Địa lí Thành phố Đà Nẵng

ngan trang

New member


Địa lí thành phố Đà Nẵng - Địa lý thành phố Đà Nẵng - Địa lý Đà Nẵng - Địa lí Đà Nẵng
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
[/FONT]
GTC_Vitridialy_001.jpg


Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.

Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2.

Dientichtunhien.jpg


Địa hình thành phố Đà Nẵng

GTC_Diahinh_001.jpg


Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Khí hậu thành phố Đà Nẵng

GTC_Khihau_001.jpg


Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

ST
 
Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’ đến 16014’ vĩ tuyến Bắc và 107018’ đến 108020’ kinh độ Đông, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,5 km2 (theo số liệu năm 2003)..

Dân số năm 2005 là 777,1 nghìn người, mật độ 619 người/km2.

Đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi. Địa hình vùng núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 700 – 1.500m, độ dốc lớn (>400). Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc. Từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, 1 số đồi núi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 độ C. Độ ẩm không khí trung bình 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ.

Thủy văn: Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là sông Hàn và sông Cu Đê. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các sông: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Tuy Loan, sông Phú Lộc,…

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km2. trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km2; đất nông nghiệp là 117,22 km2; đất chuyên dùng là 385,69 km2; đất ở 30,79 km2 và đất chưa sử dụng 207,62 km2. Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng… Trong đó quan trọng nhất là loại đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc…

Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Tài nguyên biển: Vùng biển Đà nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.

Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

ST
 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam . Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong 7 đô thị loại 1 của Việt Nam.

LocationVietnamDaNang.jpg

Bản đồ Việt Nam với TP. Đà Nẵng được tô đậm


Địa danh

Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Người Pháp gọi Đà Nẵng là Tourane vì đọc nhầm thôn Thạc (碩) Gián thành Tu(須) Gián và Tu Gián được phiên âm ra "Tourane".

cau-song-Han-wk.jpg

Cầu sông Hàn, biểu tượng của Đà Nẵng.


Hành chính

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo:

Thành phố Đà Nẵng

Quận Hải Châu (13 phường)

Quận Thanh Khê (10 phường)

Quận Sơn Trà (7 phường)

Quận Ngũ Hành Sơn (5 phường)

Quận Liên Chiểu (5 phường)

Quận Cẩm Lệ (6 phường)

Huyện Hòa Vang (1 thị trấn + 14 xã)

Huyện đảo Hoàng Sa (gồm 17 đảo)

Tự nhiên

Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Da_Nang_view_from_top_of_Son_Tra_wk.jpg

Thành phố Đà Nẵng nhìn từ đỉnh Sơn Trà.


Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Sông ngòi

Boats_on_Han_River_wk.jpg

Sông Hàn.


Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

  • Sông Hàn
  • Sông Cu Đê
  • Sông Cổ Cò
Tài nguyên

Lịch sử

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Groupofpeople0en-wk.jpg

Người Đàng Trong tại Đà Nẵng thời Tây Sơn - Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander.



Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đônng Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế tuy thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ. Tên gọi Tourane có lẽ bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị xã Tourane được lập năm 1908; đứng đầu là một viên đốc lý (résident-maire) người Pháp.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.

Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà.

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ.

Biểu tượng

LogoDanang.jpg

Biểu tượng TP. Đà Nẵng.



Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, biểu tượng của Đà Nẵng được thiết kế với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát" với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.

Biểu tượng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu. Tác giả của Biểu tượng Đà Nẵng là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên.

Ngoài logo chính thức, cầu sông Hàn cũng thường được xem như một hình ảnh biểu tượng của thành phố.

Giao thông

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Ham_Hai_Van_wk.jpg

Hầm đèo Hải Vân (cửa Bắc).



Đường sắt

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.

Đường bộ

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 382,583 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó:

Quốc lộ: 70,865 km

Tỉnh lộ: 99,716 km

Đường nội thị: 181,672 km

Bachdangtay-wk.jpg

Đường Bạch Đằng (hay Bạch Đằng Tây).



Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8 m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km².
Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ:
1. Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929.
2. Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.

Bachdangdong-wk.jpg

Đường Trần Hưng Đạo (hay Bạch Đằng Đông).



Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng ở Đà Nẵng hiện nay:
1. Đường Bạch Đằng: chạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn - là con đường đẹp nhất tại Đà Nẵng hiện nay. Trên đường này có nhiều khu kiến trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm, Ủy ban Nhân dân thành phố, Thư viện thành phố.
2. Đường Điện Biên Phủ: ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A.
3. Đường Nguyễn Tất Thành (còn gọi là đường Liên Chiểu - Thuận Phước): chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc từ đường Bạch Đằng ra đến chân đèo Hải Vân.
4. Đường Sơn Trà - Điện Ngọc: chạy dọc bờ biển theo hướng Nam nối Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An.
5. Đường Phạm Văn Đồng: chạy từ chân cầu sông Hàn ra đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc.

duong-Bach-Dang-wk.jpg

Một góc đường Bạch Đằng.


Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng:
1. Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển, nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà, được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng.

cau_Thuan_Phuoc_wk.jpg

Cầu Thuận Phước.


2. Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
3. Cầu Nguyễn Văn Trỗi là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn. Thời Pháp thuộc, cầu được gọi là de Lattre de Tassigny. Trước năm 1975, cầu có tên là cầu Trịnh Minh Thế.
4. Cầu Trần Thị Lý, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 10 m về phía thượng lưu.
5. Cầu Tuyên Sơn là cầu bê tông cốt thép, mới được đưa vào sử dụng.
6. Cầu Cẩm Lệ là cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ, một nhánh của sông Hàn.
7. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn, từ đường Nguyễn Văn Linh nối dài bắc qua sông Hàn tại vị trí trước Cổ Viện Chàm và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng.

Đường hàng không

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Seoul là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp với tổng vốn 84 triệu USD, đến năm 2012 sẽ đạt công suất đón 4 triệu lượt khách/năm.

Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

800px-Sea_in_Mountains_Da_Nang_Vietnam-wk.jpg

Vịnh Đà Nẵng được bao quanh bởi núi.


  • Nội địa:
    • Hà Nội (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines)
    • Qui Nhơn (Vietnam Airlines)
    • Buôn Mê Thuột (Vietnam Airlines)
    • Pleiku (Vietnam Airlines)
    • Cam Ranh (Vietnam Airlines)
    • Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Indochina Airlines)
  • Quốc tế:
    • Bangkok (PBAir) (đã chấm dứt)
    • Singapore (SilkAir)
    • Seoul - Incheon (Asiana Airlines, Korean Air) (bay thuê bao, đã chấm dứt)
    • Osaka (Vietnam Airlines - dự kiến tháng 12/2009)
Đến thời điểm tháng 8 năm 2009, chỉ có một tuyến bay quốc tế duy nhất nối với Bangkok.

Đường biển

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Đà Nẵng đang phát huy thế mạnh vị thế cảng biển của mình. Năm 2007 đã có hơn 3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng. Nhiều tàu du lịch với hàng ngàn du khách bốn phương đã cập cảng Đà Nẵng.

Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm 2 cảng:

  • Cảng Tiên Sa
  • Cảng Sông Hàn
Công nghiệp

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Bai-Tho-Plaza-wk.jpg

Siêu thị Bài Thơ Plaza.



Hiện tại trên địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp:

  • Khu công nghiệp An Đồn
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
  • Khu công nghiệp Liên Chiểu
  • Khu công nghiệp Hòa Cầm
  • Khu công nghiệp Thọ Quang
  • Khu công nghiệp Công nghệ cao
  • Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản
  • Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin
  • Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng
  • Công viên Phần mềm Đà Nẵng
Thương mại
Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, đại siêu thị BigC (Vĩnh Trung Plaza), siêu thị Intimex, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương... Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Dịch vụ

Tài chính - Ngân hàng

Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung

Bưu chính - Viễn thông

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.

Công nghệ Thông tin

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng.

Du lịch

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Danh lam thắng cảnh

vinh_Da_Nang_wk.jpg

Vịnh Đà Nẵng với bãi cát mịn chạy dài.


Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Haivan1-wk.jpg

Đèo Hải Vân.

Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

Bai_bien_My_Khe_wk.jpg

Bãi biển Mỹ Khê - một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.


Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm.
- Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
- Bãi biển Nam Ô
-Bãi biển Xuân Thiều
-Bãi biển Thanh Bình
-Bãi biển Mỹ Khê
-Bãi biển Bắc Mỹ An
-Bãi biển Non Nước

Di tích lịch sử

Ngu-Hanh-Son-wk.jpg

Danh thắng Ngũ Hành Sơn.


Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.
Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.
Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.
Ngoài ra Đà Nẵng còn có lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức vào tháng giêng Âm lịch, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn.

Khu du lịch

Bai_But_Resort_wk.jpg

Khu resort Bãi Bụt.


Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố. Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 - 5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước...

Tính đến năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Trong đó có 33 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital… đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp.

Ba_Na_Resort_Da_Nang_Vietnam_wk.jpg

Khu du lịch sinh thái Bà Nà.


Một số Khu du lịch trên địa bàn thành phố:

  • Sơn Trà Resort & Spa (5 sao)
  • Khu Du lịch Fumara Resort (5 sao)
  • Khu Du lịch Sandy Beach (4 sao)
  • Khu Du lịch Bà Nà Trung tâm
  • Khu Du lịch Tiên Sa
  • Khu Du lịch Lệ Nim
  • Khu Du lịch Suối Lương
Văn hóa

Bảo tàng

tuong_nu_than_wk.jpg
Tượng nữ thần tại bảo tàng điêu khắc Chăm Pa.


  • Bảo tàng Điêu khắc Chămpa
  • Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng
  • Bảo tàng Hoàng Sa
  • Bảo tàng Khu V
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V)
Nhà hát

  • Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
  • Nhà hát Trưng Vương
Ẩm thực

  • Mì Quảng
  • Bánh tráng cuốn thịt heo
  • Bánh xèo
  • Thịt bê thui
  • Bún chả cá
  • Bún mắm
  • Bánh khô mè
  • Nước mắm Nam Ô
  • Mít trộn
  • Thịt cầy (191 Nguyễn tri phương)
  • Mì đút
Sự kiện Văn hóa

  • Lễ hội Quan Thế âm
  • Lễ hội pháo hoa Quốc tế thường niên (27 - 28/03)
  • Thả đèn hoa đăng đón năm mới trên sông Hàn
Y tế

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòng khám chữa bệnh tư nhân. Cùng với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hệ thống bệnh viện tại thành phố:

  • Bệnh viện Đà Nẵng (1.100 giường)
  • Bệnh viện Đa khoa (600 giường)
  • Bệnh viện C (600 giường)
  • Bệnh viện Quân y C17
  • Bệnh viện 119
  • Bệnh viện Mắt
  • Bệnh viện Da liễu
  • Bệnh viện Lao phổi
  • Bệnh viện Ung bướu
  • Bệnh viện Phụ nữ
  • Bệnh viện Tâm thần
  • Bệnh viện Y học Dân tộc
  • Bệnh viện Giao thông Vận tải 5
  • Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng
  • Bệnh viện Bình Dân
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ
  • Bệnh viện Vĩnh Toàn
  • Bệnh viện Nguyễn Văn Thái
Giáo dục và Đào tạo

Đà Nẵng hiện là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh). Hiện nay trên địa bàn thành phố có 15 trường đại học, học viện; 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Theo Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y - Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau đại học...

Khuon_vien_khu_f_wk.jpg

Khuôn viên trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.


  • Trường Đại học
    • Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Bách khoa (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Công nghiệp (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Khoa Y Dược (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Đại học Kiến trúc
    • Đại học FPT (cơ sở tại Đà Nẵng)
    • Đại học Duy Tân
    • Đại học Đông Á [1]
    • Đại học Thể dục Thể thao III
    • Đại học Mỹ - Thái Bình Dương (APU American Pacific University)
    • Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
    • Phân hiệu Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng
  • Trường Cao đẳng
    • Cao đẳng Công nghệ Thông tin (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn
    • Cao đẳng Nội vụ (cơ sở tại Đà Nẵng)
    • Cao đẳng Bách khoa [2]
    • Cao đẳng Thương mại
    • Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch
    • Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II
    • Cao đẳng Giao thông Vận tải II
    • Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm
    • Cao đẳng Lạc Việt
    • Cao đẳng Đức Trí
    • Cao đẳng Đông Du
    • Cao đẳng nghề Đà Nẵng
    • Cao đẳng nghề Hoàng Diệu
    • Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi
    • Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông
    • Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến
  • Trường Trung học chuyên nghiệp
    • Trung cấp nghề Cao Thắng
    • Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ
    • Trung cấp Kỹ thuật Bưu điện
    • Trung cấp Kỹ thuật Xây dựng
    • Trung cấp Kỹ thuật Đường sắt
    • Trung cấp Giao thông Công chính
    • Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật
    • Trung cấp Công nghiệp Tàu thủy
    • Trung cấp Công kỹ nghệ Việt Tiến
    • Trung cấp Du lịch - Dịch vụ Việt Úc
    • Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh
    • Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Miền Trung
    • Trung cấp Kinh tế - Nghiệp vụ Thăng Long

