Địa lý này các bạn ơi!!!!!!!

Maihoaca

New member
Xu
0
Tại sao lại có sự bùng nổ dân số và già hóa dân số ở các nước đang phát triển
(nhớ lấy :VD hộ mình nha .càng nhìu dấn chứng càng tốt)
thank you!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
:):):):):):):):):D:D:D:D:D:D:D:D
 
Tại sao lại có sự bùng nổ dân số và già hóa dân số ở các nước đang phát triển
(nhớ lấy :VD hộ mình nha .càng nhìu dấn chứng càng tốt)
thank you!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
:):):):):):):):):D:D:D:D:D:D:D:D

Theo mình nhớ hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra ở các nước đang phát triển . Lí do là tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử , số người trong độ tuổi sinh đẻ cao . Các biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số chưa hiệu quả . Ví dụ : các nước Đông Nam Á , các nước ở châu Phi , Trung Quốc , ...

Hiện tượng già hóa dân số xảy ra ở các nước phát triển . Lí do , số người trong độ tuổi sinh đẻ không cao , tỉ lệ sinh thấp , tỉ lệ tử thấp , tuổi thọ trung bình cao . Ví dụ : Pháp , Đức , Hà lan , Anh , ...
 
Tại sao lại có sự bùng nổ dân số và già hóa dân số ở các nước đang phát triển
(nhớ lấy :VD hộ mình nha .càng nhìu dấn chứng càng tốt)
thank you!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
:):):):):):):):):D:D:D:D:D:D:D:D

Mình giải thích thêm là: ở các nước đang phát triển vì kinh tế vẫn còn kho khăn, chưa được văn minh, không tiếp cận nhiều khoa học kũ thuật nên tỉ lệ sinh cao.
còn ở các nước phát triển thì công nghệ về y khoa ngày càng tiên tiến, dẫn đến tỉ lệ tử thấp. Nhu cầu cuộc sống đầy đủ nên họ sống lâu và khỏe mạnh.
 
Dân số các nước đang phát triển “già” nhanh
Một cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra cảnh báo đối với các quốc gia đang phát triển khi tỉ lệ người lớn tuổi ở đây tăng nhanh hơn các nước công nghiệp




Hiện tượng lão hóa dân số lâu nay chỉ được đề cập và báo động ở những nước đã đạt mức phát triển cao. Tuy nhiên, đó lại là vấn đề thế giới đang phát triển cũng sắp phải đối mặt và nó được gọi là quả bom hẹn giờ. Theo bản báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Dân số của Pháp, các quốc gia nghèo trên thế giới ngày nay sẽ không có đủ thời gian để thiết lập chế độ hưu thích hợp.

Theo BBC, bản báo cáo nói trên cảnh báo viễn cảnh mà chính phủ các quốc gia đang phát triển phải đối mặt là một số lượng lớn người già ở đất nước họ sẽ sống trong cảnh nghèo khó. Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ khởi đầu tại các nước nghèo nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu do nhà xã hội học Pháp Gilles Pison thực hiện cho biết xu hướng nói trên hiện đang xuất hiện ở nhiều nước đang phát triển và với nhịp độ nhanh hơn.
15--nguoigia_400x258.jpg


Tỉ lệ người lớn tuổi ở các nước đang phát triển tăng lên đều đặn. Trong ảnh: Một người già ở Ấn Độ. Ảnh: AP

Ở nước Pháp, sau hơn một thế kỷ, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên đã tăng gấp đôi, từ 7% lên 14% dân số. Trong khi đó, theo BBC, quá trình lão hóa dân số ở Trung Quốc chỉ mới bắt đầu, nhưng tỉ lệ người trên 65 tuổi ở quốc gia đông dân nhất thế giới này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 25 năm.

Các nhà nghiên cứu Pháp cho rằng ở Việt Nam và Syria, tình trạng lão hóa dân số thậm chí còn gia tăng nhanh hơn so với Trung Quốc hiện nay. Tỉ lệ người già ở hai quốc gia này sẽ tăng gấp đôi chỉ trong khoảng thời gian 17 năm. Quá trình này sẽ bắt đầu trong vài năm nữa. Nguyên nhân sâu xa là vì bây giờ người ta sống thọ hơn.

Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển có thể chỉ còn đủ người trong độ tuổi lao động vài thập niên nữa thôi.
 
