Địa lý tỉnh Điện Biên

Tongthieugia

New member
Xu
0
ĐỊA LÍ ĐIỆN BIÊN - ĐỊA LÝ TỈNH ĐIỆN BIÊN​


Giảng viên hướng dẫn:TS_Hoàng Thanh Giang


I. VỊ TRÍ ĐẠI LÝ

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 9.542,289 km2 chiếm 2,89% diện tích cả nước. Toạ độ địa lý: 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Điện Biên có 9 đơn vị hành chính (01 Thành phố, 01 Thị xã và 07 huyện) với 21 dân tộc sinh sống.

Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố (tỉnh lỵ), 1 thị xã và 7 huyện:
Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia)
• Huyện Điện Biên (đã trình xin đổi thành huyện Mường Thanh).
• Huyện Điện Biên Đông
• Huyện Mường Ảng
• Huyện Mường Chà
• Huyện Mường Nhé
• Huyện Tủa Chùa
• Huyện Tuần Giáo

Thông tin nhân khẩu

Tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống với tổng dân số khoảng 500.000 dân, chủ yếu là người Thái (chiếm 38%), tiếp đó là H'Mông (chiếm 30%) và Kinh (chiếm 20%).
Giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ:

• Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6.
• Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km.
• Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km.

Đường không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng

II. TÀI NGUYÊN

1. RỪNG

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng về đất rừng và đất có khả năng phát triển rừng rất lớn. Toàn tỉnh có tới 606.809,3 ha đất rừng và đất có khả năng phát triển rừng, chiếm 63,59% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tích đất có rừng của Điện Biên chỉ có 400.776,1 ha, chiếm 66,04% tiềm năng đất rừng và đạt tỷ lệ che phủ 42%, trong đó rừng tự nhiên là 387.051,1 ha, chiếm 96.58% đất có rừng; rừng trồng là 13.725 ha chiếm 3,42%. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Đất chưa sử dụng của Điện Biên còn rất lớn, tới 310.387,08 ha, chiếm 32,5% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp. Đây được xác định là nguồn tài nguyên quí giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. ĐẤT

Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 954.229 ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm. Đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa. Đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trên 70 cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi. Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 623.868,7 ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82% diện tích đất tự nhiên; đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên của tỉnh.

3. DU LỊCH

Tỉnh Điện Biên có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan đẹp... Điện Biện có tài nguyên du lịch tự nhiên khá lớn mà không phải nơi nào cũng có được.

Các tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng ở Điện Biên phải kể đến: hồ Pa Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, động Thẩm Púa, những thác nước trong mát, những cảnh quan tự nhiện kỳ vĩ và tương lai không xa còn có hồ thủy điện Sơn La... Đây là những điều kiện lý tưởng để Điện Biện phát triển các loại hình du lịch đa dạng và hấp dẫn. Về hệ thống sông, hồ, Điện Biên là khu vực có nhiêu hồ nước rộng, dung tích lớn (hồ Pa Khoang có dung lượng 47 triệu m3, nằm ở độ cao 920 mét), cảnh quan lòng hồ sinh động và mát mẻ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn.

Ngoài ra các nguồn nước khoáng nóng, nhất là điểm nước khoáng nóng Hua pe, u va và điểm nước khoáng Tuần Giáo... cũng là lợi thế lớn để Điện Biên phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, tắm và chữa bệnh... Về tài nguyên du lịch nhân văn: Tỉnh Điện Biên có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: Tháp Mường Luân, một công trình văn hoá từ thế kỷ 16 ở Điện Biên, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ... là những tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch lịch sử.

Đặc biệt Điện Biên có một nền văn hóa đa dân tộc có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch (tại Điện Biên có 21 dân tộc anh em chung sống). Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế Lang đạo của người Mường, thiết chế dòng họ của người H’Mông...; những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè của mỗi dân tộc, cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của vùng Tây Bắc... là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với du khách, nhất là các du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Điện Biên cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.

Bên cạnh các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc biệt, Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là liên kết với cố đô Luông Prabang của Lào và tỉnh Vân Nam Trung Quốc để hình thành tour du lịch hấp dẫn qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát).

Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H' Mông.

Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ...

4. KHOÁNG SẢN


Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đã được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có: Về khoáng sản kim loại: có vàng, sắt, chì, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân... Vàng qua khảo sát và thực tế nhân dân địa phương khai thác có điểm quặng ở xã Phì Nhừ huyện Điện Biên Đông. Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.

Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ, hiện nay có điểm quặng chì - kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động. Đồng, qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể. Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.

Thuỷ ngân phân bố ở Mường Nhé, có một điểm quặng Antimon ở xã Mường Mươn huyện Điện Biên nhưng chưa xác định được triển vọng. Về khoáng sản năng lượng: đáng chú ý có than mỡ ở Thanh An - Thanh Xương, Nong Hẹt huyện Điên Biên (trữ lượng cấp C1 là 209 nghìn tấn, C2 là 285 nghìn tấn, P là 409 nghìn tấn); Na Sang - Nà Púng xã Keo Lôm, Pú Nhi huyện Điện Biên Đông và Núa Ngam huyện Điện Biên (trữ lượng cấp C1 là 156 nghìn tấn, C2 là 561 nghìn tấn, P là 1,9 tr.tấn). Ngoài ra còn một số điểm quặng than khí mỡ và than antraxit nhưng mới nghiên cứu ở mức độ phổ tra, chưa xác định trữ lượng.

Khoáng sản vật liệu xây dựng: gồm các loại đá vôi, sét xi măng, đá hoa ốplát, đá granit ốplát, đá phiến lợp, cuội, sỏi, cát, cao lanh, sét gốm... là khoáng sản có triển vọng nhất của Điện Biên. Đá vôi có tiềm năng phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh, trong đó mỏ đá vôi Tây Trang (ở Na Ư huyện Điện Biên) là một trong những mỏ có triển vọng nhất với trữ lượng 33 triệu m3 có thể phát triển khai thác phục vụ sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh.

