• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý 9 này

  • Thread starter Thread starter tvhn
  • Ngày gửi Ngày gửi

tvhn

New member
Xu
0
1) trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta và giải thíck
2)phân thích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nướcư ta
3)tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước taa
4) phát triển và phân bố ccông nghiệp chế biến có ảnh hưởng gì như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp??????????
 
Câu 1: ==> Chẳng lẽ trong SGK không có?
* Người Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước song tập trung nhiều hơn ở các đồng bằng, ven biển, trung du.
* Các dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du (...).
=> Sự phân bố của dân tộc Kinh và dân tộc ít người khác nhau là do hình thức sản xuất.

Câu 3:
Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, phong phú.
Hằng năm, nước ta có thêm khoảng 1,1 triệu người dân lao động nhưng chúng ta không thể giải quyết việc làm cho số dân hơn 1 triệu người này.
Là 1 nước nông nghiệp, số dân thất nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung đông ở nông thôn. Người dân chỉ quen với công việc lao động nặng và rất hạn chế khả năng làm việc trí óc mà trong lúc này nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển. Ở nông thôn, làm việc có tính chất mùa vụ, người dân chỉ làm việc đồng trong mấy tháng, những tháng còn lại thì nghỉ và không làm gì cả, mà họ lại không có nghề phụ nên số dân thất nghiệp trong thời gian này là rất nhiều.
Một phần do nền kinh tế nước ta, cơ cấu kinh tế có phần chênh lệch.
Vì vậy giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta..................
 