Chất lượng dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội

nhandan.com.vn - 10:09 09-07-2009 ND - Ðối với mọi quốc gia, thực hiện KHHGÐ vừa là mục tiêu, vừa là động lực nhằm nâng cao chất lượng sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân số và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.
Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của Ðảng, Nhà nước, sự tham gia trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, chương trình DS - KHHGÐ đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô gia đình chỉ có từ một đến hai con được chấp nhận rộng rãi, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đã đạt mức sinh thay thế, công tác DS - KHHGÐ đã góp phần giảm bớt được sức ép về sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận thuận tiện và hiệu quả hơn các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác DS - KHHGÐ đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Quy mô dân số lớn, vẫn tiếp tục tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ tăng có xu hướng giảm. Dân số năm 2000 là 77,6 triệu người, năm 2007 là 85,154 triệu người, dự kiến đạt 88,8 triệu người vào năm 2010 và đạt mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010. Trong 10 năm (2001-2010), dân số Việt Nam tăng thêm 11,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,12 triệu người. Với dân số hiện nay, nước ta đứng thứ 3 ở khu vực Ðông-Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. Trong 10 năm tới (từ 2011 - 2020), bình quân mỗi năm dân số vẫn tăng khoảng một triệu người và sẽ đạt cực đại ở mức 110-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21.

Trong suốt thời gian dài, dân số nước ta luôn được gọi là"cơ cấu dân số trẻ"; tuổi trung vị của dân số có chiều hướng tăng từ 18,3 tuổi (năm 1979) lên 25,5 tuổi vào năm 2005, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn"cơ cấu dân số trẻ". Từ năm 2007, dân số bước vào giai đoạn"cơ cấu dân số vàng"với tỷ lệ dân số phụ thuộc chiếm dưới 50%; dân số trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) tăng nhanh, mỗi năm có 1,4 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động và dự kiến quy mô dân số lao động đạt cực đại vào năm 2020. Còn"Cơ cấu dân số già" sẽ bắt đầu từ sau năm 2017 do tỷ lệ người già từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh; già hóa dân số sẽ là một thách thức lớn mà nước ta sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2006; nhất là năm 2008 (112 bé trai/100 bé gái) đó là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Ðặc biệt, cả nước có chín tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh ở mức báo động và rất cao từ 115 đến 128 bé trai/100 bé gái.

Trong khi đó, nước ta phải đối mặt với việc dân cư phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Từ năm 1999 đến năm 2006, hai vùng có tỷ trọng dân số thay đổi đáng kể là Ðông Bắc (giảm từ 14,2% xuống 11,1%) và Tây Nguyên (tăng từ 4,0% lên 5,8%). Hai vùng đông dân nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (43,3% tổng số dân), trong khi diện tích đất chỉ chiếm 16,6% diện tích cả nước. Ngược lại, Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi thưa dân nhất (8,9%), nhưng diện tích chiếm hơn một phần bốn lãnh thổ. Mật độ dân số ngày càng tăng, phân bố không đồng đều giữa các vùng đã làm ảnh hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ.

Chỉ số con người tiếp tục gia tăng, nhưng vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp. Giá trị chỉ số HDI tăng từ 0,671 điểm xếp thứ 108/177 nước trên thế giới (năm 2000) lên 0,733 điểm và xếp thứ 105/177 (năm 2008). Dự kiến chỉ số HDI đạt mục tiêu Chiến lược dân số đề ra là ở mức trung bình tiên tiến. Tình trạng về sức khỏe bà mẹ, trẻ em được cải thiện đáng kể, nhưng còn ở mức thấp: tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt hơn 95%; tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi giảm từ 31,2 phần nghìn xuống 15 phần nghìn trẻ đẻ ra sống (đạt mục tiêu năm 2010). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 21,2% (năm 2008) , tuy nhiên ở một số vùng còn cao tới 30 - 35% như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Ðáng chú ý, các yếu tố về thể lực con người còn thấp, đặc biệt có tới 6,3% dân số bị tàn tật với các mức độ khác nhau, có 1,5% dân số bị thiểu năng về trí tuệ, không đủ khả năng sinh hoạt và tự nuôi bản thân. Các tố chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, nhất là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Ðể khắc phục có hiệu quả những khó khăn, thách thức nói trên, công tác DS - KHHGÐ đang được đẩy mạnh triển khai thực hiện sáu dự án của chương trình mục tiêu quốc gia và các hoạt động khác theo kế hoạch được giao; phấn đấu hoàn thành các hoạt động, nhiệm vụ theo tiến độ, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu giảm mức sinh trong năm 2009 - 2010. Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGÐ giai đoạn 2011 - 2020. Ðôn đốc theo dõi các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng dân số, quy mô dân số cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động trong năm 2009, bao gồm đề án can thiệp làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại mười tỉnh có mức chênh lệch giới tính cao nhất; xây dựng đề án can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại một số địa phương miền núi phía bắc và Tây Nguyên...

