Địa lý tỉnh Hà Giang

Tongthieugia

New member
Xu
0
ĐỊA LÍ HÀ GIANG – ĐỊA LÝ TỈNH HÀ GIANG​

Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Hà Giang sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin được dùng chút kiến thức chuyên môn biên tập thêm cho các bạn cùng tìm hiểu, cảm ơn đã dành thời gian đọc bài này.
Thân ái!

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Lịch sử

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991. Vị trí địa lý: Là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2


Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.

Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.

Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh Thủy và Quản Bạ.

Riêng miền núi thì chia thành châu và trại và vùng đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Vào đầu thời Trần, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương được xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ và khu vực Hà Giang – Tuyên Quang được gọi là châu Tuyên Quang, lộ Quốc Oai. Năm 1397 thì đổi thành trấn Tuyên Quang. Năm 1407 sau khi sâm chiếm nước ta, nhà Minh đổi châu này thành phủ Tuyên Hoá và đến năm 1408 thì đổi lại là phủ Tuyên Hoá.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, để củng cố và tăng cường chế độ Trung ương tập quyền, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo, dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu và cuối cùng là cấp xã. Vùng đất Hà Giang – Tuyên Quang lúc đó thuộc vào Tây đạo. Đến năm1466 vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đạt nơi đây là thừa tuyên Tuyên Quang.

Năm 1940 lại đổi là xứ Tuyên Quang gồm huyện Phù Yên ( sau đổi là Hàm Yên), 5 châu (Thu sau đổi là Thu Châu, Đại Nam – sau đổi là Chiêm Hoá, Vị Xuyên, Bảo lạc và L?c Yờn) và phủ An Bình. Đến đời Hồng Thuân (1509- 1526), đổi xứ Tuyên Quang thành trấn Minh Quang. Thời Lê Trung Hưng, Qua sử sách cho thấy, khu vực Hà Giang vùng phía Nam, phía Tây và một phần vùng phía Bắc thuộc châu Vị Xuyên, phần còn lại phía Đông và một phần phía Bắc thuộc châu Bảo Lạc

Năm 1802, Gia Long thiết lập vương triều Nguyễn, đổi đặt xứ thành trấn và xứ Tuyên Quang thành trấn Tuyên Quang. Đến năm Minh Mệnh thứ 12 (năm 1831) triều đình nhà Nguyễn thực hiện cải cách hành chính đổi trấn thành tỉnh, đổi một số châu thành huyện và sách động thành xã. Từ lúc này trấn Tuyên Quang mới được gọi là tỉnh Tuyên Quang. Năm 1842 thì chia tỉnh Tuyên Quang thành 3 hạt bao gồm Hà Giang, Bắc Quang và Tuyên Quang

Tuy địa danh Hà Giang được nhắc đến lần đầu tiên trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh xã Đạo Đức – Vị Xuyên đúc trong dịp trùng tu chùa từ đầu thời vua Lê Dụ Tông (năm 1705) nhưng t?nh Hà Giang thì mới có vào ngày 20/8/1891 với quy?t định của toàn quyền éông Dương Đờ Lanétxăng. Theo quyết định này, Hà Giang lúc đó gồm có phủ Tường Yên và huyện Vĩnh Tuy. Năm 1928, theo tài liệu của Ngô Vi Liễn, Hà Giang có hai châu (Bắc quang, Vị Xuyên), 2 đại lý (Đồng Văn, Hoầng Su Phì) với 13 tổng và 80 xã.

Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Hà Giang là một đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cơ cấu hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ hai, ngày 27- 12-1975, hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên vào đầu tháng 4-1976. Sau đó, đến ngày 12-8-1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã ra nghị quyết chia tỉnh Hà Tuyên thành Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập từ đó và giữ nguyên địa danh cho đến nay. Hiện tại Hà Giang có 11 huyện thị bao gồm: thị xã Hà Giang, các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, và Yên Minh, với 195 xã phường thị trấn.
Đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố và 10 huyện:
Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã
Huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã
Huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã
Huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 25 xã
Huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã
Huyện Quản Bạ 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Quang Bình 15 xã
Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã
Huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã
Huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17 xã
Tỉnh Hà Giang có 196 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 12 thị trấn và 179 xã
Thống kê đến ngày 30/06/2004 Tỉnh Hà Giang số xã/phường/thị trấn: 102; xã: 84, phường: 9, thị trấn: 9

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


1.Vị trí địa lí

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối.

Với diện tích 7.884,37 km2. phía bắc và tây bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, có đường biên giới dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Tại điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23015’00”, điểm cực nam có vĩ độ 2101’0”. Điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024'05 và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ l05030’04”.

Bao đời nay, Hà Giang luôn là phên giậu phía bắc của Tổ quốc. Trong tiến trình của lịch sử, vùng đất Hà Giang đã qua nhiều lần thay đổi về cương vực và tên gọi. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Thị xã Hà Giang). Ngày nay, Hà Giang có 10 huyện thị; với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống.

2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 Km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong.

Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô.

Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%.

Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh ...

Khí hậu

Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới.
Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 6 và 7), nhiệt độ trung bình năm 1999 là 28,10C (trạm Hà Giang), 28,30C (trạm Bắc Quang), 27,350C (trạm Bắc Mê). Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng l): 15,60C (trạm Hoàng Su Phì). Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng.

Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.860 mm. Bắc Quang là nơi có lượng mưa nhiều nhất, có khi vượt quá mức 4000 mm và số ngày mưa cũng đạt tới 180 đến 200 ngày/năm.

Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên tới 8 – 9/10 và tương đối ít nắng. Cả năm có l.427 giờ nắng, tháng nhiều nhất chỉ đạt 181 giờ, tháng ít nhất 74 giờ.

Nơi đây có hiện tượng mưa phùn, sương mù và sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là duy trì độ ấm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, ấm hơn vùng đông bắc nhưng lạnh hơn miền Tây bắc.

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Những thuận lợi và bất lợi về thời tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con người chưa đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Những đặc điểm về địa hình và khí hậu khiến cho Hà Giang có các loại rừng nhiệt đới. Sử sách ghi chép rằng, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên đất Hà Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đến vùng cao.

Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, ... dược liệu quý như Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, .. . nhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây. Các động vật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý. Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong phú.

Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau, sậy, cỏ tranh.

* Sinh thái:

Hà Giang một địa danh du lịch với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét sinh hoạt truyền thống lâu đời đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà nhiều khách du lịch còn chưa biết đến. Một trong những thế mạnh khác của Hà Giang chính là tài nguyên du lịch sinh thái.

Trước hết phải kể đến thảm thực vật phong phú và đa dạng cùng nhiều chủng loại động vật quý hiếm, chính đây là nguồn lợi đáng kể đóng góp vào kinh tế địa phương đồng thời cũng là tiềm năng để xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Hà Giang được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá điển hình của đông bắc Việt Nam.

Bên cạnh những thảm động thực vật phong phú ở những huyện vùng thấp tạo nên dáng vẻ và cảnh quan hấp dẫn cho du khách khi mới lên tới Hà Giang thì cảnh quan vùng cao ở Hà Giang cho đến nay vẫn mang đậm nét hoang sơ, thuần khiết.

Đấy là một địa hình karst tiêu biểu với bạt ngàn những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô ở các huyện phía Bắc, hay những dãy núi đất hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau ở những huyện miền Tây và cùng cả một hệ thống những thác nước, hang động đẹp không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn chứa đựng những dấu ấn di tích lịch sử, khảo cổ học.

Bên cạnh đó Hà Giang nổi tiếng được biết đến với những cổng trời cao vời vợi mà đến đó ta có cảm giác như đang cưỡi mây cưỡi gió và thấy minh thật nhở bé trước thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tất cả đang chờ đợi du khách khám phá khi đến với Hà Giang

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Bên cạnh đó thổ nhưỡng ở Hà Giang khá phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha (chiếm 74,28%) diện tích tự nhiên. Đấy là nhóm đất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả cây công nghiệp và cây dược liệu.

Nhìn chung đất đai của Hà Giang còn dồi dào, trong chiến lược phát triển tổng thể sử dụng đất đai của tỉnh, ngoài diện tích cần dành để sử dụng vào mục đích đô thị hoá, công nghiệp hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông thuỷ lợi, trường học ... thì diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng 400.000 ha (chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó có khoảng 300.000 ha là đồi núi, đất rất phù hợp cho việc trồng cây nguyên liệu giấy như thông, mỡ, bồ đề...., trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, quế...các cây dược liệu như đỗ trọng, thảo quả...., cây ăn quả có múi như cam, quýt, lê, mận đào, thảo quả....

Tài nguyên nước

Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ đời sống cư dân và thuận tiện cho tưới tiêu đồng ruộng.

Ngoài những sông chính chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Thanh Thuỷ, Thị xã Hà Giang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh như đoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng.

Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, nhưng đó cũng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng, đảm bảo môi trường sinh thái.

Tài nguyên rừng

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Những thuận lợi và bất lợi về thời tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con người chưa đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Những đặc điểm về địa hình và khí hậu khiến cho Hà Giang có các loại rừng nhiệt đới. Sử sách ghi chép rằng, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên đất Hà Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đến vùng cao. Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, ... dược liệu quý như Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, .. . nhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây.

Các động vật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý. Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong phú. Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau, sậy, cỏ tranh.

Cho đến nay, nhờ nhiều nỗ lực, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 262.956,9 ha, rừng trồng 21579,7 ha góp phần đưa diện tích tự nhiên được che phủ lên 36, 1%.

Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp còn tới 326.887,3 ha. Kế hoạch và khả năng tái sinh rừng đang được thực hiện tích cực, trồng mới 19.157 ha và 18,5 triệu cây phân tán, chú trọng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đưa độ che phủ lên 50% vào những năm tới là một hiện thực góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.

* Thảm động - thực vật

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Những đặc điểm về địa hình và khí hậu khiến cho Hà Giang có các loại rừng nhiệt đới. Sử sách ghi chép rằng, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên đất Hà Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đến vùng cao. Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, ... dược liệu quý như Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, .. . nhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây. Các động vật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý.

Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong phú. Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau, sậy, cỏ tranh.
Đến nay, nhờ nhiều nỗ lực, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 262.956,9 ha, rừng trồng 21579,7 ha góp phần đưa diện tích tự nhiên được che phủ lên 36, 1%.

Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp còn tới 326.887,3 ha. Kế hoạch và khả năng tái sinh rừng đang được thực hiện tích cực, trồng mới 19.157 ha và 18,5 triệu cây phân tán, chú trọng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đưa độ che phủ lên 50% vào những năm tới là một hiện thực góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.

Tài nguyên khoáng sản

Do cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình thành tạo lòng đất, Hà Giang đã hình thành nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong đất Hà Giang tuy chưa được điều tra có hệ thống toàn diện và chưa có mỏ nào được thăm dò chi tiết.

Với tiềm năng cho thấy trữ lượng khoáng sản nhiên liệu, gồm có sắt ở dạng manhetit - hematit - sunfua ở Tùng Bá (Bắc Mê), mănggan ở vùng Đồng Tâm, chì ở Bằng Lang (Bắc Quang), thiếc còn ở dạng sa khoáng, còn mỏ thì tìm thấy ở Việt Lâm và Nà Moi; chì - kẽm ở Tùng Bá (Bắc Mê); mỏ than ở Phố Bảng (Đồng Văn); vàng sa khoáng tập trung ở nhiều nơi, gặp nhiều ở sông Lô và sông Gâm... các tài nguyên này hiện nay chưa có điều kiện khai thác và, chưa xác định được trữ lượng.

II. DÂN CƯ VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

1.Dân cư

Dân số: Trên 680.000 người.
Dân tộc: 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%....

mật độ trung bình khoảng 90 người/km2 , tuy nhiên mật độ dân số không đồng đều sự chênh lệch mật độ giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Sự tăng nhanh dân số ở Hà Giang nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng trước hết liên quan tới mức sinh đẻ tương đối cao của các cư dân ở đây, bên cạnh đó cũng phải kể đến một bộ phận không nhỏ nhân dân các tỉnh miền xuối lên khai hoang phát triển vùng kinh tế mới tại Hà Giang trong những thời kỳ khác nhau và đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây.

Qua những cứ liệu khảo cổ học cho thấy Hà Giang là một vùng đất cổ, từ lâu đã có người sinh sống, có lịch sử văn hoá lâu đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử, Hà Giang là nơi hội tụ của các dân tộc di cư từ nhiều vùng đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Có những dân tộc thiểu số là đông nhất cả nước, nhưng cũng có những dân tộc ít người nhất cả

nước và chỉ có ở Hà Giang, tất cả đã làm nên diện mạo văn hoá nhân văn ở Hà Giang rực rỡ, đa sắc màu tạo nên những nét độc đáo và riêng biệt mà chỉ có ở Hà Giang

Theo số liệu thống kê 2008, hiện nay ở Hà Giang có tất cả là 22 dân tộc thuộc 6 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đông nhất là người Hmông (chiếm tới trên 30% dân số), sau đến người Nùng, Tày, Dao, Kinh, Giáy, La Chí, Hoa Hán, Pà Thẻn, Ngạn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Cao Lan, Thái, Sán Dìu.

Các nhóm ngôn ngữ và các dân tộc tiêu biểu của Hà Giang bao gồm:
- Nhóm ngôn ngữ Mông Dao, gồm các dân tộc: Mông, Dao, Pà thẻn
- Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Giáy, Bố Y
- Nhóm ngôn ngữ Ka - Đại, gồm các dân tộc: La chí, Cờ lao, Pu Péo
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gồm các dân tộc: Lô Lô, Phù Lá
- Nhóm ngôn ngữ Hán, gồm dân tộc: Hoa
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, gồm dân tộc: Kinh

Cũng như các dân tộc thiểu số ở nước ta, các dân tộc thiểu số ở Hà Giang có đặc điểm là cư trú phân tán và xen kẽ. Mỗi dân tộc có thể phân bố ở nhiều điạ phương khác nhau trong tỉnh, nhưng cũng có nhưng dân tộc chỉ phân bố ở những khu vực nhất định.

Đời sống dân cư: Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 10,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 khoảng 2,4 triệu đồng/năm, hệ thống điện- đường - trường - trạm được tập trung đầu tư đáp ứng được nhu cầu của người dân. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%.

2.Điều kiện kinh tế xã hội

tỷ Cơ cấu kinh tế: Đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng trọng công nghiệp và dịch vụ.

Hà giang là vùng miền núi nên dân số trong tỉnh không đông, đồng bào Kinh chiếm đa số, còn lại là đồng bào các sắc dân Thổ, Mèo, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giấy và Lô Lô. Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

Một trang trại ở Hà Giang, tiêu biểu cho mô hình nông-lâm kết hợp.
Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có.

Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như phượng hoàng, trăn, rắn, công, trĩ...

Khoáng sản có mỏ chì, đồng, thủy ngân và cát trộn vàng. Sông Năng và Bảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc.
Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi.

Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu...


III. DU LỊCH

Thắng cảnh và Di tích

Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên. Các loại quả đặc sản: mận, lê, cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao 900 m (2.700 ft).

Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác.

Động Tiên và Suối Tiên: Động cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.

Động Én: Động cách thành phố Hà Giang 60 km (37,5 dặm) thuộc địa phận huyện Yên Minh. Từ thành phố Hà Giang qua cổng trời Quản Bạ, qua những cách rừng thông sẽ tới động Én. Hang động còn mang nhiều nét hoang sơ nhưng đẹp.