Đá ốp lát phân bố ở thị xã Mường Lay và huyện Tuần Giáo với quy mô vừa, trữ lượng khoảng vài trăm nghìn tấn (cấp P) đã có thời gian khai thác để làm vật liệu xây dựng thông thường. Đá ốp lát Granodirit thuộc các xã Nà Tấu, Thanh Minh huyện Điện Biên (cách thành phố Điện Biên Phủ 7 km về phía Đông Bắc) có tiềm năng khá lớn, trữ lượng dự báo khoảng 100 triệu m3 (cấp P).

Sét xi măng có ở Na Hai xã Sam Mứn huyện Điện Biên với quy mô nhỏ, trữ lượng thăm dò cấp C1 là 1.309 nghìn m3, cấp C2 là 3.530 nghìn m3. Đá phiến lợp cách thị xã Mường Lay khoảng 6 km về phía Đông có quy mô lớn và đang được khai thác. Sét gốm ở Co Nôm xã Noong Luống huyện Điện Biên có quy mô vừa, trữ lượng khoảng 587 nghìn m3.

Các loại khoáng sản VLXD khác như cuội, sỏi, cát, cao lanh,... có quy mô không lớn và phân bố rải rác trong tỉnh. Theo các tài liệu thu thập được, trong khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên (từ cầu Thanh Bình đến ngã ba Nậm Ngam và Nậm Rốm) có khoảng 40 vị trí đang khai thác cát, sỏi dùng cho xây dựng; Tại các bãi bồi và thềm bậc I của suối Nậm Lay (từ cầu Bản Xá về ngã ba Nậm Lay - Sông Đà) thuộc thị xã Mường Lay cũng có nhiều điểm khai thác cát sỏi.

Các điểm nước khoáng nóng: Tại Điện Biên đã xác định nhiều điểm nước khoáng nóng có giá trị giải khát và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện nay một số nguồn nước khoáng nóng đã được khai thác sử dụng vào mục đích đóng chai (như ở Mường Luân) và du lịch nghỉ dưỡng (U Va, Hua Pe) ...

5. NƯỚC VÀ THUỶ VĂN

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.

Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xã Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh Sơn La. Sông Đà (trên địa bàn Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pô, Nậm Mức... với tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là sông Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giáo và sông Nậm Mạ thuộc huyện Điện Biên với diện tích lưu vực 2.550 km2.

Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh. Hệ thống sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 1.650 km2 với các nhánh chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.

Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
Tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lưu lượng dòng chảy mạnh... nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mô.

Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu... Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay 2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây dựng và khai thác khá hiệu quả.

III. VĂN HOÁ XÃ HỘI

Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
Văn hoá, thông tin: Những di tích và các giá trị văn hoá vật thể cũng như văn hóa phi vật thể, đặc biệt là bản sắc văn hoá các dân tộc luôn đư¬ợc gìn giữ và phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá và bản làng văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 800 bản làng đăng ký đạt tiêu chuẩn bản làng văn hoá, trong đó được công nhận đạt tiêu chuẩn 568 làng, bản.

Các lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống được giàn giữ và khôi phục tiêu biểu là các lễ hội của đồng bào Thái, Mông, lễ hội đền Hoàng Công Chất… Sóng truyền hình Việt Nam phủ được cho 84% dân số, sóng truyền hình Tỉnh phủ được cho 67% dân số; Sóng phát thanh Việt Nam phủ được cho 98,8% dân số, sóng truyền hình Tỉnh phủ được cho 48% dân số.

Giáo dục - đào tạo:

Giáo dục: Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ. Chương trình phổ cập THCS được triển khai thực hiện từ năm 2001, đến cuối năm 2007 đã có 72/106 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS. Đến nay toàn tỉnh có 372 cơ sở giáo dục các cấp gồm: 89 trường mầm non; 146 trường tiểu học; 111 trường THCS; 18 trường THPT; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 6 TTGDTX huyện , 1 TT.

Kỹ thuật tổng hợp - học nghề. Hệ thống các trường, lớp mẫu giáo mầm non trong toàn tỉnh nói chung và ở các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn nói riêng được củng cố và mở rộng. Đến nay 100% các xã đã có trường mẫu giáo hoặc lớp mẫu giáo gắn với các trường tiểu học; tỉnh đã cơ bản xoá hoàn toàn xã trắng về giáo dục mầm non.

Đào tạo: Hệ thống các trường đào tạo đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên. Toàn tỉnh hiện có 1 trường dạy nghề, 1 trường Cao đẳng Sư phạm và 2 trường Trung học chuyên nghiệp (1 trường Trung học Y tế, 1 trường Trung học Kinh tế kỹ thuật tổng hợp).

Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều ngành nghề mới được xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy, từng bước đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc tự đào tạo, tỉnh còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội như: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Nông nghiệp, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông... để đào tạo cho đội ngũ cán bộ và con em trong tỉnh.

Khoa học - công nghệ và môi trường

Khoa học - công nghệ: Công tác khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường đã có những triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Một số đề tài, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất như: Trong nông nghiệp và thủy sản, đã tuyển chọn và đưa vào sản xuất tập đoàn giống mới có năng suất chất lượng tốt như: giống lúa, giống ngô, giống đậu tương, giống nấm, tập đoàn giống cây ăn quả và các giống bò, lợn, gà, tôm, cá... góp phần đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng 15 - 20%. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường ở Điện Biên vẫn còn nhiều yếu kém so với các địa phương khác trong vùng và cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Môi trường: Môi trường không khí, chất lượng môi trường không khí của Điện Biên chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu SO2, NO2, Co, NO, CO2, H2S, CH4 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng chỉ xảy ra cục bộ tại một vài khu đô thị và tập trung dân cư.

Môi trường nước, nguồn nước của các hồ chứa trong tỉnh hiện tại đều chưa bị ô nhiễm. Song nước của một số sông suối chính ở vùng lòng chảo Điện Biên, thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên Đông, thị xã Mường Lay... đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, COD, BOD... do nước thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, suối.