Năm nay, Ngày Dân số thế giới LHQ lấy chủ đề:"Ðối phó với khủng hoảng kinh tế: đầu tư cho phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt". Cùng với những thành công của chương trình DS/SKSS/KHHGÐ, nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm bảo đảm bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Chính phủ đã ban hành Chiến lược hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010; đồng thời thực hiện các nội dung cơ bản của chương trình DS/SKSS/KHHGÐ cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số.

DƯƠNG QUỐC TRỌNG
Phó Tổng cục trưởng Dân số (Bộ Y tế)

* Theo báo cáo của LHQ, tổng dân số thế giới từ 6,7 tỷ người hiện nay sẽ tăng lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Dự báo, dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012. Hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với 304 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Ðộ. Dân số thế giới đạt sáu tỷ người vào năm 1999 và nếu dự báo trên trở thành hiện thực, thì cứ 13 năm dân số thế giới sẽ tăng thêm 1 tỷ người. Hiện nay, dân số thế giới đang tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm. Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050. Khi đó, Ấn Ðộ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới. Ðồng thời, dân số thế giới cũng sẽ già đi nhanh chóng. Ðến năm 2050, số người từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm 5% dân số, so với 1,5% hiện nay.

* Cũng theo Quỹ LHQ, phần lớn số người tăng thêm thường tập trung tại các nước đang phát triển, nơi dân số từ 5,6 tỷ năm 2009 sẽ tăng lên 7,9 tỷ vào năm 2050. Ngược lại, dân số các nước phát triển sẽ rất ít thay đổi, từ 1,23 tỷ lên 1,28 tỷ, thậm chí sẽ giảm còn 1,15 tỷ nếu không tính số người nhập cư, dự kiến khoảng 2,4 triệu người/năm, trong giai đoạn 2009-2050. Hiện tại, dân số các nước kém phát triển hơn vẫn ở tình trạng tương đối trẻ, trong đó số người dưới 15 tuổi chiếm 29% và từ 15 đến 24 tuổi chiếm 19%. Ðiều này đặt ra thách thức lớn trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và việc làm, cả trong trường hợp cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế hiện nay qua đi. Trước đó, LHQ cảnh báo, một phần hai dân số thế giới (hơn 3 tỷ người theo tính toán hiện nay) có thể bị thiếu nước sạch vào năm 2025. Cùng những yếu tố hạn hán, dân số gia tăng, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thói quen lãng phí nước sạch... sẽ gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường.
 
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Dân số thế giới sẽ đạt 9,2 tỷ người vào năm 2050 và sự gia tăng đó chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển, báo cáo của LHQ cho biết hôm 13/3.[/FONT]
20672891_images1255817_dsothegioi.jpg
Dân số thế giới hiện nay là 6,7 tỷ
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo ước tính 2006 của Cục Dân số LHQ, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay - một sự gia tăng tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hania Zlotnik, Giám đốc Cục Dân số LHQ, cho biết, một sự thay đổi quan trọng trong ước tính trên là số ca tử vong do AIDS giảm do việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống virút HIV và thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch này tại một số nước. Báo cáo ước tính trong giai đoạn 2005-2020 sẽ có chưa tới 32 triệu người tử vong do AIDS tại 62 nước bị ảnh hưởng nặng nhất.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sự gia tăng dân số thế giới sẽ diễn ra chủ yếu tại các nước ít phát triển hơn. Dân số của các nước này sẽ tăng từ 5,4 tỷ người trong năm 2007 lên 7,9 tỷ trong năm 2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea-Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào giữa thế kỷ này.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trái lại, tổng dân số của các nước giàu hơn vẫn gần như không thay đổi, ở khoảng 1,2 tỷ người. Cũng theo báo cáo, dân số tại 46 nước sẽ giảm vào giữa thế kỷ này, trong đó có Đức, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc và phần lớn các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Zlotnik nói rằng, phần lớn các nước ở châu Á và Mỹ Latinh đã đạt tới giai đoạn tương đối có lợi mà trong đó số người trưởng thành ở độ tuổi làm việc nhiều hơn số trẻ em hoặc người cao tuổi. Giai đoạn này sẽ được duy trì ít nhất trong 20 năm nữa. Tuy nhiên, sau đó dân số các nước này sẽ bắt đầu lão hóa đi theo hướng như ở châu Âu và Bắc Mỹ.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Châu Âu là vùng duy nhất trên thế giới, nơi có số người ở độ tuổi từ 60 trở lên hiện nhiều hơn số trẻ em. Dân số châu Phi sẽ tăng gần gấp đôi từ nay tới 2050.[/FONT]
  • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Minh Sơn (Theo AP)[/FONT]
 