Đồng Văn - "Cổng Trời": Là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng khoảng 1.000 m (3.000 ft) so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thành phố Hà Giang 146 km (91,25 dặm) giao thông rất khó khăn. 9 trong 19 xã thuộc huyện có đường biên giới với Trung Quốc.

Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1 °C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 °C. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực bắc của Việt Nam tại xã Lũng Cú.

Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cuối mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon quả ngọt: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn còn nổi riếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu...

Thung lũng Quản Bạ
Núi đá Mèo Vạc, đèo Mã Pí Lèng

Núi Đôi (Thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Danh thắng Núi Đôi thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc. Khi vượt qua cổng trời Quản Bạ, du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo thật cân đối, quyến rũ. Đây thực sự là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc.

Cũng bắt đầu từ đây là cánh đồng Quản bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng. Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay.

Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chop nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn.

Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.

Thành phố Hà Giang: Thành phố Hà Giang là một thành phố đẹp nằm trong một thung lũng, bốn bên là núi, có dòng sông Lô chảy qua thành phố. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Thành phố có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thành phố, nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hóa sớm nhất của Việt Nam.

Di tích kiến trúc nghệ thuật phố cổ Đồng Văn (Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) Từ thành phố Hà Giang ngược lên phía Bắc theo đường quốc lộ 4C (Hà Giang – Đồng Văn) 155km là đến phố cổ. Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Phố cổ phân bố trên diện tích hơn 10.000 km2, bao gồm khu chợ và những ngôi nhà thuộc hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm. Trước đây, khi chưa hình thành Phố cổ, mảnh đất thung lũng hình lòng chảo này cây cối rậm rạp, nhà cửa dân cư thưa thớt. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với ý đồ của chính quyền đô hô là xây dựng Đồng Văn trở thành một trung tâm giao thương trên vùng cao nguyên đá, cũng thời kỳ này Phố cổ được hình thành và xây dựng.

Từ đó đến nay nơi đây vẫn giữ vai trò là một trung tâm buôn bán sầm uất trong khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Nhìn về tổng thể, khu Phố cổ Đồng Văn là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bẩn địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Các ngôi nhà cổ với kiến trúc kiểu nhà phòng thủ: trình tường, mái lợp ngói máng truyền thống của địa phương tạo cho toàn bộ khu phố cổ Đồng Văn có nét đẹp riêng, độc đáo.

Đến nay, nhiều nhà cổ Đồng Văn tuy mới chỉ ngót khoảng trăm tuổi, song nét rêu phong và sự phong lưu một thời của những dãy nhà cổ còn lưu lại gợi cho ta cảm giác về một góc Phố cổ Đồng Văn xưa. Cũng như các vùng miền đa dân tộc khác, Phố cổ Đồng Văn là khu vực đa sắc màu văn hóa.

Người Tày chiếm đa số trong cộng đồng dân cư và có đời sống văn hóa nổi trội so với các dân tộc có số ít dân hơn. Tuy nhiên, mỗi dân tộc nơi đây vẫn bảo lưu được những nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc trưng của dân tộc mình. Di tích kiến trúc nghệ thuật Phố cổ Đồng Văn được xếp hạng quố gia ngày 16/11/2009.

Dinh Họ Vương: Tại huyện Đồng Văn hiện có một điểm du lịch là dinh họ Vương (Vương Chí Sình) thuộc địa phận xã Sà Phìn. Quy mô của dinh không lớn nhưng đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ.

Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Vòng thành ngoài là một bức tường dày khoảng 40 cm, cao khoảng 2 m (6 ft). Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều có lỗ châu mai. Giữa hai vòng thành là một dải đất rộng khoảng 50 m (150 ft), trồng toàn trúc. Dinh có ba ngôi nhà sàn. Ngôi nhà chính quay mặt ra cổng thành, hai ngôi nhà phụ song song nhau và vuông góc với ngôi nhà chính.

Cả ba ngôi nhà được làm bằng gỗ, từ cột, kèo, sàn, vách, mái đều làm bằng gỗ quý. Ngôi nhà chính là nơi ở của "vua" họ Vương, ở đó hiện vẫn còn bức hoàng phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Hai ngôi nhà kia dành cho những người phục vụ và lính bảo vệ.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương (ảnh về Dinh thự Nhà Vương) Dinh thự Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh.

Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ “vương”, tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa và được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc có tác dụng vừa làm dinh thự vừa làm pháo đài phòng thủ. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung. Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương từng được ví như một hạt ngọc xanh giữa lòng Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Chợ tình Khâu Vai: Chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc yêu nhau. Người con gái rất xinh đẹp, bộ lạc của cô không muốn cô lấy chồng sang bộ lạc khác; còn bộ lạc bên chàng trai lại muốn cô về làm dâu bộ lạc của mình.

Chính vì vậy mà hiềm khích giữa hai bộ lạc xảy ra. Mối thù của hai bộ lạc càng nhân lên khi tình yêu của họ càng thắm thiết. Một ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh tượng hai bộ lạc đang đánh nhau rất quyết liệt ở phía dưới. Họ biết tình yêu của họ là nguyên nhân chính.

