
      • ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km
      • ĐDK - 22 KV: 749,48 km
      • ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km
  • Tình hình sử dụng điện năng: Đến nay, 19/ 19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia.
    • Tổng số xã, phường, thị xã, thị trấn có điện là 429/ 469, đạt tỷ lệ 91,47 %. Trong đó, số xã có điện: 394/ 434; số xã chưa có điện 40/ 434. Tỷ lệ xã có điện đạt 90,78 % tổng số xã.
    • Số hộ sử dụng điện: Tổng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh: 598.585/ 626.999 hộ, đạt tỷ lệ 95,47 % hộ có điện trong tổng số hộ.
Trong đó, hộ dân nông thôn sử dụng điện: 511.756/ 540.161 hộ, đạt tỷ lệ 94,74 % hộ có điện trong tổng số hộ dân nông thôn.

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt

Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.

Hệ thống y tế

  • Hiện nay Nghệ An có 25 bệnh viện; 43 phòng khám đa khoa khu vực, 478 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh có 6.615 giường, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh có 3.765 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 430 giường, trạm y tế xã - phường - thị trấn có 2390 giường...
  • Tổng số cán bộ trong biên chế nhà nước đến 31/12/2008 là 6.849 người, trong đó có 1391 người có trình độ bậc bác sỹ trở lên. Hàng năm, các cơ sở y tế đã khám và điều trị cho trên 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú là 21,7 vạn người.
  • Có 02 công ty đang hoạt động trong ngành dược, y tế: Công ty Cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế; Công ty Vật tư thiết bị y tế và dược phẩm.
  • Có 164 phòng khám tư nhân.
  • Hệ thống các bệnh viện, 6 bệnh viện tuyến tỉnh:
    • Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An
    • Bệnh viện Nhi tỉnh Nghệ An
    • Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc Nghệ An
    • Bệnh viện Lao Nghệ An
    • Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An
    • Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Nghê An
  • Bệnh viện thuộc Bộ, Ngành:
    • Bệnh viên Quân Khu 4.
    • Bệnh viện Giao thông.
    • Bệnh viện phong
    • Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An

  • 11 trung tâm , trạm y tế thuộc tỉnh
  • 1 bệnh viện Thành phố ( Vinh)
  • 19 Trung tâm y tế huyện, thành, thị xã.
  • 469 trạm y tế xã, ph­ường, thị trấn
  • 43 phòng khám đa khoa khu vực
Hệ thống ngân hàng
Hệ thống bảo hiểm

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm xã hội nông dân
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Bảo hiểm tiền gửi
Nghệ An có 5 công ty bảo hiểm lớn

  • Công ty bảo hiểm Nghệ An (thành viên của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt)
  • Công ty bảo hiểm Bảo Việt Nhân Thọ
  • Chi nhánh bảo hiểm thành phố Hồ Chi Minh (Bảo Minh)
  • Chi nhánh cổ phần bảo hiểm Petrolmex (PJICO)
  • Văn phòng giao dịch công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tại Nghệ An
  • Công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG
  • Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Bảo hiểm bưu điện
Hệ thống khách sạn

Đến nay có gần 271 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 5.802 buồng, 12.084 giường nghỉ. Trong đó: Có 4 khách sạn được xếp hạng 3 sao, 13 khách sạn được xếp hạng 2 sao và 2 khách sạn được xếp hạng 1 sao, với gần 850 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một số nhà thi đấu và tập luyện chính

  • Nhà thi đấu tỉnh
  • Nhà thi đấu và tập luyện trường Huỳnh Thúc Kháng
  • Nhà thi đấu và tập luyện trường Dân tộc nội trú
  • Nhà thi đấu và tập luyện trường Đại học Vinh
  • Nhà thi đấu và tập luyện trường Hà Huy Tập
  • Nhà thi đấu và tập luyện công ty Thương mại
  • Nhà thi đấu và tập luyện Đường bộ 4
  • Nhà thi đấu và tập luyện văn phòng UBND tỉnh
  • Nhà thi đấu và tập luyện công ty cấp nước
  • Nhà thi đấu và tập luyện công ty luơng thực
  • Nhà thi đấu và tập luyện thị xã Cửa Lò
  • Nhà thi đấu và tập luyện huyện Quỳnh Lưu
Sân vận động: Sân vận động hoàn chỉnh tỉnh; Sân vận động ở 19 huyện, thành, thị
Bể bơi

  • Bể bơi 50m trung tâm đào tạo - huấn luyện TDTT
  • Bể bơi 25m huyện Quỳnh Lưu
  • Bể bơi Nhà văn hoá lao động
  • Bể bơi Công viên Nguyễn Tất Thành
Câu lạc bộ, nhà văn hoá

  • Câu lạc bộ lao động tỉnh
  • Nhà văn hoá thiếu nhi Việt Đức
  • Nhà văn hoá ở các huyện, thành, thị
Điểm vui chơi giải trí - du lịch

  • Công viên trung tâm Thành phố Vinh
  • Công viên Nguyễn Tất Thành
  • Công viên hồ Cửa Nam
  • Lâm viên núi Quyết
  • Khu du lịch biển Cửa Lò
  • Khu di tích Kim Kiên
  • Khu du lịch biển Xuân Quỳnh
ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

VuonQuocGia2.jpg

Vườn quốc gia Pù Mát

Địa điểm:
miền Trung Việt Nam
Gần thành phố: Vinh
Tọa độ: 18°59′00″B, 104°40′00″Đ
Diện tích:
911,13 km² Thành lập: 2001
Cơ quan quản lý:
UBND tỉnh Nghệ An
Vườn quốc gia Pù Mát
là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao. Được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia.

