Địa lý 10 NC - Bài 13: Khí quyển

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 13. KHÍ QUYỂN




- K/n: Khí quyển là lớp không khí bao quanh TĐ, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ trước hết là mặt trời.
- Vai trò:
Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ đồng thời là lớp vỏ bảo vệ TĐ.

I) Thành phần của không khí

- Nitơ:
78,1%, Ôxi20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.
- Vai trò của hơi nước:
Hơi nước ngưng tụ thành mây, mây gặp lạnh rơi xuống thành mưa, tuyết sinh ra nước chảy tràn trên mặt đất và nước ngầm trong đất chảy ra biển lại bốc hơi…Không có hơi nước thì không có sự sống. Hơi nước có tác dụng điều hoà nhiệt độ của không khí

II) Cấu trúc của khí quyển.



III) Các khối khí:
Hình thành ở tầng đối lưu.
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:

+Khối khí cực rất lạnh: A
+Khối khí ôn đới lạnh: P
+Khối khí nhiệt đới nóng: T
+Khối khí xích đạo nóng ẩm: E
-Tuỳ thuộc bề mặt TĐ:

+) Lục địa khô:C
+) Đại dương ẩm: E
- Đặc điểm:
Khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển chúng là thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua và bị biến tính.

IV) Frông

- K/n:
Frông là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về t/c vật lí, nguồn gốc (t˚, ánh sáng hướng di chuyển)
- Kí hiệu: F
- Mỗi bán cầu có 2 Frông cơ bản:
+) Frông địa cực: FA
+) Frông ôn đới: FP
- Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo ko tạo thành Frông mà hình thành dải hội tụ nhiệt đới cho cả 2 bán cầu.



Sưu tầm
 
Bài tập - Khí qyển

BÀI TÂP KHÍ QUYỂN - KHÔNG KHÍ - NHIỆT ĐỘ


Câu 1
: Khí quyển là :
a. Khoảng không bao quanh Trái Đất
b. Lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời
c. Quyển chứa toàn bộ chất khí trên Trái Đất
d. Lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 500km

Câu 2: Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm :
a. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất
b. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất
c. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong dó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất
d. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác :
a. Hơi nước chiếm thể tích tương đối nhỏ trong các thành phần của khí quyển
b. Hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với khí hậu trên hành tinh chúng ta
c. Hơi nước trong khí quyển không thể nhìn thấy bằng mắt thường
d. Lượng hơi nước trong khí quyển phân bố không đều trên Trái Đất

Câu 4: Căn cứ vào những đặc tính khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành :
a. bốn tầng
b. năm tầng
c. sáu tầng
d. chín tầng

Câu 5: Các tầng của khí quyển xếp theo thứ tự từ thấp lên cao là:
a. Tầng bình lưu, tầng đối lưu, tầng giữa, tầng ion, tầng ngoài
b. Tầng đối lưu, tầng giữa, tầng ion, tầng bình lưu, tầng ngoài
c. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng ion, tầng giữa, tầng ngoài
d. Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion, tầng ngoài

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của tầng đối lưu:
a. Là tầng có chiều dày nhỏ nhất so với bốn tầng còn lại
b. Độ dày của tầng có tính đồng nhất cao ở mọi khu vực
c. Là nơi tập trung phần lớn khối lượng không khí của khí quyển
d. Không khí trong tầng chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo là do:
a. Xích đạo là khu vực có vận tốc tự quay quanh trục lớn nhất nên sinh ra lực li tâm lớn
b. Xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh tạo điều kiện cho các chuyển động đứu lưu phát triển lên cao
c. Xích đạo là nơi tập trung nhiều không khí trên Trái Đất
d. Ở vùng xích đạo có tỉ lệ diện tích dại dương lớn

Câu 8: Tên gọi của tầng đối lưu được xuất phát từ:
a. Tầng đối lưu chiếm phần lớn khối lượng không khí
b. Hầu như toàn bộ hơi nước tập trung ở phần này
c. Ở tầng đối lưu không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng
d. Nhiệt độ ở tầng đối lưu giảm theo nhiệt độ cao

Câu 9: Đặc điểm khí Cacbonic ở tầng đối lưu là:
a. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ
b. Có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian giúp Trái Đất ấm hơn
c. Khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người
d. Tất cả các ý trên

Câu 10: Các phần tử vật chất rắn trong tầng đối lưu có tác dụng:
a. Hấp thụ phần lớn tia từ ngoại từ Mặt Trời
b. Hấp thụ một phần bức xạ Mặt Trời
c. Là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh
d. Là tác nhân quan trọng làm cho nhiệt độ tầng đối lưu giảm theo độ cao

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của tầng bình lưu:
a. Không khí khô, loãng
b. Không khí chủ yếu chuyển động theo phương nằm ngang
c. Nhiệt độ ở đỉnh đạt 10[SUP]oC[/SUP]
d. Tập trung phần lớn khí ôdôn trong khí quyển, nhất là ở độ cao 45 – 50km

Câu 12: Khí ôdôn ở tầng bình lưu được hình thành dưới tác dụng của:
a. Hơi nước
b. Nhiệt độ cao
c. Bức xạ tử ngoại
d. Các luồng gió chuyển động theo phương nằm ngang

Câu 13: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Tầng giữa nằm ở độ cao cách đỉnh của tầng đối lưu từ 50 – 80km
b. Nhiệt độ tầng giữa giảm mạnh theo độ cao
c. Nhiệt độ ở đỉnh tầng giữa có thể hạ xuống – 80[SUP]oC[/SUP]
d. Mật độ không khí ở tầng giữa thấp hơn nhiều so với ở tầng đối lưu

Câu 14: Tầng ion còn có tên gọi khác là:
a. Tầng nhiệt, Tầng không khí cao
b. Tầng điện li
c. Tầng cao
d. ý a và c đúng

Câu 15: Trong khí quyển Trái Đất, tầng có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên là:
a. Tầng giữa
b. Tầng nhiệt
c. Tầng ngoài
d. Tầng bình lưu

Câu 16: Tầng nhiệt có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên do:
a. Không khí ở tầng nay rất loãng
b. Nhiệt độ ở tầng nay rất thấp
c. Trong tầng có chứa nhiều ion
d. Tất cả các ý trên

Câu 17: Không khí ở tầng ngoài có đặc điểm:
a. Rất loãng, thành phần chủ yếu là hiđrô và ôxi
b. Rất loãng, thành phần chủ yếu là hêli và hiđrô
c. Không khác so với tầng bình lưu
d. Rất giống không khí trên Mặt Trời
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top