Để tránh đổ máu giữa hai bộ lạc, hai người đau đớn quyết định chia tay và hẹn sẽ gặp nhau mỗi năm một lần đúng vào ngày ấy. Địa điểm gặp nhau tại nơi họ vẫn thường hò hẹn - Khâu Vai. Dần sau đó, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật.

Tiểu khu Trọng Con

Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía Đông Nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía Bắc ở tại Xã Bằng Hành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là Tiểu Khu Trọng Con. Tiểu Khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang.

Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của Tỉnh Hà Giang, từ vùng thấp đến các huyện vùng cao, Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, Phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai. Tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng ở Hà Giang trong những thời kỳ lịch sử sau này.

Di tích lịch sử Kỳ Đài.

Di tích nằm ở Trung tâm thành phố Hà Giang, nơi đây ngày 27/3/1961 đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vinh dự được đón Bác Hồ thăm và nói chuyện thân mật. Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển. Bia và Chuông chùa Sùng Khánh

Di tích lịch sử nghệ thuật chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía Nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Cách Thị xã Hà Giang 09 km về phía Tây Nam theo trục đường quốc lộ số 2.

Chùa nằm trong Thôn Nùng thuộc xã Đạo Đức, địa thế ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào dải núi, phía trái có núi hình Rồng Chầu, phía phải có núi hình Hổ Phục, mặt quay về hướng Đông có cánh đồng rộng và dòng suối trong "Thích Bích" chảy qua, xa xa là dòng Sông Lô uốn mình cùng với trục đường quốc lộ số 2.

Chùa Sùng Khánh được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, đươc đúc thời Hậu Lê (1705).

Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh sảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía Bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.

Chuông chùa Bình Lâm

Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Do thời gian ngôi chùa không còn, nhân dân làm một ngôi nhà bảo vệ và lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bào Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Đây là quả chuông được coi là duy nhất và sớm nhất tìm thấy ở nước ta hiện nay, trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần. (Hiện di tích đang được hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận). Khu nhà Dòng họ Vương

Di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương (dân tộc Mông) ở xã Sà Phìn, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Đầu thế kỷ XX, Vương Chính Đức được phong làm Bang Tá đã xây dựng khu nhà của mình thành một dinh cơ phú cường và độc đáo để ở và làm việc. Khu nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ Trung Hoa (cuối thời Thanh), tổng thể khu chia ba phần chính: Khu tiền dinh, trung dinh và hâu dinh, gồm bốn nhà ngang, sáu nhà dọc, hai tầng với 64 phòng với diện tích sử dụng là 1120 m2.

Bao bọc khu nhà là hệ thống tường đá dày từ 0,6 đến 0,9 m; Cao 2,5 đến 3m. Là di tích hiếm có ở vùng miền núi phía Bắc của một dòng họ người Mông ở Hà Giang, với kiến trúc đẹp, những bức phù điêu trạm trổ trên đá được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ các khung cửa sổ bằng gỗ được trạm trổ khá tinh xảo, mái nhà được lợp bằng ngói máng.

Công trình khu nhà dòng họ Nhà Vương là công trình nghệ thuật - Một di sản văn hoá, qua đây chứng tỏ nước ta và Trung Quốc có sự giao lưu kiến trúc trong xây dựng, cảnh quan nơi đây đẹp, mát mẻ, có núi cao đồng rộng thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch khi đến với Hà Giang; Khu nhà Dòng họ Vương cách Thành phố Hà Giang 145 km về phía Tây Bắc, cách Trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Tây Nam. (Theo sách Hà Giang thành tựu trong công cuộc đổi mới - Báo Đối ngoại Việt Nam 2004)

Lễ hội

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ.

Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.

Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.

--------------Biên tập: Tống Chiên-------------------
 
HÀ GIANG

Vị trí địa lý

Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực-vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu quý hiếm. Động vật thì có hổ , công , trĩ , tê tê , ... và hàng trăm loại chim thú khác.
Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hành chính

Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thị xã và 10 huyện:

Lịch sử

Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.
Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Từ Lang đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.
Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xin Mằn, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh Thủy và Quản Bạ.

Thắng cảnh

  • Hang Phương Thiện: cách thị xã Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hang động tự nhiên tuyệt đẹp. Nhiều hoa trái đặc sản: mận, lê, cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao 900 m (2,700 ft).
  • Hang Chui: cách thị xã Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác trông rất đẹp.
  • Suối Tiên: Cách thị xã Hà Giang 2 km (1,25 dặm) về phía bắc, là thắng cảnh Suối Tiên đẹp nổi tiếng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, nước trong xanh. có thể đến đây nghỉ ngơi, tắm mát và ngắm cảnh.
  • Động Én: Động cách thị xã Hà Giang 60 km (37,5 dặm) thuộc địa phận huyện Yên Minh. Từ thị xã Hà Giang qua cổng trời Quản Bạ, qua những cách rừng thông ngập chìm trong sương sẽ tới động Én. Hang động còn mang nhiều nét hoang sơ nhưng đẹp.
  • Đồng Văn - "Cổng Trời": Là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng khoảng 1.000 m (3.000 ft) so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146 km (91,25 dặm) giao thông rất khó khăn. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1° C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24° C. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực bắc của Việt Nam tại xã Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cuối mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon quả ngọt: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu quý: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn còn nổi riếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu...
Lễ hội

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam , đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.

Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.

Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.

Di tích

Động Tiên: Động cách thị xã Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.
Cổng Trời Quản Bạ: Cách thị xã Hà Giang khoảng 40 km (25 dặm) về phía bắc. Đây là một vùng núi non trùng điệp, có truyền thuyết về núi Cô Tiên đầy thơ mộng. Khí hậu mát mẻ quanh năm rất tốt cho việc nghỉ dưỡng.

Thị xã Hà Giang: Thị xã Hà Giang là một thị xã đẹp nằm trong một thung lũng, bốn bên là núi, có dòng sông Lô chảy qua thị xã. Thị xã Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Thị xã có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã, nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hóa sớm nhất của Việt Nam.

Dinh Họ Vương: Tại huyện Đồng Văn xa xôi, hiện có một điểm du lịch lý thú đó là dinh họ Vương (Vương Chí Sình) thuộc địa phận xã Sà Phìn. Quy mô của dinh không lớn nhưng đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Vòng thành ngoài là một bức tường dày khoảng 40 cm, cao khoảng 2 m (6 ft). Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều có lỗ châu mai. Giữa hai vòng thành là một dải đất rộng khoảng 50 m (150 ft), trồng toàn trúc.

Dinh có ba ngôi nhà sàn. Ngôi nhà chính quay mặt ra cổng thành, hai ngôi nhà phụ song song nhau và vuông góc với ngôi nhà chính. Cả ba ngôi nhà được làm bằng gỗ, từ cột, kèo, sàn, vách, mái đều làm bằng gỗ quý. Ngôi nhà chính là nơi ở của "vua" họ Vương, ở đó hiện vẫn còn bức hoàng phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Hai ngôi nhà kia dành cho những người phục vụ và lính bảo vệ.

Dinh họ Vương là một điểm dừng chân đáng để bạn quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở; bởi toàn bộ cảnh trí dinh họ Vương toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.

Chợ tình Khâu Vai: Chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.
Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc yêu nhau. Người con gái rất xinh đẹp, bộ lạc của cô không muốn cô lấy chồng sang bộ lạc khác; còn bộ lạc bên chàng trai lại muốn cô về làm dâu bộ lạc của mình. Chính vì vậy mà hiềm khích giữa hai bộ lạc xảy ra. Mối thù của hai bộ lạc càng nhân lên khi tình yêu của họ càng thắm thiết. Một ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh tượng hai bộ lạc đang đánh nhau rất quyết liệt ở phía dưới. Họ biết tình yêu của họ là nguyên nhân chính. Để tránh đổ máu giữa hai bộ lạc, hai người đau đớn quyết định chia tay và hẹn sẽ gặp nhau mỗi năm một lần đúng vào ngày ấy. Địa điểm gặp nhau tại nơi họ vẫn thường hò hẹn - Khâu Vai. Dần sau đó, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng.

Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Họ đến đây chỉ nhằm để nhìn bóng dáng mà lòng mình đã trao thương gửi nhớ. Nếu gặp lại người xưa thì trò chuyện cho thỏa lòng nhớ mong; nếu chưa biết thì làm quen, kết bạn. Bất kể tuổi tác, già hay trẻ. Họ mang đến đây thức ăn sẵn, khi đến bữa bỏ ra cùng ăn với nhau gói cơm nếp, củ sắn, miếng bánh... tất cả đều là sản phẩm tự làm mang đi từ nhà và những bữa ăn như vậy càng làm cho họ có thêm những giờ phút hạnh phúc bên nhau.

Là người ở xa, người ta đến chợ từ chiều hôm trước để sáng sớm hôm sau đã có mặt ở chợ. Họ chờ đợi suốt một năm ròng cho nên tâm trạng của người đi chợ thật háo hức. Sáng sớm là lúc họ dớn dác tìm nhau. Người tìm được bạn rồi thì trò chuyện với nhau không dứt. Người chưa tìm được bạn thì bồn chồn ngóng đợi, mỏi mắt chờ mong. Còn những người mới đến lần đầu để tìm bạn thì muốn nhanh chóng tìm được một người bạn để tâm tình. Khi có bạn rồi cũng là lúc họ say đắm bên nhau...

Buồn nhất là lúc chiều về, lúc họ phải chia tay, thật bịn rịn chẳng muốn rời nhau. Dẫu sao, sự hội ngộ đã để lại trong họ một điều gì đó rất thiêng liêng. Với đôi bạn trẻ biết đâu năm đó họ sẽ nên vợ nên chồng, hoặc có khi phải hẹn nhau chợ phiên năm tới...

Khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật. Hy vọng, Khâu Vai sẽ mang lại cho bạn những hoài niệm về một địa danh gắn với câu chuyện tình đã đi vào huyền thoại...

Kinh tế

Ha_Giang_Vietnam-wk.jpg

Một trang trại ở Hà Giang, tiêu biểu cho mô hình nông - lâm kết hợp

Hà giang là vùng miền núi nên dân số trong tỉnh không đông, đồng bào Kinh chiếm đa số, còn lại là đồng bào các sắc dân Thổ, Mèo, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giấy và Lô Lô . Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa , ngô , khoai và các loại đậu đỗ . Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Xu Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều dã cầm, dã thú như phượng hoàng, trăn , rắn , công, trĩ...