    ST

 
Sơn Trà mây bay

Hình như khi đối diện với núi đồi hoang vu, cây cỏ ấy biết ban phát cho con người cái nhãn quan đầy lãng mạn để từ đó khai sinh những huyền thoại chăng? Bản thể của đối tượng là gì tôi không hiểu cho lắm, nhưng dường như núi non Sơn Trà và biển dưới chân núi ấy thường vang dội một thứ thanh âm chất ngất niềm mê say. Và tôi chợt hiểu ra vì sao bãi Bụt, vì sao Tiên Sa, vì sao bãi Nam, bãi Rạng... vây quanh dưới chân Sơn Trà có sức cám dỗ trí tưởng ta đến thế.

Báu vật trong lòng phố thị

Sẽ khó lòng mà lội cho hết cái “buồng phổi xanh” của Đà Nẵng có đến hơn bốn ngàn héc-ta rừng nguyên sinh, nơi tập hợp hàng trăm giống loài động, thực vật quý hiếm được phân bổ trải rộng khắp vùng bán đảo. Thiên nhiên vĩ đại đã ban tặng cho Đà Nẵng một báu vật núi non xanh thẳm ngay trong lòng phố thị.

son-tra.jpg

Bán đảo Sơn Trà

Đối diện với Sơn Trà theo hướng Tây - Bắc còn là Hải Vân, hai thế núi như hai chiếc trụ kình thiên khổng lồ gần như khép kín một vùng vịnh bình yên cửa sông Hàn. Những làng chài Nam Ô, Xuân Đán, Thuận Phước bao quanh vòng cung vịnh bây giờ nằm dưới đường viền ánh sáng của con đường Liên Chiểu - Thuận Phước. Tương lai rất gần cầu Thuận Phước nối nhịp Tiên Sa, con đường lại xuyên qua làng chài Thọ Quang tiếp nối vòng cung biển Sơn Trà - Điện Ngọc. Cát trắng ơi cát trắng, truyền thống cũng là người và hiện đại cũng là người. Trong liên hoan văn hóa du lịch Đà Nẵng vừa rồi, mở đầu kịch bản là truyền thuyết Chuyện tình Tiên Sa, một chuyện tình trên bãi cát trắng đẹp mê hồn dưới chân đỉnh Sơn Trà.

“Tiên Sa em ở đâu”, câu hát của Phan Ngọc bỗng dưng làm cựa mình bầy đàn cát trắng dưới sương khói chiều lõa xõa bay qua. Tôi lại nhớ lời cô bạn vào buổi chiều lang thang trên triền núi Sơn Trà và thay vì nhìn cỏ lau phơ phất, tôi lại thấy những linh hồn ca múa giữa vô vàn lung linh thủy tinh cát trắng.

Sơn Trà thức dậy

Trên con đường mới mở tưởng còn bổi hổi mùi nhựa đường vừa trải thảm xuyên qua các triền núi phía Nam đỉnh Sơn Trà, tôi đã nhiều lần ngồi lại hàng giờ ngắm núi đồi và biển xanh bao la. Có người gọi con đường mới vừa mở ra đấy là chiếc roi đánh thức cơn mê ngủ của núi rừng bán đảo Sơn Trà. Đúng là Sơn Trà thức dậy thật! Đất đá thức, hoa hoang cỏ dại thức. Một vệt đất đỏ tươi như nhát cắt khổng lồ nổi bật trên nền xanh thẳm của đại ngàn. Dọc theo con đường xuyên qua các sườn núi, từ hướng bãi Bụt đến bãi Rạng, từng dự án của các nhà đầu tư đang bề bộn đất đá san lấp mặt bằng, xây dựng khách sạn và các khu vui chơi giải trí. Không thể khác hơn được, khai quật tiềm năng du lịch Sơn Trà là nhu cầu chính đáng trong tổng thể phát triển kinh tế Đà Nẵng.

