Địa lí tỉnh Lạng Sơn

ngan trang

New member
Lạng Sơn



Tỉnh Lạng Sơn

LocationVietnamLangSon.png


Tỉnh Việt NamChính trị và hành chínhBí thư tỉnh ủyPhùng Thanh KiểmChủ tịch HĐNDHoàng Thị Bích LyChủ tịch UBNDVi Văn ThànhĐịa lýTỉnh lỵThành phố Lạng SơnMiềnĐông BắcDiện tích8.305,21 km²Các thị xã / huyện10 huyệnNhân khẩuSố dân (2009)

• Mật độ731.887 người

116 người/km²Dân tộcViệt, Tày, Dao, NùngMã điện thoại25Mã bưu chính20ISO 3166-2VN-09Website[1]Biển số xe12
Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam.


  • Địa lý

Vị trí


  • Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.
  • Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.

Địa hình


Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.

Khí hậu, thời tiết



Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

  • Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm
  • Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%
  • Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
  • Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.

Hệ thống sông ngòi



Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là:

  • Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".
  • Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.
  • Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km²,
  • Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km²
  • Sông Thương Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.Độ dài: 157 km, Diện tích lưu vực: 6640 km²
  • Sông Hoá Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km²
  • Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km²

Các đơn vị hành chính


Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn5 phường và 3 xã và 10 huyện:


  • Tràng Định 1 thị trấn và 22 xã
  • Văn Lãng 1 thị trấn và 19 xã
  • Văn Quan 1 thị trấn và 23 xã
  • Bình Gia 1 thị trấn và 19 xã
  • Bắc Sơn 1 thị trấn và 19 xã
  • Hữu Lũng 1 thị trấn và 25 xã
  • Chi Lăng 2 thị trấn và 20 xã
  • Cao Lộc 2 thị trấn và 21 xã
  • Lộc Bình 2 thị trấn và 27 xã
  • Đình Lập 2 thị trấn và 10 xã

Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn

Thay đổi hành chính


Logo_Lang_Son.PNG
Biểu trưng


Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831).

Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh.

Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.

Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến 27/12/1975.

Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng.

Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, rồi lại tách ra như cũ.
Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn. Như vậy tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện với tên gọi như hiện nay.

Dân cư


Dân số 731.887 người (điều tra dân số 01/04/2009));có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông...

Văn học


Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Theo Wiki
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…

2. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250…

3. Khí hậu
Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ…

II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha.

2. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới.

3. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng; bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình); quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc,… chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.

III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu.

Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.


Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh.

Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể, tư nhân. Các khách sạn, nhà khách được nâng cấp trang thiết bị có máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội.

Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá và ngoại tệ.

2. Tiềm năng du lịch
Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương


* Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản kim loại đen:
- Sắt: Bao gồm 1 mỏ và 7 điểm quặng. Trước đây người Pháp và người Nhật phát hiện và đã từng khai thác từ những năm 1937, 1938.
- Mỏ Sắt Gia Chanh nằm ở xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, các điểm quặng ở Nà mò, Khau khiêng, làng Diệu, Lân Nài, Lân Rì, Kẽm Càng.

Kim loại mầu:

Nhóm kim loại mầu gồm có Nhôm, Đồng, Chì, Kẽm và đa kim. Trong số đó Nhôm có trữ lượng lớn nhất sau đó là Đồng, Chì, Kẽm và đa kim.
- Nhôm: Có 37 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở khối núi Bắc sơn, ngoài ra ở dọc đường Quốc lộ 1A từ Lạng sơn đi Đồng Đăng. Quặng nhôm ở Lạng sơn gồm 2 loại : Bô xít và alit
- Các mỏ và điểm quặng Bôxít: Đã phát hiện đ­ợc 8 mỏ và điểm quặng bôxít tập trung ở khu vực gần Thành phố Lạng sơn: Ma Mèo, Tam Lung, Bản loóng, Khỏn Pích khu vực Thanh Mọi, Nà Doòng và Nà Chuông... Trong đó mỏ Ma Mèo có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn.
- Các mỏ và điểm quặng alít: Đã phát hiện được 12 mỏ và điểm ở khu vực Cầu Bóng huyện Bắc Sơn. đặc biệt mỏ alit ở Ba Xã ở huyện Văn Quan, nằm trong khối đá vôi Bắc Sơn với 7 dải quặng với trữ lượng quặng nhôm khoảng 7 triệu tấn ( trong đó chủ yếu là quặng gốc ).
- Đồng: tồn tại dưới dạng các vành phân tán.
- Chì, Kẽm: Có hai mỏ ( Háp Cây và Mỏ Ba ), 2 điểm quặng ( Làng Nấc và mỏ Trạng ) và 13 vành phân tán nguyên tố và 9 vành phân tán khoáng vật của chì, kẽm. Trữ lượng chì, kẽm cả tỉnh khoảng 100.000 tấn.
- Đa kim: Có mỏ Tình Sùng xã Gia Cát huyện Cao Lộc, trữ lượng khai thác khoảng 500 tấn.


