- Trình bày sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta và giải thích tại sao lúa được trồng nhiều ở những vùng đó?
Hướng dẫn:
- Các vùng trồng lúa của nước ta:
+ Phân bố chủ yếu ở các đông bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên.
- Giải thích: Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng lúa: đồng bằng phù sa màu mỡ; cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thủy lợi; đông dân cư...
2. Dựa vào trang bản đồ Cây công nghiệp (trang 19) của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Rút ra nhận xét chung về sự phân bố của các cây công nghiệp ở nước ta?
-
Hướng dẫn:
a) Sự phân bố của các loại cây công nghiệp ở nước ta:
-
- Cây công nghiệp hàng năm
+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trụng Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
b) Nhận xét:
-
- Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.
- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
3. Trình bày tình hình chăn nuôi ở nước ta?
-
Hướng dẫn:
a) Tình hình chung
-
- Chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp.
- Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng.
b) Một số ngành chăn nuôi
-
+ Bò: 4 triệu con; nuôi để lấy thịt, sữa và cả sức kéo; tập trung nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.
+ Trâu: 3 triệu con; nuôi chủ yếu lấy sức kéo; tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Đàn lợn: 23 triệu con (năm 2002)
+ Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực trung du Bắc Bộ).
+ Đàn gia cầm: 215 triệu con (2002)
+ Phát triển nhanh ở đồng bằng.