Lẽ đương nhiên, cùng với sự mở mang phát triển đó, sẽ khó mà giữ cho trong veo nguyên vẹn cái “buồng phổi xanh” của Đà Nẵng, một khi khói bụi, tạp chất sẽ cùng với xe cộ xăng dầu làm ô nhiễm một vùng bán đảo thuộc vào loại xanh sạch nhất từ trước đến nay. Cũng dọc theo con đường mới mở này, người ta sẽ dễ dàng đếm có bao nhiêu công trình đang tấp nập dựng xây từ Sơn Trà Resort & Spa đến Công ty TNHH Trường Phú... bởi dây kẽm gai được rào kín ngăn ra từng khu vực. Và để xác lập ranh giới từng dự án của các nhà đầu tư, mỗi khu vực trong cái vòng kẽm gai ấy được dựng lên một cái chòi canh cho người đứng gác.
Thú thật, nhìn hàng rào kẽm gai và những chòi canh cao lêu nghêu, thấy khó chịu thế nào ấy. Nhưng biết làm sao hơn, cho dù nhìn vào đấy lòng có dấy lên một nỗi buồn thì cũng đành nhờ... mây bay Sơn Trà vỗ về xoa dịu. Mây bay thì không biên giới, cứ vô tận mà bay, đề huề cho cái nhãn quan thích mơ mộng, đắm mình cùng thiên nhiên. Và từ đấy phần nào hiểu ra cái lẽ dịch chuyển không ngừng của đất trời vạn vật, rằng cái gì quá ngược ngạo lại thiên nhiên, tỉ như trồng cây xanh lá nõn mong làm đẹp mùa thu, có ai ngờ làm như thế lại vô ích trước những ngọn phong vàng vương vãi dăm chiếc lá rơi mà thấu tâm hồn người thưởng ngoạn.

Hình như những nhà quy hoạch du lịch vùng núi non Sơn Trà khá nhạy cảm qua sự thức nhận về cảm quan của nhiều đối tượng du khách. Chính vì thế, giữa trầm mặc non cao đối diện với hàng loạt các công trình khách sạn, khu giải trí, người ta quy hoạch cho xây dựng một ngôi chùa khá bề thế ẩn mình giữa rừng lá thấp. Hôm chúng tôi có mặt, là ngày các nhà sư tổ chức lễ rót đồng xây dựng tượng Phật và chuông đồng nơi đây. Đi giữa hoàng hôn rừng núi Sơn Trà, nghe tiếng chuông ngân vọng sâu trong lòng núi, đôi bàn chân bỗng khỏe khoắn nhẹ tênh một cách phiêu bồng. Ngước nhìn phía tiếng chuông ngân, tôi nhận ra Sơn Trà - xanh thẳm đại ngàn rừng nguyên sinh, Sơn Trà - người khổng lồ chắn gió bão cho Đà Nẵng, Sơn Trà cao ngất vai trò tiền tiêu trong lịch sử... Và còn gì nữa? - Sơn Trà đang mở mang các dự án du lịch. Tất cả sẽ hẫng hụt nếu như sự phát triển không song hành với công việc tôn tạo và bảo tồn những báu vật do thiên nhiên ban tặng.

“Tôi cần núi”