https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?p=5888

HI VỌNG TỪ NHỮNG SỐ LIỆU THÔ, SỰ KIỆN THÔ THẾ NÀY BẠN SẼ TỔNG HỢP LẠI ĐUỢC THÀNH BÀI THUYẾT TRÌNH HOÀN HẢO !


(Dân trí) - Dân số thế giới được dự đoán sẽ đạt 7 tỷ người vào năm 2011, trong đó sự tăng trưởng phần lớn là đến từ các nước phát triển và các nước nghèo nhất thế giới.

090813162229-947-535.jpg


Ước tính tới năm 2050, Ấn Độ sẽ là nước đông nhất thế giới, với 1,7 tỷ người.

Theo Bản báo cáo dân số thế giới năm 2009 của Cục khảo sát dân số mới được công bố ngày hôm qua, trong vòng 40 năm nữa, sự phát triển của 97% dân số thế giới diễn ra ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribê. Và tới năm 2050, dân số thế giới có thể dạt tới 9,4 tỷ người. Con số ước tính này gần tương đương với con số của LHQ mới đưa ra gần đây, dự đoán dân số thế giới có thể đạt khoảng 9,1 tỷ người.

“Một lượng lớn 1,2 tỷ người trẻ ngày nay là ở các nước đang phát triển, chiếm 90% số người trẻ trên toàn thế giới”, Carl Haub, đồng tác giả của báo cáo cho biết. Cứ 10 người trẻ thì có 8 người sống ở châu Phi và châu Á.

Trong nhữn thập kỷ tới, những người trẻ này có nhiều khả năng tiếp tục xu hướng hiện nay, rời các khu vực nông thôn ra các thành phố để học tập,tìm kiếm cơ hội đào tạo,việc làm và y tế tốt hơn”, Haub cho biết thêm và gọi đây là một trong những vấn đề xã hội chính trong vài thập kỷ tới.

Còn ở những nước phát triển, Mỹ và Canada sẽ chiếm hầu hết sự tăng trưởng về dân số, một phần là do di dân và một phần do yếu tố tăng tự nhiên (tức tỷ lệ sinh trừ đi tỷ lệ chết).

Tỷ lệ sinh cao cùng với “nền móng” dân số trẻ ở các nước đang phát triển sẽ “tiếp nhiên liệu” chính cho sự tăng trưởng của dân số thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Bởi theo báo cáo, ở châu lục đen, phụ nữ thường đẻ 6 hoặc 7 con trong đời. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là khoảng 2, ở Canada là 1,5.

Ví dụ, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Uganda và Canada, 2 nước hiện lần lượt có khoảng 34 triệu và 31 triệu dân. Theo ước tính đến năm 2050, dân số Canada sẽ đạt 42 triệu, trong khi Uganda tăng gấp ba, lên đến tận 96 triệu người.

“Thậm chí nếu tỷ lệ sinh có giảm ở nhiều nước, thì dân số thế giới vẫn tăng với tốc độ cao”, Bill Butz, chủ tịch của cục khảo sát dân số cho hay. “Việc tăng từ 6 tỷ lên đến 7 tỷ người sẽ mất 12 năm, bằng thời gian dân số thế giới tăng từ 5 tỷ lên 6 tỷ. Và cả hai lần tăng này đều không có tiền lệ trong lịch sử thế giới”.

Đến năm 2050, dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới, với 1,7 tỷ người, vượt qua “quán quân” hiện tại Trung Quốc. Đến năm 2050, dân số Trung Quốc dự đoán tăng lên 1,4 tỷ người. Và Mỹ sẽ đứng thứ ba trên bảng xếp hạng dân số, với 439 triệu người.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top