Bài 14. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I) Bức xạ và nhiệt độ không khí.
- Bức xạ mặt trời là các dòng vật chất & năng lượng của mặt trời tới TĐ.
- Bức xạ mặt trời tới mặt đất được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần còn lại phản hồi vào không gian.
- Nhiệt độ của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt TĐ được đốt nóng cung cấp.
- Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt TĐ luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời nếu góc chiếu lớn thì lượng nhiệt lớn và ngc lại.
II) Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên TĐ.
1) Phân bố theo vĩ độ địa lí
- Càng lên cao t˚TB năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của mặt trời (gócnhập xạ) càng nhỏ.(chú ý: t˚TB năm ở vĩ độ 20 cao hơn ở t˚ XĐ vì XĐ lượng bức xạ mặt trời bị suy giảm nhiều do có nhiều hơi nước, mây, mưa vì ở vùng XĐ có diện tích rừng và ĐD rất lớn)
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu càng lớn và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm trong các mùa và trong năm lớn.
2) Phân bố theo lục địa và đại dương
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, càng vào sâu trong lục địa biên độ càng lớn.
- Giải thích: Do đặc tính hấp thụ tđộủa đất và nước khác nhau. Các loại đất đá mau nóng nhưng cũng mau nguội còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn " sự tăng, giảm của nước và đất khác nhau.
3) Phân bố theo địa hình
a) Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
- Nguyên nhân: càng lên cao không khí càng loãng hơn ở dưới thấp, ko giữ được nhiệt nhiều.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của địa hình sườn núi.
- Sườn núi ngc chiều với chiều của ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.
- Nhiệt độ không khí thay đổi khi có tác động của các nhân tố: Dòng biển nóng lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động SX của con người.
Sưu tầm