Nguồn nước ngầm trong tỉnh, nhất là ở các khu vực Điện Biên, Tuần Giáo cũng đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom... do hầu hết các nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý triệt để và việc khai thác sử dụng nước ngầm tự phát, không đúng kỹ thuật. Môi trường đô thị, do hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải ở các đô thị trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nên chất lượng môi trường đô thị cũng đang có biểu hiện ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất cũng xảy ra thường xuyên. Hiện nay việc thu gom các chất thải rắn mới đạt 60% tổng thải.

Toàn tỉnh chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các rác thải chỉ được tập trung và xử lý bằng hình thức chôn lấp đơn giản nên đang gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nông thôn, đến nay tỷ lệ hộ trong toàn tỉnh có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm khoảng 25 - 30%, số hộ dân sử dụng nước sạch đạt 57% (bao gồm nước máy, hệ thống tự chảy, lu, mó...).
Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được quan tâm chú trọng, đạt được nhiều thành quả trên mọi mặt cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 10 bệnh viện (1 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện khu vực, 1 bệnh viện Lao và bệnh Phổi, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 6 bệnh viện tuyến huyện), 1 khu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, 9 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 1 công ty cổ phần dược vật tư y tế, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 106/106 xã có trạm y tế xã, phường, thị trấn, với tổng số 1.303 giường bệnh, quân có 27,8 giường bệnh/1 vạn dân. Số bác sỹ/1 vạn dân là 4,6; số dược sỹ/ 1 vạn dân là 0,34.

Các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị khá hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh. Riêng bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã còn nhiều khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và thiết bị khám chữa bệnh.
Mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo


Thực hiện việc lồng ghép các chương trình dự án và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và của tỉnh; đời sống nhân dân các dân tộc đã có những bước cải thiện căn bản, GDP bình quân đầu người năm 2007 ước đạt 365 USD/năm. Hiện tại đã cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 5%. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 89.500 hộ, trong đó có 29.368 hộ đói nghèo chiếm 32,81%. Hàng năm giải quyết việc làm cho 7.000 lao động.

Nguồn nhân lực

Dân số: Dân số trung bình năm 2007 của tỉnh Điện Biên là 468.282 người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km2) và của cả nước (254 người/km2).


Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc.

Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 285.652 người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh.

Chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007 chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.

IV. NGUỒN NHÂN LỰC

Dân số: Dân số trung bình năm 2007 của tỉnh Điện Biên là 468.282 người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km2) và của cả nước (254 người/km2).

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc.

Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 285.652 người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh.Chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007 chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.

V. CƠ SỞ HẠ TẦNG DỊCH VỤ DU LỊCH

Ngân hàng: Hệ thống các ngân hàng thương mại như Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp đã có chi nhánh tại Trung tâm các huyện và có dịch vụ phục vụ đến các xã thuận tiện cho quan hệ giao dịch tín dụng của các nhà đầu tư.

Bảo hiểm: Dịch vụ bảo hiểm được phục vụ đầy đủ đủ bởi các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước từ các loại hình bảo hiểm thông dụng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ tới các loại hình bảo hiểm khác theo yêu cầu của khách hàng.

Thương mại: Mạng lưới thương mại được phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế các trung tâm huyện, thị và cụm xã đều đã có chợ trung tâm các xã đều đã có các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng cao, vùng xa.

Năm 2007 tổng doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ thương mại trên địa bàn ước đạt 1160 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 16,29%/năm. Tuy nhiên về thương mại quốc tế, nhất là xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng.
Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, doanh nghiệp vận tải Quốc doanh địa phương sớm được cổ phần hoá. Các nguồn lực được tăng cường bổ sung, số đầu phương tiện và chất lượng được đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ, đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Dịch vụ Bưu điện: Các hoạt động bưu chính viễn thông cũng được phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trung tâm các huyện và hầu hết các khu vực thị tứ đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Hầu hết các bưu cục đều đã mở các dịch vụ điện thoại đường dài, phát hành báo chí, chuyển tiền qua bưu điện tại trung tâm các xã... Nhiều loại hình phục vụ mới được áp dụng, góp phần tăng doanh thu và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Dịch vụ du lịch: Hiện nay toàn tỉnh có 83 cơ sở kinh doanh du lịch. Hệ thống khách sạn du lịch cũng tăng khá với 38 khách sạn với tổng số 687 phòng khách, trong đó trên 95% số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Một số dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử quy mô lớn và hiện đại... đã và đang được xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách như khu du lịch sinh thái Him La, U Va, Hua Pe... Số du khách đến Điện Biên năm 2007 khoảng 155.000 lượt khách, trong đó có hơn 16.000 lượt khách quốc tế.

VI. KINH TẾ - XÃ HỘI

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Lĩnh vực Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá so với cùng kỳ nhiều năm. Dự ước tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 10,86% [1]. Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,6%, Công nghiệp xây dựng tăng 8,7%, Dịch vụ tăng 16,24%. Cơ cấu kinh tế năm 2007: nông lâm nghiệp chiếm 36,37%, giảm 0,07%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 24,74%, giảm 0,61%; Dịch vụ 38,89%, tăng 0,68% so với năm 2006.

1.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp

1.1.1 Sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực năm 2007 ước đạt 187.864 tấn, tăng 1,2% so với năm 2006. Trong đó: Sản lượng thóc ước đạt 131.543 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 401 kg/năm. Trong đó:

- Tổng diện tích lúa chiêm xuân gieo cấy đạt 7.496 ha, năng suất bình quân đạt 55,48 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 41.558 tấn.
- Diện tích lúa mùa đạt 15.553 ha, năng suất bình quân 41,66 tạ/ha, sản lượng ước đạt 64.801,5.
- Diện tích lúa nương gieo trồng được 19.113 ha, sản lượng ước đạt 25.154,7 tấn.
- Cây ngô: Tổng diện tích ngô gieo trồng đạt 27.316 ha. Sản lượng ước đạt 56.320 tấn, đạt 98 % kế hoạch.

1.1.2. Cây công nghiệp:

- Cây Đậu tương trồng được 9.138 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 10.950 tấn.
- Cây bông trồng được 1.377 ha, sản lượng ước đạt 2.042 tấn.

