Địa lí 9 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Các dân tộc ở Việt Nam

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó người kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8% (2006).

- Người kinh không những có số lượng lớn nhất mà còn có trình độ phát triển cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo.

- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển không đều nhau.
View attachment 13137
- Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt.

2. Phân bố các dân tộc.

a. Dân tộc kinh

Người kinh phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất là ở các đồng bằng, duyên hải và trung du.

b
. Các dân tộc ít người

- Trừ người Chăm, Hoa và Khơ-me, phần lớn các dân tộc ít người đều tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có 30 dân tộc sinh sống đan xen nhau.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc ít người sống thành từng vùng khá rõ rệt.
- Khu vực đồng bằng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me.
- Người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

c. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi

- Một số các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến sinh sống ở Tây Nguyên.
- Càng ngày càng có nhiều người Kinh lên sinh sống ở miền núi và trung du.
- Một số dân tộc sống du canh du cư trên núi đã xuống định canh định cư ở vùng thấp.

Video giới thiệu về 54 dân tộc VN



Cảm ơn các bạn đón đọc!

B. BÀI TẬP


Câu 1:
Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
Câu 2: Những thay đổi trong phân bố các dân tộc ở nước ta hiện nay.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1
- Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người cư trú ở vùng miền núi và trung du, cao nguyên.
+ Trung du miền núi phía Bắc có các dân tộc: Tày , Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có các dân tộc: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Cơ-ho…(trên 20 dân tộc)
+ Người Chăm, người Khơ-me và người Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam....



  1. Những nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào?
Hướng dẫn:

Những nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán,...

2. Nêu đặc điểm khái quát của dân tộc Kinh và các dân tộc ít người?
Hướng dẫn:


  • Dân tộc Việt (Kinh):
+ Số dân đông (chiếm khoảng 86% dân số cả nước).
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
+ Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, khoa học, kỹ thuật.


  • Các dân tộc ít người:
+ Mỗi dân tộc có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
+ Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
+ Tham gia vào tất cả các hoạt động: công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật...


3. Nêu sự phân bố chủ yếu của dân tộc Việt (Kinh) và của các dân tộc ít người?
Hướng dẫn:


  • Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung hơn ở các đồng bằng, trung du và ven biển.
  • Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.


4. Trình bày sự phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta?
Hướng dẫn:

  • Trung du và miền núi phía Bắc: có 30 dân tộc đan xen nhau.
+ Ở vùng thấp: người Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường ở từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Ở vùng cao: người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000m; người Mông ở trên các vùng núi cao.


  • Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ:
+ Người Ê-đê ở Đắk Lắk
+ Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Mnông chủ yếu ở Lâm Đồng.


  • Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
+ Dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh.

Cảm ơn mọi người đã đọc!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top