Khoáng sản có mỏ chì , đồng , thủy ngân và cát trộn vàng . Sông Năng và Bảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc .
Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu...

ST
 
Phố cổ Đồng Văn - điểm khám phá đầy ấn tượng

Ít ai biết giữa rừng đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang lại tồn tại một quần thể phố cổ - chợ cổ hàng 100 năm tuổi. Với những nét kiến trúc cổ xưa, còn được giữ nguyên vẹn, Phố cổ Đồng Văn là niềm tự hào của người dân nơi đây.

1dongvan_dongnguoi.jpg


Trong lòng phố cổ Đồng Văn


1dongvan_anhdoc.jpg


Nét xưa

Nhưng không chỉ có thế, những nếp sống, sinh hoạt đời thường của các dân tộc như Kinh, Tày, Mông, Hoa… cũng là điểm khám phá đầy ấn tượng.

Tới Đồng Văn - nơi địa đầu tổ quốc, dễ cho ta cái cảm giác heo hút miền biên ải. Với những dãy núi đá tai mèo, phía trước là núi đá, hai bên là núi đá và đằng sau cũng là núi đá! Đá cao ngút trời. Giữa cái không gian núi đá khắc nghiệt là thế, nhưng con người đã kiến tạo ra một quần thế phố cổ với những nét kiến trúc đặc sắc. Nó giống như một nét chấm phá của người hoạ sĩ tài hoa trên bức tranh muôn trùng về đá.


Theo tài liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Văn, khu phố cổ Đồng Văn, hiện nay còn khoảng trên dưới 40 ngôi nhà cổ. Trong đó cổ nhất là hai ngôi nhà của dòng họ Lương, có niên đại tới 300 năm, những ngôi nhà còn lại đều khoảng 100 năm. Gọi là Phố nhưng đến nơi đây, bạn sẽ tìm được sự yên tĩnh, trong lành hiếm thấy. Vào các đêm 13,14 và 15 âm lịch hàng tháng - huyện Đồng Văn đều tổ chức đêm hội phố cổ - Đêm phố cổ Đồng Văn cũng rực rỡ, huyền ảo với những chiếc đèn lồng.

Sắp tới huyện Đồng Văn sẽ đưa thêm một số hoạt động vào "Đêm phố cổ" như trưng bày, giới thiệu các loại sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản, biểu diễn văn nghệ dân gian, các trò chơi truyền thống… để tăng sức hấp dẫn cho phố cổ này.


1dongvan_xuongcho2.jpg


Xuống chợ


1dongvan_phoco.jpg


Nhộn nhịp phố cổ


1dongvan_xuongcho.jpg


Nét hồn nhiên trên phố cổ


1dongvan_conduong.jpg


Yên bình phố cổ


ST
 
CAO NGUYÊN ĐỒNG VĂN

Cao nguyên đá Đồng Văn, “kiệt tác” thiên nhiên nơi cực Bắc

dongvan1.jpg


Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, có diện tích tự nhiên trên 2.300km2, dân số khoảng trên 250 nghìn người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống tự lâu đời; đông nhất là dân tộc Mông đến Dao, Giấy, Nùng, Tày, Lô Lô, Bố Y, Hoa, Kinh v.v... Mật độ bình quân 75 người/km2. Đồng bào các dân tộc ở đây sinh sống cây lương thực chính chủ yếu là ngô. Bà con phải gùi đất lên núi, bỏ vào từng hốc đá để gieo hạt. Địa hình, cao nguyên Đồng Văn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông - Bắc xuống Tây Nam. Theo các nhà khoa học Việt Nam và thế giới về địa chất cao nguyên phần lớn là núi đá vôi. Cổ sinh - địa tầng và cấu trúc địa chất những khu vực đã được khám phá với các trầm tích có tuổi từ Cam bri đến Trias nằm trong vòm nâng Đồng Văn thuộc đới - tướng cấu trúc sông Hiến (theo cách phân chia của A.E.Đovjikov và n.nk (1965)...

Về cấu tạo địa hình, cao nguyên Đồng Văn phần lớn là núi đá vôi, hiểm trở có các kiểu địa hình chính là địa hình cao nguyên núi đá, độ cao từ 701 - 1.700m, chiếm 51% diện tích; kiểu địa hình núi thấp có độ cao từ 301m đến 700 mét, chiếm 42% diện tích; kiểu địa hình đồi, phân bố xen kẽ giữa các dãy núi thấp và thung lũng, sông suối, chiếm 3% diện tích; kiểu địa hình thung lũng chiếm 4% diện tích tự nhiên. Khí hậu cao nguyên Đồng Văn thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông khô và lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 230C, lượng mưa trung bình từ 1.198 - 1.235mm/năm, độ ẩm bình quân 80%.

Cao nguyên đá Đồng Văn có 2 con sông chính chảy qua là sông Nho Quế, sông Miện và nhiều con suối lớn phân bố đều khắp trên địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc cao nguyên. Nhưng do địa hình đèo dốc hiểm trở, núi đá vôi nên phần lớn các suối chỉ có nước vào mùa mưa dẫn đến thiếu nước trầm trọng trong mùa khô. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình thấp, đã tạo thuận lợi cho thế mạnh cho cao nguyên với những cây ăn quả như đào, lê, mận, táo; cây dược liệu quý như đỗ trọng, thảo quả, đương quy, huyền sâm, ý dĩ phát triển rất tốt, sản phẩm đã và đang trở thành hàng hóa quý của Hà Giang.