- Tiếp tục duy trì 223 ha chè và 412 ha cà phê hiện có, đồng thời triển khai chăm sóc 7 ha chè và 90 ha cà phê trồng mới, sản lượng chè búp tươi ước đạt 68 tấn, cà phê nhân 949 tấn.
1.1.3- Chăn nuôi: Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm khá nhanh, ổn định.

Theo số liệu điều tra ngày 01/8/2007, đàn gia súc có khoảng 369.701 con, trong đó có 105.199 con trâu, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; 32.198 con bò, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước, 232.304 con lợn, tăng 5,24% so với cùng kỳ năm trước.

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 trên địa bàn huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ xuất hiện dịch cúm gia cầm, song đã được kiểm soát, dập tắt kịp thời. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ 29.340 con, trong đó gà 1.842 con, vịt 25.957 con, ngan 1.541 con.

Tuy nhiên tốc độ phát triển đàn gia cầm của tỉnh vẫn đạt khá, ước đạt trên 1,4 triệu con, tăng trên 26% so với năm 2006.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.681 ha, tăng 2,8% so với năm 2006. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 926 tấn, tăng 6,8% so với năm 2006.

1.1.4- Lâm nghiệp: Thực hiện khoanh nuôi tái sinh 124.786 ha rừng, đạt 99,9%, bảo vệ 8.252 ha đạt 208,3% kế hoạch, trồng rừng mới được 897,2 ha (Trong đó rừng phòng hộ 309 và rừng sản xuất 588,2 ha) bằng 35,8% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 44% [2], tăng 2% so với năm 2006.


1.2. Về Sản xuất công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp ổn định và có bước tăng trưởng so với năm trước. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2007 đạt 350,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 12,51% so với năm 2006. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 15,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 7,72%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,5%, khu vực cá thể tăng 15,76%). Sản lượng một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá (trên 20%) là: thức ăn gia súc, bột giấy, trang in, xi măng, cọc bê tông, tấm lợp, nước máy…

1.3. Hoạt động Thương mại - Dịch vụ:

- Dịch vụ thương mại: Dự ước tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được cung ứng đầy đủ.

- Du lịch: Tổng số du khách đến Điện Biên năm 2007 ước đạt 180 ngàn lượt khách, tăng 16,12% so năm trước, trong đó khách quốc tế ước đạt 22 ngàn lượt, tăng 37,5 % so với năm trước; đặc biệt là sau khi khai trương cửa khẩu quốc tế Tây Trang đã có một số đoàn khách từ Thái Lan sang Điện Biên thăm quan, du lịch. Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 72 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006.

- Hoạt động xuất - nhập khẩu: Tháng 5/2007 chính quyền 2 tỉnh Điện Biên và Phoong Sa Ly đã chính thức công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Xốp Hùn, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của tỉnh. Dự ước kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 2 triệu 500 ngàn USD. Trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của địa phương ước đạt 1,87 triệu USD; nhập khẩu đạt 1,7 triệu USD, tăng 41% so với năm 2006.

- Dịch vụ vận tải: Do việc nâng cấp cải tạo các tuyến quốc lộ 6, 279 và 12 diễn ra trong khi không có đường tránh, giá xăng dầu tăng cao làm phát sinh chi phí đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động vận tải đường bộ. Dự ước khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 135 triệu 398 ngàn tấn.km, tăng 0,96%; hành khách luân chuyển đạt 120 triệu 098 ngàn người.km, tăng 2,86% so với năm 2006.

- Tài chính - Tiền tệ:

+ Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách địa phương dự ước đạt 1.939,9 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2006. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 154,2 tỷ đồng. Thu trợ cấp ngân sách Trung ương ước đạt 1.471 tỷ đồng.
+ Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 1.749 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 697,5 tỷ đồng, chi thường xuyên 991 tỷ đồng.

+ Hoạt động Ngân hàng, kho bạc đã đáp ứng nhu cầu tiền mặt, tiền gửi, cho vay phục vụ nhu cầu của các thành phần kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ tiền tệ; các Ngân hàng giữ mức nợ xấu ổn định ở mức an toàn; hệ thống kho bạc có nhiều cố gắng để thực hiện tốt công tác giám sát chi và kiểm soát thanh toán.

1.4. Phát triển các thành phần kinh tế:
Trong 11 tháng đầu năm 2007 có thêm 80 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 535 tỷ đồng; nâng tổng số các doanh nghiệp toàn tỉnh lên 363 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.950 tỷ đồng hoạt động ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế.

Đã hoàn thành việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1, đã bàn giao 13 doanh nghiệp có vốn nhà nước cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý. Hoàn chỉnh đề án sắp xếp đổi mới 13 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do tỉnh quản lý giai đoạn 2007-2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển. Năm 2007 có 12 hợp tác xã được thành lập, đưa tổng số hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh lên 79 hợp tác xã với số vốn đăng ký là 50,5 tỷ đồng, bao gồm 35 HTX nông lâm thủy sản, 32 HTX công nghiệp - xây dựng và 12 HTX khác. Ngoài ra còn có 129 tổ hợp tác, trong đó 56% tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

2. Về tình hình thực hiện đầu tư phát triển

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 ước huy động đạt 2.002 tỷ đồng, tăng 7,6% so với dự kiến trong kế hoạch đầu năm. Gồm có nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chiếm khoảng 75%, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế chiếm 25%.
Trong đó:

+ Vốn do địa phương quản lý: 1.340 tỷ đồng
+ Vốn các Bộ ngành trung ương đầu tư: 475 tỷ đồng

Tuy các nguồn đầu tư phát triển huy động từ các thành phần kinh tế và vốn đầu tư của các Bộ ngành Trung ương trên địa bàn không đạt kế hoạch, song nguồn vốn của ngân sách do địa phương quản lý đã huy động thêm trong năm khá lớn, như nguồn trái phiếu cho các dự án đầu tư cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được chấp thuận 208 tỷ đồng, bổ sung tăng thu 25 tỷ đồng, tạm ứng 65 tỷ đồng, bổ sung có mục tiêu 55 tỷ, huy động các nguồn ODA khác như dự án làng trẻ SOS, dự án Tỉnh Bạn Hữu trẻ em, vốn JBIC dư của chương trình IV với tổng mức đầu tư cho các dự án này trên 100 tỷ đồng (thực hiện trong giai đoạn 2007 – 2009)… đã góp phần quan trọng đảm bảo nguồn lực đầu tư theo kế hoạch, phục vụ mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn trong năm 2007.