Kim loại quí:
Vàng được phát hiện thấy ở trên 35 mỏ, điểm khoáng hoá và vành phân tán từ Hữu Lũng qua Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Mịch, Thất Khê. Trong khu vực này còn phát hiện hằng trăm mẫu đãi vàng sa khoáng nằm rải rác trong các thung lũng, sông, suối.

Kim loại hiếm:
- Thiếc: 2 vành phân tán, đó là vành phân tán Gia Hoà ở tây nam thị trấn mỏ Nhài huyện Bắc sơn và vành phân tán Kao Tiang ở trung tâm đới khoáng hoá vàng nội sinh Bình Gia - Văn Mịch - Thất khê.
- Môlípđen: Chỉ gặp dưới dạng nguyên tố trong vành phân tán kim lượng.
- Vanađi: Có nhiều ở vùng Thất Khê.
- Thuỷ ngân: gặp dưới dạng khoáng vật xinoba.


Khoáng sản phi kim loại:
Khoáng sản nhiên liệu:
- Than nâu ( Than lửa dài ): Có tại mỏ Na Dương huyện Lộc bình và điểm quặng Thất khê. Mỏ Than Na Dương trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn.
- Than bùn: Có ở Nà Mò ( huyện Lộc bình ) và thị trấn Bình Gia. Điểm than bùn thị trấn Bình Gia trữ lượng có thể tới vài trăm nghìn tấn.

Khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện ( Thạch anh kỹ thuật).
Khoáng sản dùng làm nguyên liệu hoá học:
Trữ lượng Phốtphorít ở Lạng sơn khoảng 666.000tấn ( đã khai thác 555.513 tấn ) còn lại khoảng hơn 100.000 tấn .
Barit được phát hiện gần đây ở Đình Lập, trữ lượng chưa xác định.

Khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng:
- Đá cacbônat rất phổ biến ở Lạng Sơn, chiếm 1/4 diện tích của Tỉnh, chủ yếu ở phía tây và tây nam. Đá sét trữ lượng khoảng 32.296.500 tấn .
- Cát, cuội, sỏi: Tập trung ở các dải dọc sông Kỳ Cùng và Sông Hoá.
- Sét và vôi sét: có mặt trong hệ tầng Mẫu sơn.
- Đá phun trào và đá mafic tuổi triat: Có thể làm đá ốp lát chất lượng cao. Với khối lượng khá lớn và gần Quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên.


* Thành phố Lạng Sơn:

Thành phố Lạng Sơn - vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Tỉnh. Đây là nơi có nhiều hang động, di tích lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc, Chùa Tiên, Giếng Tiên... cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách bốn phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện địa lý, thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử và con người đã tạo cho Thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hoá của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Thành phố Lạng Sơn thuộc loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình thành theo phương thức "Thị" có trước " đô " có sau. Đây là nơi có những địa danh nổi tiếng đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam với những lời ca mượt mà, tha thiết:

" Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò "
orig_200x126.jpg
Ngày nay Thành phố Lạng Sơn là một Thành phố trẻ, Thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí từ 21, 45 đến 22 độ vĩ Bắc, 106, 39 đến 107, 03 độ kinh Đông. Có diện tích tự nhiên 79,18km2. Cách Thủ đô Hà Nội 154km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị 14km và cách 5 cặp chợ đường biên Việt - Trung thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng từ 25 đến 30km. Dân số của Thành phố ước tính có hơn 10 vạn người với 104 khối thôn được chia thành 8 đơn vị hành chính ( 05 phường, 03 xã ). Cơ cấu kinh tế của Thành phố chủ yếu là phát triển thương mại du lịch dịch vụ (chiếm 59,8%), công nghiệp - XD (chiếm 35,5%) và nông lâm nghiệp (chiếm 4,7%). GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 14,9 triệu đồng/người/năm.