Với nhiều dân tộc sinh sống hàng trăm năm nay, trên cao nguyên Đồng Văn đã hình thành những nét văn hóa của nhiều rất tộc rất phong phú, đa dạng, mang bản sắc trong đời sống sinh hoạt, tâm linh của cộng đồng các dân tộc như: Lễ hội xuống đồng, lễ cúng cơm mới, lễ hội múa khèn v.v... Cao nguyên Đồng Văn có chợ tình Khau Vai thuộc huyện Mèo Vạc, một năm tổ chức 1 lần chỉ trong 1 ngày, một đêm, vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, bản địa về câu chuyện tình dang dở của đôi trai gái người dân tộc, không lấy được nhau vì những luật lệ khắt khe của xã hội phong kiến. Cao nguyên Đồng Văn còn có một số di tích văn hóa, kiến trúc như khu di tích nhà Vương (Vua Mèo), Phố Cổ, thị trấn Đồng Văn hơn trăm năm tuổi và những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với nhiều hang động hàng triệu năm tuổi, những nguồn nước ngầm biểu hiện có những con sông ngầm sâu hàng trăm mét dưới tầng đá vôi. Đặc biệt trên cao nguyên Đồng Văn có đỉnh Mã Pì Lèng “đệ nhất hùng gian” thuộc huyện Mèo Vạc, đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng ngỡ với tới trời, nhìn xuống dòng sông Nho Quế như một nét chữ...


cao-nguyen-dong-van-2.jpg

Trong những năm qua, Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vượt lên nhiều khó khăn gian khổ, với ý chí tự lực tự cường, được sự lãnh đạo, giúp đỡ của T.Ư, Chính phủ, Hà Giang như con rồng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh phát triển KT - XH, thông qua nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo đã thu được những thành tựu đáng kể, kinh tế liên tục tăng trưởng trên 10%, điện, đường, trường, trạm... đã về đến nông thôn, vùng sâu, xa, biên giới, cuộc sống mới của đồng bào trên cao nguyên Đồng Văn ngày càng ấm no, hạnh phúc. Tỷ lệ hộ nghèo trên cao nguyên giảm đáng kể, nay còn trung bình 50%.


45243767-bo-03.jpg

Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tự nhiên mang dáng vẻ hoang sơ và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, cao nguyên Đồng Văn đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong nước và quốc tế. Cao nguyên đá Đồng Văn có thể là duy nhất ở Việt Nam còn dáng vẻ hoang sơ, nguyên thủy, với đặc điểm địa tầng được phân chia thành 11 hệ tầng và về cổ sinh với 17 nhóm hóa thạch... Tính đa dạng về địa chất và khả năng bảo tồn tốt các đá trầm tích trên cao nguyên đá Đồng Văn đã đem lại những giá trị thăm quan, nghiên cứu văn hóa... to lớn ở Việt Nam. Cao nguyên đá Đồng Văn có thể sẽ trở thành di sản thế giới về thiên nhiên địa chất. Nhưng trước hết chúng ta sẽ làm cho cao nguyên đá Đồng Văn trở thành di sản quốc gia về thiên nhiên...


nha%20tren%20cao%20nguyen%20Dong%20Van.jpg

Để đạt được ước mơ đó, những nhà khoa học, các ngành chức năng từ T.Ư xuống địa phương, các cấp có thẩm quyền và Đảng bộ, đồng bào các dân tộc Hà Giang, nhất là đồng bào 4 huyện trên cao nguyên đá Đồng Văn hãy giành tất cả tình cảm, trí tuệ và trách nhiệm của mình tiếp tục nghiên cứu, thu thập tài liệu, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học và bảo vệ tốt những giá trị địa chất, cảnh quan nơi đây để Cao nguyên đá Đồng Văn xứng đáng với những gì thiên nhiên ban tặng như một kỳ quan.


ST
 
Hà Giang được nhắc đến lần đầu tiên trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh xã Đạo Đức – Vị Xuyên đúc trong dịp trùng tu chùa từ đầu thời vua Lê Dụ Tông (năm 1705) nhưng t?nh Hà Giang thì mới có vào ngày 20/8/1891 với quy?t định của toàn quyền éông Dương Đờ Lanétxăng. Theo quyết định này, Hà Giang lúc đó gồm có phủ Tường Yên và huyện Vĩnh Tuy. Năm 1928, theo tài liệu của Ngô Vi Liễn, Hà Giang có hai châu (Bắc quang, Vị Xuyên), 2 đại lý (Đồng Văn, Hoầng Su Phì) với 13 tổng và 80 xã.

Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Hà Giang là một đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cơ cấu hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ hai, ngày 27- 12-1975, hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên vào đầu tháng 4-1976. Sau đó, đến ngày 12-8-1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã ra nghị quyết chia tỉnh Hà Tuyên thành Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập từ đó và giữ nguyên địa danh cho đến nay. Hiện tại Hà Giang có 11 huyện thị bao gồm: thị xã Hà Giang, các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, và Yên Minh, với 195 xã phường thị trấn.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top