Tổng số vốn thực hiện và giải ngân ước đạt 1.816 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2006 và tương đương 66% GDP của Tỉnh.

Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Đến hết năm 2007 đã có 100/106 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 70/106 xã đi lại được 2 mùa; 100% xã, phường có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã ; 81/106 xã, phường có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, có 72% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 61% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt.

3. Các mặt Văn hóa- xã hội:

3.1. Về giáo dục: Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 372 trường với 6.220 lớp (trong đó có 400 lớp phổ cập) và 136.384 học sinh, so với cùng kỳ năm học trước tăng 49 trường và tăng 4.699 học sinh.

- Công tác phổ cập và xoá mù chữ:

Trong năm đã công nhận thêm 29 xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng tuổi, nâng tổng số xã toàn tỉnh được công nhận lên 62 xã, phường, tăng 16,9% kế hoạch; Đồng thời tập trung triển khai phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn các xã trong toàn tỉnh, đến cuối năm công nhận thêm 16 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã, phường đạt chuẩn lên 72 xã, đạt 100% KH;

- Công tác đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề: Năm 2007 đã cấp bằng tốt nghiệp cho trên 1.470 sinh viên. Qui mô học sinh đầu năm học 2007-2008 của 3 trường chuyện nghiệp là 3.645 học viên (chỉ tính hệ chính qui), trong đó số học sinh, sinh viên tuyển mới đầu năm là 1.462 học viên tăng 123 học viên so với năm học trước.

- Công tác đào tạo nghề: Với 3 cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo được 4.424 học viên. Trong đó: Đào tạo hệ dài hạn (trung cấp: 424 h/v, ngắn hạn (sơ cấp) 4.000 h/v. Trong đó đào tạo cho nông dân và thanh niên dân tộc thiểu số là 1.400 học viên, chiếm 35%).

3.2. Về Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân :

- Công tác khám chữa bệnh được chú trọng với tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế là 871.619 lần đạt 91% kế hoạch năm tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 43.472 bệnh nhân đạt 116% so với kế hoạch và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân ngày sử dụng giường bệnh đạt 31 ngày/tháng. Đến nay toàn tỉnh đã phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo 328.496 thẻ, với tổng số kinh phí 26.279 triệu đồng; 91% trẻ em < 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh.

- Các mục tiêu chương trình y tế quốc gia được đẩy mạnh Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai tương đối tốt, công tác quản lý và giám sát HIV/AIDS được tiến hành thường xuyên.

3.3. Công tác Dân số - Gia đình & Trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Đã tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hóa gia đình ở 87 xã. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai 68% đạt; Giảm tỷ lệ sinh 1%o. Tỷ lệ sinh con thứ ba giảm 1% so với năm 2006. Tỷ lệ phát triển dân số 2,01%; Dân số trung bình ước khoảng 468.282 người.

3.4. Văn hoá thông tin- TDTT:

Tổng số giờ phát thanh trong năm đạt 90,8 % kế hoạch và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số giờ phát sóng truyền hình toàn tỉnh đạt 118,4 % kế hoạch, tăng 20,4% so với năm trước.

3.5. Lao động, thương binh và xã hội:

- Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh đã được triển khai phối hợp tốt với các chương trình khác, đã ổn định việc làm thường xuyên cho 256.474 lao động, giải quyết việc làm mới cho 7.000 lao động. Tổ chức xuất khẩu lao động cho 200 người đi Malaysia và Hàn Quốc.
- Trong năm đã có 3.263 hộ thoát nghèo (4,86%). Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh đã giảm từ 38,77% năm 2006, xuống còn 33,91% năm 2007.

- Công tác cai nghiện: Trong năm đã và đang cai nghiện tại cộng đồng và Trung tâm cai nghiện cho 1.912 người, triển khai tổng điều tra người nghiện ma túy, kết quả điều tra đến 31/7/2007 toàn tỉnh có 4.887 người nghiện ma túy, là cơ sở để lập kế hoạch cai nghiện cho các năm tiếp theo.


--------------Biên tập: Tống Chiên-------------------
 
Hoa ban trong văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc
Là một loài hoa mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Bắc. Hoa ban nở trắng ngần phủ kín khắp lưng đèo, đỉnh núi. Với người dân Tây Bắc, đặc biệt là đối với dân tộc Thái ở nơi đây, hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp, có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của họ, mà là một loài hoa thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc.

vtc_175226_hoa-ban-moc-chau-2.jpg


Hoa ban ở Ðiện Biên có nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, nhưng nhiều nhất vẫn là ban trắng. Người Thái thường sử dụng loại hoa và lá ban non này để chế biến thành các món ăn phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày trong gia đình mình: món hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào thịt lợn rừng, hoa ban đồ chõ xôi, hoa ban nộm củ giềng, hoa ban nộm vừng, lá ban non đồ chấm chéo cá "chéo pa"... Có thể nói mỗi món ăn này đều rất ngon và dễ ăn. Biểu hiện vị ngon ở từng món rất khác nhau. Chẳng hạn món hoa ban hầm chân giò thì cái vị hơi chát, hơi ngọt, bùi của hoa ban sẽ dung hòa với vị béo ngậy của thịt chân giò khiến bát canh hầm này ăn không bị ngấy, nước canh lại ngọt đậm đà dễ ăn, trông lại rất đẹp mắt và hấp dẫn.