Hoạt động của các thành phần kinh tế phát triển ổn định, phong phú và đa dạng. Hiện Thành phố có hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hơn 4.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Trong thời gian qua, có thể nói những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Năm 2000, Thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III. Thực hiện đề án thành lập Thành phố, giai đoạn 2000-2002 Thị xã đã được đầu tư hơn 450 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị. Sau khi được đầu tư, hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo của Thị xã. Tháng 10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập Thành phố Lạng Sơn.
resize_250x188.jpg

Hiện nay, hệ thống giao thông của Thành phố đã được đầu tư thêm 21,7km, nâng cấp 26,15km mặt đường đổ bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa, nâng tổng chiều dài của hệ thống giao thông thành phố lên 125,5km, trong đó có 48,4km đường cao cấp. Đặc biệt quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc với 3 làn xe theo dự án của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Lạng Sơn và các địa phương khác.

Hệ thống điện sinh hoạt của Thành phố hiện có 2.397 km đường dây, 527 trạm biến áp. Điện chiếu sáng đô thị có hơn 36 km và 5 trạm biến áp. Hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện có 11 giếng khoan, 50km đường ống f >100, 80km đường ống f <100. Hệ thống thoát nước có 10,2km đường ống, 2km mương, 580 hố ga.

Hệ thống thuỷ lợi hiện có 06 hồ đập lớn nhỏ, 11 trạm bơm. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá kênh mương, đến nay cơ bản đã kiên cố hoá được hệ thống mương thuỷ lợi trên địa bàn Thành phố.

Số trường học hiện có trên địa bàn là 25 trường, bao gồm: 08 trường Tiểu học, 07 trường Trung học cơ sở, 02 trường Phổ thông cơ sở (cấp I + II), 04 trường Trung học phổ thông; 04 trường Trung học chuyên nghiệp. Về Y tế, có 04 bệnh viện cấp Tỉnh, 01 Trung tâm Y tế thành phố và 08 trạm y tế của 08 phường, xã.


Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại du lịch cũng có những thay đổi mạnh mẽ, bước đầu đáp ứng được sự phát triển của ngành kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ Thành phố. Nhiều khu di tích văn hoá - lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được đầu tư, tôn tạo như: Khu di tích Thành nhà Mạc, khu di tích Nhất Nhị Tam Thanh, Chùa Tiên… Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch như: kè bờ sông Kỳ Cùng, kè suối Lao Ly, cải tạo công viên Hồ Phai Loạn, xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, Khu du lịch sinh thái Đèo Giang - Văn Vỉ ... nhằm tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch hiện có hơn 800 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên địa bàn.

Một số công trình phục vụ cho sự phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ đã và sẽ tiếp tục được triển khai như: Khu vui chơi giải trí liên doanh quốc tế, dự án Công viên nước, khách sạn 3 sao, dự án cải tạo, nâng cấp chợ truyền thống Kỳ Lừa… Hiện Thành phố hiện có 03 chợ chính: chợ Đông Kinh (diện tích sàn 15.000m2), chợ Kỳ Lừa (diện tích sàn 10.000m2), chợ Chi Lăng (diện tích 2.000m2) và một số chợ cóc, chợ xép, chợ khu vực khác, trong đó chợ Đông Kinh là một trong những điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài Tỉnh đến tham quan, mua sắm. Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng bức xúc, trong thời gian qua Tỉnh và Thành phố đã ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư để triển khai xây dựng nhiều khu tái định cư, khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn.


