Bài 10. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I) Nội lực - K/n: Khái niệm là lực phát sinh ở ở bên trong lòng TĐ. - Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng trong lòng TĐ sinh ra như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự c/đ của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học…
II) Tác động của nội lực - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ: Thông qua các vận động kiến tạo hoạt động động đất núi lửa. +) Theo phương thẳng đứng. +) Theo phương nằm ngang. =>Làm cho lục địa được nâng lên hoặc hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
1) Vận động theo phương thẳng đứng - K/n: Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ TĐ xảy ra rất chậm chạp trên một diện tích lớn. - Nguyên nhân: Do sự chuyển động của các dòng đối lưu: dòng v/c đi lên làm cho vỏ TĐ nâng lên"núi"biển thoái. Dòng v/c đi xuuống"vỏ TĐ hạ xuống"biển tiến. - Kết quả: Mở rộng hay thu hẹp diện tích. Vẫn đang xảy ra.
2) Vận động theo phương nằm ngang - K/n: Là vận động là cho vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Bài tập - Tác động của nội lực đến bề mặt địa hình Trái Đất
BÀI TẬP - TÁC ĐỘNG NỘI LỰC - NỘI LỰC HÌNH THÀNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Câu 1: Lực được sinh ra bên trong của Trái Đất được gọi là:
a. Lực hấp dẫn
b. Lực quán tính
c. Lực li tâm
d. Nội tâm
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực trên Trái Đất là:
a. Năng lượng trong sản xuất công nghiệp của con người
b. Năng lượng thuỷ triều
c. Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực
d. Tất cả các ý trên
Câu 3: Vận động kiến tạo được hiểu là:
a. Các vận động do nội lực sinh ra
b. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn
c. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho cấu tạo lớp manti có những biến đổi lớn
d. Các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn diễn ra cách đây hàng trăm triệu năm
Câu 4: Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là:
a. Lớp vỏ Trái Đất
b. Lớp manti
c. Lớp nhân trong
d. Lớp nhân ngoài
Câu 5: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:
a. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
b. Hiện tượng El Nino
c. Hiện tượng bão lũ
d. Tất cả các ý trên
Câu 6: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là:
a. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
b. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
c. Diện tích của đồng bằng tăng lên
d. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh
Câu 7: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy
b. Núi lửa thường tương ứng với địa luỹ
c. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam
d. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn
Câu 8: Địa hào được hình thành do:
a. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống
b. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh
c. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh
d. Tất cả các ý trên
Câu 9: Ngoại lực là :
a. Những lực sinh ra trong lớp manti
b. Những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất
c. Những lực được sinh ra từ tầng badan của lớpvỏ Trái Đất
d. Tất cả các ý trên