Bây giờ thì đã thành một thói quen hay là hoa hoang cỏ dại Sơn Trà đã biết cám dỗ tôi vào những chiều cuối tuần. Sau những ngày mưa gió do áp thấp nhiệt đới gây ra, con đường dẫn sâu vào núi trong veo và se se gió lạnh. Mới độ hơn mươi ngày mà dây leo các loài giống đã bò ra nhan nhản phủ kín lan can ven đường. Dừng xe đứng tần ngần trước cổng Sơn Trà Resort, người bảo vệ nhìn tôi hỏi một cách lạnh lùng: “Ông cần gì?”. Tôi khẽ cười rồi trả lời nghe lãng xẹt: “Cần núi”. Cho xe chạy chầm chậm đến đoạn cuối con đường, một vài lối mòn gập ghềnh băng xuống phía bờ biển đang tỏa khói lên trời. Tiếng máy nổ ì ầm xa xôi của những chiếc thuyền đánh cá ven bờ đang tập hợp lại chạy về hướng làng chài Thọ Quang.
Giờ này, mọi hoạt động xây dựng đã ngừng nghỉ. Các khu giải trí và quán xá nhậu nhẹt đã thưa vắng người. Lác đác một vài chiếc xe máy chạy vù qua rồi lọt thỏm mất hút giữa ngút ngàn quanh co núi đồi. Chợt nhớ câu trả lời ngu ngơ của mình với người bảo vệ lúc nãy: “Cần núi”. Có đúng là tôi cần núi hay không? Dường như câu trả lời là tiếng nói ngẫu nhiên nào đấy của gió núi hú véo von qua một cuộc phiêu du cùng vọng thức. Cũng có thể đó là chân lý khách quan thường nghiệm mà ra, khi mà gió lá khói mây Sơn Trà dặt dìu mê hoặc tôi, bởi cái đẹp đầy bí ẩn không thể nào cắt nghĩa. Còn nhớ, con đường ngoằn ngoèo giữa hoàng hôn Sơn Trà hôm ấy, trên đường về, tôi và người bạn của mình còn gặp một người lượm củi khô trên núi về ngồi nghỉ ven đường. Một bác tiều phu từ cổ tích bước ra hay một mảnh đời buồn của thời khói lam chiều nhạt nhòa dưới chân núi còn sót lại?

Không hiểu nữa, nhưng quả là một nỗi buồn đẹp vừa hoang sơ vừa cổ tích. Sơn Trà với tôi là thế đó, xanh thẳm hiện thực, mênh mông và bí ẩn một cách siêu hình. Đã bao lần chiều tôi đi qua đây mà mây khói đất trời bán đảo ấy cứ nghe chợt lạ, chợt quen, chợt ngu ngơ đến quên mất lối về!

ST
 
Thiên đường nghỉ dưỡng Bà Nà

Sự hùng vĩ của thiên nhiên, nét hoang sơ của núi rừng, vẻ tinh khôi, trong trẻo của khí hậu khiến Bà Na - Suối Mơ trở thành tiên đường nghỉ dưỡng và là “hòn ngọc về khí hậu” của Việt Nam.

Bà Nà - Suối Mơ nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phí Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nơi đây được coi là lá phổ xanh của miền Trung.

cdbna5.gif

Bà Nà - Suối Mơ nhìn từ trên cao.


Năm 1901, Bà Nà được đại uý bộ binh Pháp Marin Debay phát hiện trong cuộc tìm kiếm địa điểm xây dựng khu điều dưỡng. Thời đó, Bà Nà - Suối Mơ được người Pháp xem như kinh đô nghỉ hè của xứ Trung kỳ, quy hoạch khá hoàn hảo bao gồm nhà hát opera, bệnh viện, bưu điện.

Cdbna3.gif

Hoa chuông, một loài hoa đặc trưng ở Bà Nà.


Trong Bà Nà du ký, thi sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà đã nhắc tới địa danh này như một nơi “có cơm ăn, phòng trọ, chớp bóng, thể thao, đủ các cuộc tiêu khiển, lại bao cả việc vận chuyển thư từ hàng hoá và thuê xe”. Nhờ đó, Bà Nà nhanh chóng trở thành một nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockr (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Đà Lạt).

cdbna4.gif

Những dòng suối đổ nước trắng xóa.


Nhiều người đến đây đã phải thốt lên vì cảnh đẹp, như thi sĩ Xuân Tư: “Bà Nà ẩn giữa sương mờ/Đêm về cứ ngỡ cõi mơ thiên đường.../Rừng xanh, xanh đến ngất ngây/Sương mù lãng đãng, mây bay như dừng”.


Cứ mỗi độ xuân về, Bà Nà lại khoác lên mình tấm áo quyến rũ với vẽ đẹp của nghìn hoa rực rỡ khoe sắc. Thú vị nhất phải kể đến hoa đào chuông, loài hoa có dáng vẻ thanh tú như những quả chuông nhỏ, màu phớt hồng. Bên cạnh đó, những vách đá xanh rêu, dòng Thác Bạc như tuôn đổ từ trời cao, tặng cho người trần gian một chốn tiên cảnh, một nét đẹp thanh cao nơi hoang sơ rừng núi.

Cdbna1.gif

Vẻ đẹp của Bà Nà là sự quyến rũ và hoang sơ.


Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca toạ thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á, đặt ở chùa Linh Ứng trên núi. Nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh thêm thanh tao.


