Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Đặc điểm chung của địa hình:
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích
- Đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm đến 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình được trẻ hóa và có sự phân bậc rõ rệt
- Độ cao địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN
- Hai hướng chính:
+ TB-ĐN: Hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã
+ Vòng cung: Khu ĐB và Nam Trung bộ
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm
- Vùng đồi núi bị xâm thực mạnh tạo nên bề mặt bị chia cắt dữ dội, đó là các khe rãnh sông suối
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
_ Hoạt động kinh tế làm thay đổi lớp phủ thực vật, đẩy nhanh tốc độ xói mòn đất…
2. Các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi:
- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
- Địa hình bán bình bình nguyên và đồi trung du
+ Vùng nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
+ Phân bố ở rìa phía bắc và tây ĐB sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ; đồng bằng ven biển miền Trung biểu hiện không rõ do bị thu hẹp
*Núi cao chủ yếu phân bố ở biên giới Việt Trung, Hoàng Liên Sơn và một số ở Tây Nguyên.
*Lãnh thổ nước ta được hình thành vào cuối đại Trung sinh, liên quan đến các chu kì tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo mặc dù được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo nhưng cơ bản chịu tác động mạng của yếu tố ngoại lực nên địa hình VN chủ yếu là đồi núi thấp.
b. Khu vực đồng bằng:
- Đồng bằng châu thổ:
- Đồng bằng ven biển miền Trung:
+ Nguồn gốc: Dải đồng bằng ven biển hình thành liên quan chặt chẽ đến dãy Trường Sơn và vùng biển Đông. ở một vài đồng bằng tương đối mở rộng sự hình thành do tác động phối hợp giữa sông và biển, còn phần lớn các dải đồng bằng hẹp ngang được hình thành từ hoạt động của sóng và gió bồi tụ cồn cát trên cơ sở thềm biển cũ, đường bờ biển cũ hoặc chân dãy Trường sơn. Trong sự hình thành các đồng bằng này biển đóng vai trò chủ yếu
3) Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và ĐB đối với sự phát triển KTXH
a) Khu vực đồi núi
+) Thế mạnh:
- Khoáng sản: Nhiều loại khoáng sản có giá trị lớn thuận lợi cho phát triển CN (cả nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh) kể tên?
- Rừng và đất trồng: Tạo thuận lợi cho phát triển Lâm- nông nghiệp nhiệt đới, nhiều loại động thực vật quý hiếm.
- Nguồn thuỷ năng: Sông ngòi có tiềm năng lớn về thuỷ điện.
- Tiềm năng du lịch:
+) Hạn chế : Địa hình đồi núi gây khó khăn cho phát triển KTXH : Giao thông, khai thác TNKS gặp nhiều khó khăn.
-Hay xảy ra các thiên tai : Lũ quét, sói mòn sạt lở đất đá, mưa đá, sương muối…
b)Khu vực ĐB
+) Thế mạnh :
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng cc loại nông sản.
- Cung cấp khoáng sản, thuỷ sản, lâm sản
- Tập trung các thành phố lớn, trung tâm Cn, thương mại.
-Phát triển giao thông vận tải : Đườngbộ, Sắt, sông.
+) Hạn chế:Thiên tai (bão lụt, hạn hán)
Sưu tầm
[FONT="][/FONT]