Trong những món ăn được chế biến từ hoa ban, món hoa ban đồ chõ xôi là một món ăn thông dụng thường thấy trong gia đình người Thái. Món này rất hợp với nước chấm được chế biến từ quả nhót chín (một loại quả người Thái thường trồng trong vườn nhà lúc còn xanh có rất nhiều vẩy, rất chua và chát nhưng lúc đã chín nó đỏ mọng, ăn ngọt hơi chua, rất ngon, giúp giải nhiệt rất tốt). Mùa ban nở rộ cũng là mùa nhót chín đỏ trên cây, người Thái hái quả nhót chín giã lấy nước trộn với một chút muối, ớt, mì chính, tỏi làm thành thứ nước chấm hoa ban đồ.

vtc_175227_rung_ban.jpg


Khi lá ban còn non rất chát. Muốn ăn món lá ban non đồ chõ xôi cho thật ngon thì phải có "chéo pa" để chấm. Ðây là một thứ chấm rất đặc biệt của người Thái, thứ chấm này được làm từ muối, ớt, mì chính, rau mùi, tỏi, cá suối nướng, trộn đều với một tỷ lệ vừa đủ rồi cho vào bát giã nhỏ, thêm một chút nước sôi vị đậm đà của muối, mì chính, vị cay của ớt, vị thơm ngậy của cá nướng, hòa vị thơm của rau mùi.

Cũng như các loại rau khác, trong hoa ban và lá ban non chứa rất nhiều chất vi-ta-min, chất sơ và một số chất khác có ích cho cơ thể con người. Các món ăn được chế biến từ hoa ban không chỉ là những món ăn ngon mà nó còn có tác dụng điều trị một số bệnh: như bệnh đường ruột và giúp giải nhiệt cơ thể. Ðặc biệt món lá ban đồ là một loại rau thuốc rất cần thiết cho các bà đẻ, những người mới sinh ăn loại rau này rất lành dạ, lợi sữa... Hạt ban già có thể đồ lên ăn hoặc rang giòn ăn thơm ngậy như một thứ hạt đậu.

Các món ăn được chế biến từ hoa ban của người Thái ở Ðiện Biên rất phong phú và độc đáo. Có thể nói hoa ban và những món ăn được chế biến từ nó đã đem lại cho nghệ thuật ẩm thực của dân tộc Thái nơi đây những sắc mầu riêng thật hấp dẫn và thú vị. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực, các món ăn được chế biến từ hoa ban, ta sẽ thấy rõ hơn cái độc đáo, tinh xảo, cái tao nhã trong nghệ thuật ẩm thực dân tộc Thái, đồng thời ta cũng hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, tín ngưỡng, học được ở đó những kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua ăn uống
.

ST
 
Đến với Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km, tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với cả 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc, có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc. T.P Điện Biên Phủ là trung tâm của tỉnh, nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu cách đây 55 năm.

0_DB3.jpg


Một góc thành phố Điện Biên

Tiềm năng kinh tế

Điện Biên đang là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, Điện Biên đã có những bước tiến xa: an ninh lương thực đảm bảo và có một lượng lương thực nhất định bán ra các thị trường ngoài tỉnh. Năm 2008, GDP của tỉnh tăng 10,91%, thu nhập bình quân đầu người trong toàn tỉnh đạt 465 USD/người/năm, cao hơn 265% so với 2001. Năm 2009 này, khi nền kinh tế chung đang suy giảm nhưng Điện Biên vẫn quyết tâm không giảm các chỉ tiêu phát triển kinh tế. GDP quý I của tỉnh tăng 8,72%.

Những năm gần đây, Điện Biên đang khởi sắc trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. Với lợi thế đặc biệt là có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc, tại đây có các cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên mở rộng buôn bán quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại của tỉnh phát triển; đồng thời, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Điện Biên có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: chè, hoa quả, thịt chế biến, gỗ chế biến, măng chế biến, xi măng, vật liệu xây dựng, khoáng sản v.v…

0_DB9.jpg


Cửa khẩu quốc tế Tây Trang

Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu với các tỉnh Bắc Lào và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Tỉnh Điện Biên đang kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại tại khu kinh tế này.
Điện Biên có các điểm mỏ khoáng sản phong phú, song chưa được nghiên cứu đánh giá về trữ lượng, chất lượng. Tỉnh mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hợp tác trong việc nghiên cứu, khảo sát thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

0_DB2.jpg


Cánh đồng Điện Biên

0_DB.jpg


Đại lộ Mường Thanh

Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao của cả nước để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế trang trại.

Điện Biên có cảng Hàng không Điện Biên Phủ đi Hà Nội và đã được Chính phủ cho phép mở đường bay tới một số nước trong khu vực như: Lào, Myanmar, Campuchia. Đây là đầu mối giao thông quan trọng giữa khu vực các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Vân Nam - Trung Quốc.

Tiềm năng du lịch

Là tỉnh có núi non bao bọc tạo thành một vùng lòng chảo rộng lớn và trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã làm cho Điện Biên có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên rất kỳ thú. Điện Biên có hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, thác Mường Luân, động Pa Thơm, bia Lê Lợi, thành Bản Phủ… là những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 21 dân tộc anh em sinh sống với những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hoá.

Cánh đồng Mường Thanh trải rộng một màu xanh no ấm, những bản làng trù phú, những con suối lượn quanh những con đường nhựa láng bóng. Bên cạnh đó còn có những cánh rừng xanh thẳm còn giữ được vẻ đẹp nguyên sinh của mình, với các loại cây cổ thụ quý, các loại thú hoang dã như rừng nguyên sinh Mường Nhé.

0_DB6.jpg

Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

0_DB7.jpg

Xe tăng trên đồi A1

Đặc biệt, cụm di tích Điện Biên Phủ là một địa danh không chỉ đi vào lịch sử Việt Nam mà còn được cả thế giới biết đến. Hàng chục năm đã qua đi, mảnh đất này đã để lại rất nhiều di tích có giá trị nhân văn, lịch sử sâu sắc nằm rải rác ở khắp nơi trong vùng. Trong đó nổi bật nhất là quần thể di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm De Castrie).

Tất cả vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử cho các thế hệ người Việt Nam và bạn bè năm châu biết đến một trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

Tinh hoa văn hoá

Một phần làm nên một Điện Biên luôn mặn nồng trong lòng du khách, ấy là bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc thù quyện hòa cùng sắc đẹp hoa ban và điệu xòe Thái mê mải. Một vùng đất đang hừng hực nhịp sống xanh tươi cùng sức sống bản mường, thân thuộc và gần gũi với không chỉ đồng bào các dân tộc nơi đây...