Những thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng của Thành phố đã từng bước cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào Thành phố nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Thành phố về phát triển kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ.

Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 còn 3,67% (theo tiêu chí mới), hộ giàu và khá chiếm trên 40%. 100% thôn bản có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được nghe đài phát thanh, trên 95% số hộ được xem truyền hình, tỷ lệ thôn bản được dùng nước sạch chiếm khoảng 85%. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bình quân từ 98-100%, số học sinh giỏi hàng năm đều tăng. Đảm bảo các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế, Dân số, Gia đình và trẻ em. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định ở mức 0,9%/năm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 16% vào năm 2005.

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH. Hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được tăng cường, củng cố vững mạnh, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

ST
 
Du lịch khám phá hang động Xứ Lạng - tiềm năng còn bỏ ngỏ

Là tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn có khoảng 80% diện tích là đồi núi, trong đó phổ biến là núi thấp và đồi. Đây được xem là một trong những tiềm năng thuận lợi để Lạng Sơn có thể phát triển loại hình du lịch khám phá các hang động.

Trên địa bàn tỉnh, ở bất kỳ địa phương nào như tại TP. Lạng Sơn, các huyện Chi Lăng, Bình Gia, Bắc Sơn,... cũng có các danh thắng hang động nổi tiếng mà thời gian qua đã có nhiều du khách đến thưởng ngoạn.

NhiThanh-full.jpg


Cửa động Nhị Thanh

Tại TP. Lạng Sơn, có các hang động nằm trong quần thể di tích Nhị, Tam Thanh – Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc với động Nhị Thanh, nơi còn ghi dấu chân và hình ảnh của vị quan Đốc trấn Ngô Thì Sĩ được tạc vào vách động như muốn hoà vào sông núi. Ông là một danh nhân Xứ Lạng, là người có công phát hiện ra nhiều cảnh đẹp của Xứ Lạng và xếp những cảnh đẹp đó vào “Trấn doanh bát cảnh” (8 cảnh đẹp của Xứ Lạng), trong đó động Nhị Thanh được phong là “Đệ nhất bát cảnh”. Tại đây, sau khi đi xuyên qua lòng động, khám phá những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tạo, đến cổng sau động Nhị Thanh sẽ là động Tam Thanh. Trong động Tam Thanh có Chùa Tam Thanh (Thanh Thiên tự) được lập vào khoảng thế kỷ XVI, XVII, hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý. Đặc sắc nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các tao nhân mặc khách, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Động Tam Thanh có vòm cao, rộng, thật khoáng đạt. Khi đi sâu vào trong động đến khu vực “sân khấu” sẽ thấy hai cửa thông thiên. Ánh sáng từ hai cửa này soi rọi vào động làm cho những nhũ đá ngời lên đẹp lạ thường. Ngoài ra, trong động còn có nhiều hình đá mà thiên nhiên kiến tạo thật kỳ diệu. Đi hết cửa thông thiên của động Tam Thanh, sẽ đến Lầu Vọng Thị. Từ đây nhìn chếch về phía Đông Bắc, sẽ thấy hòn Vọng Phu – Nàng Tô Thị, một biểu tượng đẹp về lòng chung thuỷ của người phụ nữ Việt Nam nằm kế bên di tích Thành Nhà Mạc cổ kính, rêu phong… thật hấp dẫn.

Nhi-Thanh_suoi-Ngoc-Tuyen.jpg


Suối Ngọc Tuyền trong động Nhị Thanh


Tam-Thanh_loithongthien.jpg


Lối thông thiên trong động Tam Thanh

Ngoài ra, còn phải kể đến động Song Tiên thuộc khu di tích núi Đại tượng gắn với đó chùa Tiên, Giếng Tiêng – nơi vẫn ghi dấu về một huyền tích các vị Tiên xuống cứu nhân, độ thế, giúp dân thoát khỏi đại hạn năm xưa. Trên địa bàn thành phố còn có hai di tích khảo cổ rất tiêu biểu là Phai Vệ và Mai Pha. Di tích khảo cổ học núi Phai Vệ có vị trí trung tâm, nằm ở phía Đông TP. Lạng Sơn. Hình dáng núi Phai Vệ từng được du khách ví như một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố. Khi đến du lịch mua sắm tại đây, du khách dễ dàng thấy di tích này nằm đối diện cửa chính Chợ Đông Kinh với lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trên đỉnh núi. Di tích khảo cổ Mai Pha nằm ngay đầu đường Hùng Vương, phía Nam cửa ngõ dẫn vào nội thành thành phố. Tại các hang động này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích, hiện vật khảo cổ quan trọng có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phục vụ công tác nghiên cứu.