Vị trí địa lý

Từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông.

Điều kiện tự nhiên

Diện tích

Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 91.113 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 1.596 ha.
Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha.

Địa hình

Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 - 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m.

Đa dạng sinh học

300px-Annamite_range_pu_mat_2007_05.jpg

Một cảnh vườn quốc gia Pù Mát.


Pù Mát là một trong những điểm được nghiên cứu rất kỹ về đa dạng sinh học. Cho đến nay đã có 1.144 loài thực vật có mạch được ghi nhận là phân bố ở Pù Mát. Trong đó có 3 loài là mới cho khoa học: Cleistanthus spp. nov., Phyllagathis spp. nov. và Phrynium pumatensis.
Kiểu rừng đặc trưng nhất là rừng thường xanh trên đất thấp với ưu thế của các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) (Hopea spp. và Dipterocarpus spp.), Dẻ (Fagaceae) (Quercus spp., Lithocarpus spp. và Castanopsis spp.) và Long não Lauraceae (Cinnamomum spp. và Litsea spp.).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây có 3 loài thú đặc hữu Đông Dương: sao la (Pseudoryx nghetinhensis), thỏ sọc Bắc BộNesolagus spp. nov.), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), vượn má hung (Hylobates gabriellae). Ngoài ra còn có các ghi nhận về mang lớn, mang Trường Sơn, voọc chà vá chân nâu, hổ, voi, cầy vằn...
Tổng số có 259 loài chim được phát hiện, trong đó 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài chim quý, hiếm như trĩ sao, niệng cổ hung..

Dân cư

Sinh sống xen kẽ trong khu rừng cấm này chủ yếu là người Kinh, người Thái, người Thổ (bộ tộc Đan Lai). Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống.
( Kỳ thú Pù mát Đến ngã ba Diễn Châu (Nghệ An), nơi giao nhau của quốc lộ 1A và quốc lộ 7, xe chạy ngược lên biên giới Việt - Lào chừng 80km là tới Vườn quốc gia Pù Mát.

Pù Mát cách TP Vinh chừng 140km, có diện tích hơn 91.000ha. Nằm trên sườn đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, Pù Mát thuộc địa phận ba huyện trung du và miền núi Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương.
Nơi đây hội tụ đủ tính chất và hệ sinh thái của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với đồi, rừng, sông, suối, các trảng cỏ rộng lớn và những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy dài dọc theo sông Giăng. Gần như liền kề và song song với Pù Mát là sông Lam trong xanh, thơ mộng.

Pù Mát có hơn 2.600 loài thực vật với nhiều thế hệ khác nhau, là nơi họp mặt điển hình của các loài thực vật vùng Bắc Trung Bộ. Càng đi sâu vào vườn càng chập chùng cây lá. Dây leo quấn quít, khi như những con trăn uốn lượn hoặc toả ra như vòi bạch tuộc, khi lại đung đưa như chiếc võng gợi nhớ một thời rừng già Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mỹ.
Mùa mưa cũng như mùa khô ở Pù Mát, hoa rừng nở rộ khắp nơi. Đặc biệt, nơi đây có nhiều loài hoa phong lan quý và đẹp, nở quanh bốn mùa. Trên đường đi, du khách luôn bắt gặp nhiều chùm lan bám trên cành cao hoặc trên cây cổ thụ như những chùm đèn toả sáng. Trong rừng có tới 220 loài cây dược liệu quý, trong đó có trầm hương.

Hệ động vật ở đây cũng thật đa dạng và phong phú với 241 loài thú của 86 họ, 28 bộ. Trong đó có 42 loài thú lớn, 70 loài thú nhỏ, 295 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thể, 74 loài cá ... Có thể kể tên một số loài thú quý hiếm như voi, hổ, báo gấm, lợn rừng, sơn dương, voọc, sao la, vượn đen, gấu chó, gấu ngựa, khỉ, chồn, trăn gấm v.v...

Tại đây còn có nhiều loài chim quý, đặc biệt là công và trĩ. Thi thoảng, du khách đi dạo còn bắt gặp chim công và gà lôi. Và những đàn bướm lớn, sặc sỡ màu sắc bay lượn trong nắng mai thì nhiều không kể xiết. Không gian vườn luôn tràn ngập tiếng chim, như một dàn ca bách thanh sống động, vui tai.

Pù Mát, một vùng rừng nguyên sinh, khu rừng già lớn nhất còn sót lại trên dải Trường Sơn, đặc biệt đẹp và quý hiếm. Dường như nơi đây đang mang trong mình nó cả một bộ sưu tập động thực vật quý giá của miền tây Nghệ An mà ít khu rừng nào trong nước có thể sánh được về chủng loại động thực vật cũng như diện tích. Các nhà khoa học đã gọi khu rừng này là một bảo tàng thiên nhiên quả không sai.

Đến với Pù Mát là cơ hội để du khách biết được một góc Trường Sơn hùng vĩ, hoang sơ và dồi dào tài nguyên của đất nước.

ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tỉnh Nghệ An:

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km..

Nơi hùng vĩ đẹp và con người hiếu học
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top