0_DB5.jpg


Sắc màu hoa ban

0_DB10.jpg


Đi thuyền trên hồ Pa Khoang

Điện Biên là nơi gặp gỡ và cư trú của 21 dân tộc anh em nên có một truyền thống văn hoá rất đặc sắc. Nơi đây có di tích như Thành Tam Vạn, có trống đồng cổ hay những ngôi nhà sàn cao rộng mang nét đặc trưng của người Thái Điện Biên. Trong ngôi nhà ấy, lúc nông nhàn, chị em đưa thoi dệt vải thổ cẩm. Rất nhiều khăn piêu, váy, áo, túi xách… thêu hoa văn tinh xảo bán tại các chợ, điểm du lịch do chính bàn tay khéo léo của các thiếu nữ Thái Điện Biên làm ra.

Những điệu xoè Thái là nét văn hoá đặc trưng, "tài sản" chung của các dân tộc ở Điện Biên. Sau những ngày lao động vất vả của đồng bào dân tộc vùng cao, đêm đêm dưới ánh trăng, bên đống lửa bập bùng tiếng trống, chiêng vang lên như mời gọi bạn xòe đến quây quần cùng nắm tay lung linh trong đêm hội điệu xòe hoa.

Điệu múa sạp cổ truyền của đồng bào Thái với những chiếc chầy giã gạo xếp thành đôi trên những hàng gỗ. Người múa cứ múa, người vỗ nhịp chầy theo một tiết tấu rộn ràng và rất khí thế.

Rượu cần Điện Biên với vị thơm ngọt đặc trưng, hòa quyện cùng nậm pịa (dê hấp chấm nước xốt từ ruột non), xôi nếp, măng đắng nướng…, đầy vị núi rừng là một trong những nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực nới đây.

0_DB8.jpg


Ruộng bậc thang Điện Biên

Lễ hội truyền thống ở Điện Biên là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Trong đó lễ hội tiêu biểu là Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm. Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử.
Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa Xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.
Sự kết hợp giữa quần thể di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ - di tích lịch sử vô giá và bản sắc văn hóa dân gian của các dân tộc Điện Biên cùng những tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn đã khiến cho vùng đất này trở thành điểm hẹn lịch sử, một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách và các nhà đầu tư.

0_DB4.jpg


ST

 
Lên Điện Biên, say nét Thái cổ Che Căn

Che Căn (Mường Phăng, Điện Biên), bản vùng cao với 100% dân bản là người dân tộc Thái, vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Thái.

Sau khi tham quan Khu di tích lịch sử Mường Phăng (Điện Biên), chúng tôi ghé thăm bản người Thái Che Căn ở gần đó. Ấn tượng đầu là những ngôi nhà sàn mang đậm nét kiến trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đen, với vẻ ngoài cổ kính, mộc mạc, được bao quanh bởi những hàng rào cây cối rất tự nhiên. Đường đi lối lại trong bản thật sạch sẽ, rộng rãi và không gian rất yên bình.

Trưởng bản Lò Văn Anh và Bí thư bản Lường Văn Pản chia sẻ: “Hơn chục năm về trước, bản mình khó khăn lắm, không có cái đường đi lại dễ dàng như thế này đâu. Những lúc ốm đau, sinh đẻ, người dân phải đi bộ hàng chục cây số mới đến trung tâm y tế huyện, vất vả lắm. Dân trí khi đó thì rất thấp, con gái dưới 16 tuổi đã lấy chồng, nhà nào cũng đông con, đông cháu. Số hộ đói trong bản lúc nào cũng lên tới phân nửa”.

Bây giờ thì bản đã có điện lưới quốc gia, có đường ô tô vào tới trung tâm, hầu hết các gia đình đều có xe máy, ti vi. Từ năm 2002, nhờ có hệ thống thủy lợi điều hòa tưới tiêu, dân bản đã tăng lên hai vụ lúa một năm và vận dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, trong bản không còn hộ đói, số hộ nghèo cũng không còn nhiều.

CDV,-dien-bien.jpg

Những nếp nhà sàn ở bản Che Căn.


Phần lớn gia đình trong bản đã có những phương tiện thiết yếu để phục vụ cuộc sống, người dân sắp xếp hài hòa các đồ dùng hiện đại bên trong ngôi nhà sàn truyền thống của mình. “Dân bản Che Căn không còn sinh nhiều con nữa, các cháu trong độ tuổi đi học được đến lớp đầy đủ. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con đã được cải thiện nhiều, nhưng dân bản vẫn rất trân trọng những nét văn hóa truyền thống”, Bí thư bản Lường Văn Pản cho hay.

Thăm ngôi nhà văn hóa bản mới được dựng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, chúng tôi cảm nhận được phần nào sự trân trọng vốn văn hóa truyền thống của đồng bào Thái ở Che Căn. Các nhạc cụ đặc trưng và mọi thông tin về lịch sử, văn hóa, xã hội của bản đều được được trưng bày đầy đủ, bắt mắt.

Theo trưởng bản Lò Văn Anh, trước đây, bản chưa có nhà để sinh hoạt tập thể, tất cả các cuộc họp dân đều diễn ra ở nhà trưởng bản. "Mấy năm nay, bản mình được Nhà nước dựng cho cái nhà văn hóa khang trang thế này, dân bản vui mừng lắm. Đây vừa là nơi hội họp, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa là nơi để bà con mình trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giao lưu văn hóa, văn nghệ và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống”, ông Lò Văn Anh chia sẻ.

Bản Che Căn hiện có 61 hộ thì 57 hộ đạt gia đình văn hóa, bốn hộ còn lại trong diện mới tách hộ. Dù đã ít nhiều tiếp cận với kinh tế thị trường nhưng người dân trong bản luôn có ý thức bảo tồn “vốn quý” của dân tộc Thái. Hầu hết các gia đình vẫn giữ nguyên nếp nhà sàn truyền thống từ bao đời, phụ nữ bản vẫn mặc váy đen, áo cóm, thắt dải lưng màu xanh, đội khăn piêu và dân bản luôn nói chuyện với nhau bằng tiếng Thái.