Những di tích khảo cổ học tại TP. Lạng Sơn cũng là một trong những di tích được nhắc đến nhiều cùng với các di tích khảo cổ khác ở các huyện Bình Gia, Bắc Sơn như di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nằm cạnh quốc lộ Lạng Sơn - Thái Nguyên gần 100 m… Nơi đây cũng là những địa điểm giúp các nhà khoa học khảo cổ nghiên cứu về nền văn minh, văn hóa cổ xưa quan trọng. Ở huyện Chi Lăng (phía nam tỉnh), cách thị trấn Đồng Mỏ chừng 8km là một rặng núi đá vôi, nằm ở lưng chừng núi có thắng cảnh Hang Gió. Chỉ dẫn vào thắng cảnh Hang Gió, du khách có thể thấy ngay trên quốc lộ 1A. Đến thăm quan, khám phá thắng cảnh hang Gió, ấn tượng ban đầu với du khách là một nền nhiệt độ mát mẻ, có du khách từng ví nơi đây như một chiếc “tủ lạnh khổng lồ”. Hang có qui mô rộng lớn, khoáng đạt, chiều dài khoảng 100m, rộng 50 - 70m. Hang có 4 tầng và trong hang có nhiều hình thù kỳ thú như quả chuông đá, măng đá, cột đá, ruộng tiên, hình cây đa, hình chim thú…

Đến tham quan, thưởng ngoạn, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của hang động, núi non hùng vĩ trên quê hương Xứ Lạng, sẽ gợi mở cho du khách nhiều cảm hứng để tiếp tục khám phá các loại hình du lịch ý nghĩa, giàu bản sắc văn hóa khác của Lạng Sơn. Mặc dù tiềm năng hấp dẫn, triển vọng là vậy, song để loại hình du lịch hang động của Lạng Sơn thực sự trở thành một tour du lịch chủ đạo, ấn tượng, cần có sự quan tâm nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, ngành hữu quan trong công tác quy hoạch, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả các điểm di tích, danh thắng hang động này./.

ST
 
LÊN ĐỈNH MẪU SƠN

Nếu có dịp đến Lạng Sơn và muốn đi thăm đỉnh núi "Mẹ" Mẫu Sơn, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây như một kinh nghiệm.

Mau_Son.jpg
Đỉnh Mẫu Sơn

Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi núi Cha và hơn 80 ngọn “núi con, núi cháu” to nhỏ sum vầy, nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km về phía đông bắc.

Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe bus tuyến Hà Nội - Lạng Sơn tại Cửa Đông hoặc bến xe Gia Lâm với giá 50.000 đồng/1 hành khách. Đến Lạng Sơn bạn có thể thuê xe máy để tới thăm khu du lịch Mẫu Sơn.

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng...đang gùi rau hay bó củi trên vai.

Nhà nghỉ ở Mẫu Sơn khá nhiều, vị trí đẹp mắt và được trang bị đầy đủ tiện nghi, giá cả vừa phải, dao động từ 120 ngàn đến 200 ngàn cho 1 phòng đôi.

Mau_Son_1.jpg
Đường lên Mẫu Sơn

Thức ăn ở Mẫu Sơn không có sẵn, bạn nên đặt trước với nhà nghỉ hoặc mang đồ ăn từ dưới phố lên. Các món ăn đặc sản nên thưởng thức: lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà thả rong nướng trên than cỏ tranh, cơm lam hay thịt kho lá mắc mật. Rau rừng ở đây rất ngọt và tươi, có nhiều loại như su su, rau ngót rừng hoặc hoa chuối.