Câu 1:
I. Các tộc người Việt Nam:
1. Khái quát về dân số:
-Dân số thống kê ngày 01 tháng 04 năm 1999: 76.323.173 người
-Số liệu thống kê lúc 0h ngày 01 tháng 04 năm 2009: 85.789.573 người trong đó, 49,5% nam giới và 50,5% nữ giới. Hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong tốp các nước đông dân nhất trên thế giới.
- Theo số liệu 1999 có 53 dân tộc thiều số với 10.527.455 người chiếm 14% dân số cả nước thuộc hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hán Tạng.
- Phân bố ở cả 3 vùng miền núi trung du và đồng bằng.
+ Ngữ hệ Nam Á:
Nhóm Môn-Khmer: Ba Na, Brâu, Bru-Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Co8-tu, Giê Triêng, Hrê, Kháng, Khơ me, Khơ mú, Mạ, Máng, Mnông, Ơ-đu, Rơ-măn, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ-đăng, Xtiêng, Nhóm Việt-Mường: Việt, Mường, Thổ, Chứt, Nhóm Thái: Bố Y, Giáy, Lào, Sáng Chay, Lự, Nùng, Tày, Thái, Nhóm kadai: Cờ Lao, La Chi, La ha, Pu Péo, Nhóm H'mông - Dao: Dao, H'mông, Pà Thẻn.
+ Ngữ hệ Nam Đảo (nhóm MalayO-Pôlimêdi): Chăm, Chu Ru, Giarai, Raylai, Êđê.
+ Ngữ hệ Hán - Tạng: Nhóm Tạng -Miến: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lê Lô, Phù Lá, Si La.
+ Nhóm Hán: Hoa, Ngái, Sán dìu.
2. Đặc điểm của các dân tộc Việt Nam:
a. Đặc điểm dân số và cư trú:
- 53 dân tộc chiếm 14% dân số người Kinh chiếm 86% dân số.
- Số lượng cư dân không đồng đều
- Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ.
b. Đặc điểm kinh tế:
- Chăn nuôi kém phát triển chưa tách khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp.
- Nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số là dựa vào thiên nhiên, tính tự cung tự cấp, kỹ thuật lạc hậu.
- Hoạt động kinh tế thì thiếu kế hoạch, thiếu tính toán và lãng phí.
c. Đặc điểm xã hội:
- Các dân tộc phát triền không đồng đều, giữa các dân tộc có sự chênh lệch về mặt xã hội.
- Các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên: cuối thế kỷ 19, ở cuối xã hội nguyên thủy tan rã.
- Trước Cách mạng tháng 8 các dân tộc miền núi phía Bắc đã có sự phân hóa giai cấp.
- Ở vùng đồng bằng nơi cư trú của các dân tộc: người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm thì chế độ ruộng đất tự tồn tại khá phổ biến.
d. Đặc Điểm Văn Hóa:
- Văn hóa là 1 nền văn hóa thống nhất đa dạng ® văn hóa Nam Á.
- Các dân tộc ở vùng cao nguyên, vùng xa xôi, hẻo lánh còn bảo lưu khá đậm nét văn hóa bản địa.
- Các dân tộc phía Bắc đặc biệt là người chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Trung Hoa.
- Các dân tộc ở duyên hải Trung Bộ và Tây Nam Bộ tiếp nhận những yếu tố văn hóa Ấn Độ.
* Địa lí:
- Lưu vực sống Hồng, sông Thái Bình, sông Mã.
- Các tỉnh: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
- Đồng bằng bắc Bộ là tâm điểm giao lưu quốc tế theo 2 trục Tây Đông, Bắc - Nam.
- Địa hình núi xen kẽ đồng bằng thung lũng thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Khí hậu độc đáo 4 mùa có mùa đông 3 tháng nhiệt độ dưới 18 độ C.
- Xa rừng, nhạt biển
- Các tiểu vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ:
+ Tiểu vùng đất tổ - Vĩnh Phú (xứ Đoài)
+ Tiểu vùng kinh Bắc - Hà Bắc (xứ Bắc)
+ Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội
+ Tiểu vùng duyên hải Đông Bắc
+ Tiểu vùng Hà Nam Ninh
+ Tiểu vùng Hưng Yên
+ Tiểu vùng duyên hải Tiền Hải - Hải Hậu
+ Tiểu vùng lưu vực sông Mã
* Lịch sử:
- Là một đất có bề dày lịch sử, cái nôi hình thành người Việt.
- 300 - 400 nghìn năm buổi đầu của thời lỳ đồ đá đã có những vết tích về sự lưu trú của người vượn, cho đến người khôn ngoan (Homosapien).
- Thời đại đồ đồng (3000-4000 năm trước công nguyên: các cộng đồng cư dân , dân tộc ở Việt Nam thời kỳ tan rã, của xã hội nguyên thủy ® thời đại Kim Khí.
- Chủ nhân văn hóa Đông Sơn so với người Việt
Lạc Việt (Việt Cổ)
Việt ® Âu Lạc
Âu Việt (Tây Cổ)
=> Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng ở lưu vực Sông Hồng. Là nơi diễn ra tiến trình lịch sử Việt Nam với 3 nền văn hóa lớn nối tiếp nhau.
- Văn hóa Đông Sơn (trước thế kỷ X)
- Văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ X - XIX)
- Văn hóa Việt Nam: ( giữa thế kỷ XIX đến nay và còn tiếp diễn). Đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm đứng vai trò rất quan trọng của đất nước).
3. Dân Cư:
Cư dân chinh phục đồng bằng sông Hồng, từ hàng ngàn năm nay tộc người Việt hình thành từ quá trình hòa hợp các dân tộc và trở thành tộc người chủ thể của Việt Nam.
- Người Việt: dân số 65.795.718 người.
Sống trên khắp cả nước, nhưng nhiều nhất ở đồng bằng.
- Người Mường dân số 1.137.718 người.
Cư trú: Hòa Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình.
- Người Ơ đu dân số 301 người
Cư trú ở Tây Nghệ An. Làm rẫy, chăn nuôi, đan lát, nhà sán.
- Người Hoa:
Dân số: 862.371 người.
Cư trú: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, TP.HCM, Bà Tại- Vũng Tàu, Quãng Ninh, Bình Định, Quãng Ngãi.
Dân số: 4.801 người
Cư trú: Quảng Ninh, Hải Phòng, TP.HCM
4. Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội:
a. Kinh Tế:
-
Đồng bằng Bắc Bộ là kết quả chinh phục thiên nhiên của người Việt: hệ thống thủy lợi, đê điều.
- Nông Nghiệp trồng lúa nước lâu đời (đồng mùa - đồng chiêm) phát triền nghề nuôi và đánh bắt thủy sản.
- Nghề thủ công nghiệp đa dạng, phong phú: 3 nghề cơ bản dệt, gốm và luyện kim.
- Hai làng gốm Bát Tràng và Phù Lãng.
- Thủ công mỹ nghệ: tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống.
- Thương nghiệp không phát triển: chợ quê
- Xã hội: Tổ chức văn hóa cổ truyền Bắc Bộ tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã Việt Nam.
- Hương khoán ước quy định chặc chẽ.
b. Văn hóa vật chất:
- Nhà ở: nhà khung cột, phát triển các hình thức nhà vì kèo, cò hơn 10 kiểu khác nhau.
- Khuôn viên căn nhà gồm nhà chính, nhà phụ, vườn, ao, tường hay rào tre và cổng... tạo cho ngôi nhà có bề thế định cư lâu bền.
- Trang phục: là sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên: màu nâu.
- Trang phục ngày lễ hội Tết: đàn bà áo mớ bảy mớ ba. Đàn ông chiếc quần trắng, áo dài the, chiếc khăn đen.
Ăn uống:
- Cơ cấu bữa ăn: cơm, rau, cá.
- Tăng thành phần thịt, mở nhất là mùa đông.
- Ít có gia vị như món ăn miền Trung và miền Nam.
- Ẩm thực của người dân Nam Bộ có sự tiếp thu ảnh hưởng của các món ăn Trung Quốc thông qua sự hiện diện của người Hoa.
Câu 2 :
Ý nghĩa của giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số :

- Giảm sức ép về kinh tế (thu nhập bình quân tăng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…)

- Giảm sức ép về xã hội (giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo , tăng điều kiện chăm sóc sức khoẻ, y tế, giáo dục …)

- Giảm tác động đến môi trường (khí thải, khai thác tài nguyên…)


Ý nghĩa của giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số và thay đổi cơ cấu dân số:

- Sự thay đội cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia

- Sự thay đổi cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Câu 3 : Thông tin tham khao thêm !

Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi.
Năng suất lao động của Việt Nam hiện tại còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế. Trong các năm 2006- 2008, năng suất lao động chung của nền kinh tế tăng từ 22,5 lên 26,5 triệu đồng/năm. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm đầu của kế hoạch 2006- 2010 là tương đối khả quan nhưng năng suất lao động của nền kinh tế vẫn không được cải thiện nhiều thì sự chững lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 và có thể cả trong một vài năm tiếp theo sẽ còn làm chậm hơn nữa tốc độ tăng của năng suất lao động.

ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top