Ở Che Căn cũng duy trì đều đặn một đội văn nghệ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gồm 12 người, thường hát những bài dân ca Thái, có nội dung ca ngợi bản làng đổi mới, biết ơn Đảng, Bác Hồ…và múa khăn piêu, múa quạt, múa nón. Vào các ngày Tết, lễ Xên bản trong năm, hay khi có khách tới thăm bản, đội văn nghệ này lại biểu diễn những tiết mục văn nghệ “có một không hai” của người Thái đen.

Chị Lò Thị Là, một thành viên của đội văn nghệ, cho biết: “Đội văn nghệ bản mình chỉ luyện tập và biểu diễn những bài hát và điệu múa truyền thống của dân tộc Thái, theo cách thức người trước truyền lại cho người sau. Ai cũng trân trọng và yêu thích những làn điệu cổ truyền”.

Nếu có dịp đến thăm Khu du tích lịch sử Mường Phăng, hãy ghé bản Che Căn để được hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.


ST
 
TẾT CỐ TRUYỀN CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở ĐIỆN BIÊN

small_1258533805.nv.jpg


Tết cổ truyền của người Hà Nhì - tết Có Nhẹ Chà, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên diễn ra vào tháng 11 âm lịch, ngay sau vụ mùa và kéo dài trong ba ngày. Tết bắt đầu vào ngày Rồng, không kể đầu tháng hay cuối tháng nhưng nhất định đó phải là ngày Rồng, tùy từng bản có thể tổ chức Tết sớm hay muộn.

Tết cổ truyền, người Hà Nhì thường treo “pín” lợn (nếu là lợn đực) trước nhà, báo hiệu đã mổ lợn ăn tết. Trước đó, nước pha rượu, gạo trộn với muối sẽ được mang ra rắc vào tai, mõm… nó. Người ta gọi đó là “làm lý”.

Thủ lợn trước khi được cắt lìa khỏi cổ, người mổ dập trở lại tương ứng cứ lợn một tạ thì dập hai lần, lợn hai tạ thì bốn lần để cầu mong lứa lợn năm sau sẽ to gấp hai, ba năm cũ. Gan là bộ phận rất được coi trọng, bởi người đàn ông nhiều kinh nghiệm trong gia đình nhìn vào đó có thể biết được vận hạn của cả nhà trong năm tới.

Ban thờ của người Hà Nhì đặt ở đầu giường nhà trai trưởng. Một dòng họ chỉ có một ban thờ đó, ngoài ra các anh em không đặt ban thờ riêng tại gia.

Dịp lễ tết, họ hàng tập trung ở nhà trai trưởng làm lễ cúng bái, nhưng không có hương khói nghi ngút. Ban thờ không thể thiếu thịt lợn, bánh cha lê (bánh trôi), ngoài ra cũng không thể thiếu rượu, gạo và lá chè tươi.

Ăn trọn vẹn cái Tết mới thấy hết tài chế biến của người phụ nữ Hà Nhì. Họ có thể làm thuần thục vài chục món ăn chỉ từ nguyên liệu là thịt lợn, mà mỗi món có hương vị và cách kết hợp chế biến khác nhau.

Thậm chí “A ga xà be” - tên một loại nước chấm, chỉ có vào ngày Tết cũng được làm từ thịt lợn trộn với vài loại thảo quả cay cay, nồng nồng ăn lạ và hấp dẫn. Ba ngày tết, ngày nào gia chủ cũng bày biện cỗ ba bữa với thực đơn giống nhau, quan trọng nhất là phải đủ thịt lợn nghi ngút khói và rượu cả can đặt cạnh bàn ăn…

Người Hà Nhì ăn Tết theo lịch Mặt trăng - âm lịch, nên những chiếc bánh dày làm ra là tượng trưng cho mặt trăng. Pờ Hùng Sang, chàng trai bản có thân hình rắn rỏi cho biết: bánh dày làm trong dịp Tết để mong có một năm đủ đầy, tròn vẹn.

ST
 
Điện Biên chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu SO2, NO2, Co, NO, CO2, H2S, CH4 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng chỉ xảy ra cục bộ tại một vài khu đô thị và tập trung dân cư.

Môi trường nước, nguồn nước của các hồ chứa trong tỉnh hiện tại đều chưa bị ô nhiễm. Song nước của một số sông suối chính ở vùng lòng chảo Điện Biên, thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên Đông, thị xã Mường Lay... đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, COD, BOD... do nước thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, suối.

Nguồn nước ngầm trong tỉnh, nhất là ở các khu vực Điện Biên, Tuần Giáo cũng đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom... do hầu hết các nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý triệt để và việc khai thác sử dụng nước ngầm tự phát, không đúng kỹ thuật. Môi trường đô thị, do hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải ở các đô thị trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nên chất lượng môi trường đô thị cũng đang có biểu hiện ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất cũng xảy ra thường xuyên. Hiện nay việc thu gom các chất thải rắn mới đạt 60% tổng thải.

Toàn tỉnh chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các rác thải chỉ được tập trung và xử lý bằng hình thức chôn lấp đơn giản nên đang gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nông thôn, đến nay tỷ lệ hộ trong toàn tỉnh có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm khoảng 25 - 30%, số hộ dân sử dụng nước sạch đạt 57% (bao gồm nước máy, hệ thống tự chảy, lu, mó...).
Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được quan tâm chú trọng, đạt được nhiều thành quả trên mọi mặt cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 10 bệnh viện (1 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện khu vực, 1 bệnh viện Lao và bệnh Phổi, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 6 bệnh viện tuyến huyện), 1 khu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, 9 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 1 công ty cổ phần dược vật tư y tế, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 106/106 xã có trạm y tế xã, phường, thị trấn, với tổng số 1.303 giường bệnh, quân có 27,8 giường bệnh/1 vạn dân. Số bác sỹ/1 vạn dân là 4,6; số dược sỹ/ 1 vạn dân là 0,34.

Các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị khá hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh. Riêng bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã còn nhiều khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và thiết bị khám chữa bệnh.
Mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top