small star
Moderator
- Xu
- 94
Địa lý Hưng Yên
Hành chính
Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập) [1].
Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. [2].
Bản đồ Hưng Yên
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
Năm 2003 Hưng Yên có 1.116.000 người với mật độ dân số 1.209 người/km².
Thành phần dân số
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%
Kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt 4.169 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ là 35,34% - 33,17% - 31,48%
Giao thông
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.
Giáo dục
Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.
Văn hóa - xã hội, các di tích lịch sử
Cư dân Hưng Yên chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nên văn minh, văn hóa Hưng Yên là văn minh, văn hóa lúa nước, văn minh, văn hóa sông Hồng. Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn như lời của các bài hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được.
Một số câu ca dao tiêu biểu cho địa phương tính:
• Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
• Dù ai buôn bắc bán đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên
• Oai oái như phủ Khoái xin ăn
• Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ
... Ngoài ra còn có các thể loại hát chèo, hát ả đào,...[4].
Danh nhân
Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.
Hưng Yên có các di tích lịch sử sau:
Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (TP.Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng (TP.Hưng Yên) ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan (Phùng Hưng - Khoái Châu), rượu Trương Xá,... [7]. Rượu Lạc Đạo(Văn Lâm), Chuột Đồng (Nghĩa Trụ, Văn Giang),Bánh Cuốn(Mễ Sở, Văn Giang)[8]
Chú thích
TỈNH HƯNG YÊN
Hưng Yên (Hán tự: 興安) là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Bản đồ Việt Nam với tỉnh Hưng Yên được tô đậm
Hành chính
Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
- Thành phố Hưng Yên
- Ân Thi
- Khoái Châu
- Kim Động
- Mỹ Hào
- Phù Cừ
- Tiên Lữ
- Văn Giang
- Văn Lâm
- Yên Mỹ
Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập) [1].
Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. [2].
Bản đồ Hưng Yên
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
- Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh)[3].
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,2°C
- Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
- Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
- Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông
Năm 2003 Hưng Yên có 1.116.000 người với mật độ dân số 1.209 người/km².
Thành phần dân số
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%
Kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt 4.169 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ là 35,34% - 33,17% - 31,48%
Giao thông
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
- 5A: Như Quỳnh - Minh Đức
- 39A: Phố Nối - Triều Dương
- 38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh
- 38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.
Giáo dục
Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.
Văn hóa - xã hội, các di tích lịch sử
Cư dân Hưng Yên chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nên văn minh, văn hóa Hưng Yên là văn minh, văn hóa lúa nước, văn minh, văn hóa sông Hồng. Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn như lời của các bài hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được.
Một số câu ca dao tiêu biểu cho địa phương tính:
• Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
• Dù ai buôn bắc bán đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên
• Oai oái như phủ Khoái xin ăn
• Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ
... Ngoài ra còn có các thể loại hát chèo, hát ả đào,...[4].
Danh nhân
Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.
- Nhân vật truyền thuyết: Tống Trân
- Quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình, Phạm Bạch Hổ
- Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Giáo dục: Dương Quảng Hàm
- Khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu.
- Sử học: Phạm Công Trứ
- Văn học: nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.
- Sân khấu chèo: Nguyễn Đình Nghị.
- Mỹ thuật: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên.
- Hoạt động chính trị: Ỷ Lan Hoàng thái hậu, Nguyễn Trung Ngạn, Đào Công Soạn, Lê Như Hổ, Lê Đình Kiên, Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Bùi Thị Cúc, Phó Đức Chính [5], [6]
Hưng Yên có các di tích lịch sử sau:
- Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào...
- Hồ bán nguyệt
- Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
- Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
- Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ)
- Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
- Chùa Khúc Lộng - Vĩnh Khúc, Văn Giang
Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (TP.Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng (TP.Hưng Yên) ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan (Phùng Hưng - Khoái Châu), rượu Trương Xá,... [7]. Rượu Lạc Đạo(Văn Lâm), Chuột Đồng (Nghĩa Trụ, Văn Giang),Bánh Cuốn(Mễ Sở, Văn Giang)[8]
Chú thích
- Đào Duy Anh. Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời. Huế: Thuận Hóa, 1995.
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Danh nhân Hưng Yên, Hưng Yên, 2001.
- Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
- Chu Phan Cao
Nguồn: Cuộc Sống Việt