Trên đỉnh Mẫu Sơn, bạn cũng có thể mua được mật ong khoái, bọng ong còn nguyên sữa non từ những người dân tộc.

Đêm trên Mẫu Sơn, trước tiên hãy thư giãn và ngâm mình trong bể tắm lá thuốc dân tộc của người Dao, ăn tối và thưởng thức trà San Tuyết - một loại trà chỉ sinh tồn ở trên vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình. Mua vài gánh củi của người dân tộc và đốt lên ngọn lửa trại ấm áp trên sườn núi.

Giữa thiên nhiên hoang dại, gió núi lạnh buốt, nhấp ngụm rượu Mẫu Sơn được chưng cất từ nước suối trên núi với những vị thuốc gia truyền, bạn sẽ có những giây phút không bao giờ quên. Rượu Mẫu Sơn có thể mua ngay trên đỉnh Mẫu Sơn, các nhà nghỉ thường có hầm rượu lưu trữ trong nhà, giá từ 10 đến 20 ngàn đồng 1 lít.

ST
 
MỘT VÒNG KHÁM PHÁ XỨ LẠNG

Nói đến Lạng Sơn chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết đây là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng tích thu hút các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng và mua sắm.

Đã nhiều lần đến với Lạng Sơn- nơi cửa ngõ phía Bắc của Tổ quốc nhưng chưa lần nào tôi có chuyến đi dài ngày để được thăm thú, khám phá, thưởng ngoạn những điểm du lịch nổi tiếng ở miền cao Xứ Lạng như lần đi này.

Sáng sớm tinh mơ, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, từ Hà Nội chúng tôi vượt Quốc lộ 1A mới, trực chỉ hướng Bắc, vượt qua cửa ải Chi Lăng đã đi vào lịch sử dân tộc, được ngắm nhìn những dãy núi đá vôi hùng vĩ hiên ngang giữa trời cùng những sắc hoa xuân đang thời nở rộ bên vệ đường mang lại cho tôi một cảm giác thật tràn trề nhựa sống, càng thấy hứng thú hơn trong chuyến đi của mình.

Đến thành phố Lạng Sơn khi trời đã quá ngọ sang chiều, dạo quanh phố núi một buổi chiều, qua chợ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh và các dãy phố bày bán đủ các mặt hàng từ miền xuôi mang lên, từ phía bên kia biên giới của Trung Quốc mang sang, cảnh người người tấp lập mua bán nhộn nhịp đông vui, thật là sầm uất! có người từng nói: Lạng Sơn chính là ‘‘thiên đường mua sắm” ở phía Bắc là vậy? bởi hàng hóa ở đây rất phong phú, đa dạng tha hồ để cho du khách lựa chọn. Tôi cứ mê mẩn quanh những hàng quán bán các loại đặc sản như: vịt quay, lợn quay, phở chua, các loại rau xanh, thảo dược… hình như không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều thực khách khác nữa cũng rất quan tâm tới văn hóa ẩm thực ở xứ này.

Thăm động Tam Thanh: nằm ngay tại thành phố Lạng Sơn, đây là thắng tích nổi tiếng đã từng đi vào ca dao và trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo đẹp và lạ mắt, có lối Thông Thiên và có hồ Cảnh (hồ Âm Ty) quanh năm nước mát trong xanh. Động Tam Thanh mang nhiều giá trị văn hóa-lịch sử, còn được lưu giữ đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia và các cảm tác của những văn nhân thi sĩ, trên vách động có khắc bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây của Ngô Thì Sĩ khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn. Đặc biệt là tấm bia đá ‘‘Thiên động pháp luân thường chuyển” được khắc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1677). Theo thời gian, động vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có của mình và là điểm đến hấp đẫn của du khách bốn phương.

Da%20vong%20phu.jpg

Đá Vọng Phu nằm kề ngay bên động Tam Thanh, đứng bên này có thể trông thấy rất rõ hình ảnh người mẹ đang bồng con, nơi ấy gắn với một truyền thuyết nổi tiếng về nàng Tô Thị một lòng sắt son nuôi con chờ chồng.