Với vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên, nét hoang sơ của núi rừng và nét tinh thiết của không khí, du khách sẽ mãi mãi không quên Bà Nà, nơi một lần đến, ngàn lần nhớ


ST
 
Quyến rũ Bãi Bụt

Nằm ẩn mình khiêm tốn nơi cửa biển Đà Nẵng, Bãi Bụt được xem là nơi giao hoà giữa biển cả với núi rừng, nơi có những con đường đưa người từ phố về chốn mênh mông của trời và biển...

Sau nhiều năm ngủ yên trong vẻ đẹp hoang sơ, Bãi Bụt giờ đang thức giấc, từng bước chuyển mình hướng tới mục tiêu trở thành một trong những địa điểm du lịch quyến rũ nhất miền Trung trong tương lai.

cd179bb1.jpg

Bãi Bụt ẩn mình khiêm tốn nơi cửa biển Đà Nẵng.

Nằm trên tuyến du lịch sinh thái, Bãi Bụt thực sự là địa điểm hấp dẫn cho du khách dừng chân sau một chuyến du lịch dài. Đến đây, bạn có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau: đường Nguyễn Tất Thành ngang qua Cầu Thuận Phước, đường Hoàng Sa nối Điện Nam - Điện Ngọc với Sơn Trà, đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng Đông...

Bãi Bụt nằm ẩn mình trên những sườn đồi, giữa màu xanh của cỏ cây là những biệt thự mang dáng dấp cổ kính. Trong khung cảnh thơ mộng, có đến gần 140 ngôi biệt thự. Từng mảng vườn độc lập của ngôi nhà sẽ tạo ra những khoảng không gian riêng biệt cho chủ nhân căn nhà. Trên lưng chừng đồi, dưới những tán cây rừng là những nhà nghỉ nhỏ nằm cạnh những con đường rải đầy sỏi đá. Đây là khu resort có lối kiến trúc của các công trình hiện đại, thể hiện được bản sắc truyền thống của vùng biển miền Trung.

cd179bb2.jpg

Một góc thơ mộng ở Bãi Bụt.


Tới đây, một khách sạn cao cấp 5 sao trên đồi sẽ hình thành, bạn sẽ có cơ hội quan sát toàn cảnh Đà Nẵng từ trên cao, để cảm nhận hết thi vị của những bờ biển đầy nắng và gió. Đặc biệt, mỗi khi mặt trời vừa thức dậy, bình minh trên bán đảo sẽ trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết đối với du khách sau một đêm yên nghỉ, tận hưởng được không khí trong lành.

Ngoài ra, các dịch vụ thể thao dưới biển và bãi tắm chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những cảm giác mới lạ: Thuyền buồm, lướt ván, cano thể thao, moto nước... Đặc biệt, nếu bạn là người yêu thích môn lặn thì Bãi Bụt Bay cũng là điểm đến lý tưởng. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi thấy vô vàn những sinh vật biển, những dải san hô ngầm kỳ ảo trong lòng đại dương. Tương lai, Bãi Bụt sẽ có một khu bảo tồn, nuôi dưỡng các sinh vật biển quý hiếm đặc trưng của vùng biển Đà Nẵng.

Giữa một vùng bán đảo tuyệt đẹp của Đà Nẵng, nơi mà sự hoà quyện giữa lối kiến trúc sáng tạo và thiên nhiên trữ tình thật khéo đang biến Bãi Bụt trở thành chốn du lịch lãng mạn, tạo cho du khách đến đây có cảm giác như trở về với thiên nhiên, với chính mình và sự thanh bình muôn thuở của đất trời...

ST
 
LÀNG PHONG NAM

thanh%20co%20Phong%20nam.bmp


Vị trí:
Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đặc điểm: Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở.

Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Trước kia, Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là một vùng đất được khai thác sớm từ thời Chàm. Thời Trần, Lê, Phong Lệ từng là đất huyện lỵ của Điện Bàn. Có nhiều hiện vật Chàm đã được tìm thấy ở địa phận làng Phong Lệ nay vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chàm - Đà Nẵng.

Phong Lệ là quê hương của Ông Ích Khiêm. Trước kia làng có tên là Đà Ly. Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông Ích Khiêm. Tên Đà Ly là tên cổ từ xưa truyền lại. Các cụ cho rằng chữ “Đà” và “Ly” viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã” (ngựa), không phải là “mỹ tự”. Đến lúc Ông ích Khiêm là người làng làm quan, có tiếng nói của triều đình, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều dân làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ trong làng.

Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía bắc là Phong Lệ Bắc, sau nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc. Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc vào hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung - nhất là trong các việc họ, việc làng.

Giá trị hấp dẫn của làng Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ... Ngày xưa, Phong Nam còn nổi tiếng với Lễ hội Mục Đồng, một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, lễ hội tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu. Ở đây còn nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về những cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu tặng cho làng...


Đến làng Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát, hay tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa (Xóm Hến) - xưa từng nổi tiếng về nghề làm hến với câu ca “Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An (Xóm Đùng)...


ST
 
Đèo Hải Vân - 'biển vờn mây'

Hải Vân có nghĩa là biển và mây. Trên dãy đèo này, vào buổi sáng sớm hay khi trời bảng lảng chiều, du khách sẽ dễ chạnh buồn trước cảnh sóng biển trời mây.


Giữa đêm qua đèo Hải Vân lặng gió, bạn sẽ ngỡ ngàng: trước mắt là một trời sao mênh mông, lửng lơ trong không trung đen như mực. Đó là đèn của thuyền câu mực trong vịnh dưới chân Hải Vân. Đây là một vịnh biển lặng, lý tưởng cho loài mực sinh sống.

cd58deo3nd.jpg

Đèo Hải Vân trong sương mai.

Qua đèo Hải Vân vào trưa hè, dù thời tiết nóng nực thế nào, khách cũng cảm nhận được làn gió biển mát rượi. Dưới chân đèo phía Nam, những hàng dương trên bãi biển Nam Ô xào xạc và bình yên. Nơi những dòng suối đổ ra cửa biển cũng trong xanh, phẳng lặng như bức tranh thủy mặc. Từ khi có hầm chui đường bộ, chỉ có xe của khách du lịch, dân địa phương và những chuyến xe chở xăng dầu theo con đường cua tay áo vượt đèo. Tuyến đường sắt thì vẫn bám lưng chừng đèo. Nhiều khách du lịch chọn tàu lửa để tham quan đèo Hải Vân. Từ ô cửa sổ tàu, vừa có thể nghe rõ tiếng rì rào của biển cả, vừa có thể nhìn lên đỉnh đèo, nơi những chiếc ô tô chỉ nhỏ như con bọ, để cảm giác hết sự hùng vĩ của thiên nhiên.

Biển ở đâu đẹp cho bằng biển dưới chân Hải Vân. Nước xanh màu thật kỳ lạ, sẫm và sánh, dường như rất đặc. Khi trời nắng to, nước biển lên trọn vẹn màu ngọc bích, trong veo. Những bãi cát trắng phau, mịn như lụa trong thung lũng vắng. Bất cứ ai nhìn thấy cũng ao ước được nhào xuống, đắm mình trong đó.

cd58deo1nd.jpg

Sự hùng vĩ của con đèo này đã khiến vua Lê Thánh Tông ban tặng 6 chữ: Thiên hạ đệ nhất hùng quan.

Mùa hè, hoa nở trắng xóa trên những vạt núi Hải Vân. Trong khe núi, những dòng thác nho nhỏ, trong vắt rỉ rả đổ ra biển. Dưới thung lũng, một xóm chài vài mái nhà lô xô, lúa xanh mượt, thuyền thúng lơ thơ đậu trên bờ cát. Ngày nắng trong, từ trên đèo cao, khách có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm... Trên đỉnh cao nhất, khách sẽ gặp dấu tích Hải Vân Quan, nơi có dòng chữ Thiên hạ đệ nhất hùng quan vua Lê Thánh Tôn ban tặng.

Chưa có phương tiện phổ thông đưa khách tới tắm ở những bãi biển dưới chân đèo Hải Vân. Hiếm hoi mới có sự thăm ghé của một vài cano chở du khách từ Đà Nẵng. Tuy nhiên, với rất nhiều người, được ngồi xe ô tô, chạy xe máy qua đèo, hay mua vé tàu lửa xuất phát từ Đà Nẵng và Huế chỉ để ngắm biển và trời Hải Vân cũng là một phần không thiếu của chuyến du lịch miền Trung. Một số khách sạn tư nhân ở hai thành phố này cũng có dịch vụ đưa khách tham quan vượt đèo.

ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top