Xúc động trước tình cảm, tình yêu sắt son đó, khi đến thăm nơi này đại thi hào Nguyễn Du đã viết bài thơ ‘‘Đá Vọng Phu” lên trên vách đá, được dịch như sau:

‘‘Đá ơi? Người ơi? Người là ai?
Nghìn vạn mùa xuân đang lẻ loi,
Muôn thưở mây mưa xa mộng mị
Một lòng son sắt vững thần đời.
Trời thu ứu lệ rơi không ngớt,
Dòng chữ rêu phong tạc chửa phai,
Bốn mặt núi non trông ngút mắt,
Luân thường nàng giữ một mình thôi”.

Thiên nhiên tạo hóa thật khéo léo khi để lại cho Xứ Lạng một biểu tượng, một hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam chung thuỷ chờ chồng. Có lẽ hàng nghìn năm nay nàng Tô Thị vẫn đứng đó và câu chuyện Đá Vọng Phu còn sống mãi trong ký ức không chỉ với con người nơi đây mà cả những ai đã từng một lần ghé thăm nơi này.

Tiếp tục cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của miền cao Xứ Lạng bằng việc đến thăm động Nhị Thanh, động này có chiều dài hơn 500m, xuyên từ vách núi bên này sang bên kia, phía bên trong động có hàng vạn nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng được tô điểm bằng ánh đèn điện lung linh, huyền ảo thật độc đáo và hấp dẫn như dẫn ta vào mê cung. Trong động còn bức tượng truyền thần Ngô Thì Sỹ tạc trên vách đá và nhiều bài ký phú của các danh dân khác khi đến thăm động này.

Mẫu Sơn trong sắc xuân: đến vùng cao Xứ Lạng mà chưa đến khu nghỉ dưỡng Mẫu Sơn thì quả thật đáng tiếc cho chuyến đi. Vì vậy, lần này đoàn chúng tôi quyết định phải chinh phục đỉnh Mẫu Sơn cho kỳ được. Mặc dù đang là mùa xuân nhưng trên đỉnh núi Mẫu Sơn lúc nào cũng có mây mù phủ kín. Nằm cách thành phố Lạng Sơn chừng 30km, với độ cao trung bình 1.541m so với mặt nước biển, Mẫu Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh sắc thật đẹp, thật có hồn, cả một vùng thảo nguyên rộng lớn, bát ngát màu xanh của cỏ cây, những cung đường uốn lượn cua tay áo cứ ngoằn ngèo vươn lên cao dần, nơi đây khí hậu ôn hòa và là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng. Được biết năm 1923 một bác sĩ người Pháp tên là Opilot đã đến đây xây dựng biệt thự riêng cho gia đình để nghỉ dưỡng, những năm tiếp theo mọc lên rất nhiều các ngôi biệt thự khác để phục vụ các quan chức người Pháp.Vào những ngày giá rét, ở đỉnh Mẫu Sơn thường có hiện tượng tuyết rơi, những ngày này có rất nhiều đoàn khách ở những miền xa xôi đã đổ về đây để xem hiện tượng kỳ lạ ở Việt Nam này.

Chua%20Tam%20Thanh.jpg

Đến Mẫu Sơn còn được thưởng thức những trái đào nổi tiếng là vừa to vừa ngon, hoặc quây quần bên nhau nhâm nhi cùng bầu Mẫu Sơn Tửu- như một thứ quà tặng của núi rừng. Từ Mẫu Sơn du khách còn có thể đi sang bên kia biên giới nước bạn Trung Quốc thật dễ dàng qua cửa khẩu Chi Ma.

Lên Xứ Lạng bạn cũng đừng quên đến trấn ải Nam Quan (Hữu Nghị Quan), nơi đã diến ra nhiều sự kiện lịch sử vùng biên ải giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các triều đại phong kiến, ngày nay đây là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa sầm uất, trung tâm kinh tế, thương mại lớn của nước ta với nước bạn Trung Quốc.

Kết thúc chuyến du ngoạn một vòng Xứ Lạng đầy ý nghĩa, tôi càng thấm thía câu ca dao mà người xưa đã ca ngợi vẻ đẹp quyến rũ của vùng đất mang nhiều huyền thoại này.

Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.

ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top