1. Đặc điểm chung - Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng (thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái, công dụng của các sp sinh học).
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật - 14600 loài thực vật. - 11200 loài và phân loài động vật. - Trong đó 365 loài ĐV và 350 loài TV thuộc loại quý hiếm.
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái - Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và ven các hải đảo. - Hệ sinh thái rừng: + Rừng kín thường xanh. + Rừng thưa rụng lá. + Rừng ôn đới. + Rừng tre nứa. - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. - Các hệ sinh thái nông - lâm nghiệp: + Đồng ruộng. + Vườn làng. + Ao hồ thuỷ sản...........................
B. BÀI TẬP
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Câu 2: Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta.
a) Nghèo nàn
b) Phong phú và đa dạng
c) Chỉ có những cây đặc trưng vùng
d) Chỉ có một hệ thống sinh thái của vùng
2. Hãy chứng mình sinh vật của Việt Nam phong phú và đa dạng
a) Có rừng lá kim và rừng hỗn hợp
b) Có những cây đặc trưng của vùng và hệ sinh thái rừng ngập mặn
c) Có nhiều loài, nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hệ sinh thái
d) Có nhiều loài, nhiều kiểu gen
3. những điều kiện nào đã tạo nên trên đất liền Việt Nam một đới rừng nhiêt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng phong phú, giàu có ?
a) Khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều kiểu địa hình
b) Khí hậu ôn đới
c) KHí hậu hàn đới và nhiều kiểu địa hình biển
d) Khí hậu nhiệt đới và nhiều kiểu thềm lục địa
4. Ở Việt Nam có khoảng bao nhiêu loài sinh vật ? a) 52.000 loài b) 1.000 loài c) 3.000 loài d) 30.000 loài
5. Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật ? a) 11.200 loài b) 14.600 loài c) 30.000 loài d) 4.500 loài
6. Nước ta có khoảng bao nhiêu loài và phân loài động vật ? a) 52.600 b) 14.600 c) 11.200 d) 75.000
7. Có khoảng bao nhiê loài động vật và thực vật thuộc loại quí hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” ? a) Đông vật: 365 loài – Thực vật: 350 loài b) Đông vật: 14.600 loài – Thực vật: 30.000 loài c) Động vật: 350 loài – Thực vật: 365 loài d) Động vật: 11.200 loài – Thực vật: 14.600 loài
8. Những con vật nào sau đây nằm trong “ Sách đỏ Việt Nam”: Tê Giác, Sao La, Gà Rừng, Mang Lớn, Nai, Cá Sấu, Vẹt ? a) Tê Giác, Sẻ, Mang Lớn b) Nai, Sẻ, Tê Gi ác c) Cá Sấu, Vẹt, Sao La d) Tê Gi ác, Sao La, Mang Lớn
9. Rừng ngập mặn mọc ở đâu trên nước ta a) Vùng Đồng bằng Sông Hồng b) Trên núi cao, đầu nguồn nước c) Suốt chiều dài bờ biển và các hải đảo d) ở hạ lưu các con sông
10. Hãy kể tên một vài cây mọc ở rừng ngập mặn a) Sú, Vẹt, Đước b) Dừa, vẹt, ngô c) Lúa, Sú, Đước d) Tràm, Vẹt, Bần
11. Hãy kể tên một số biến thể của rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
a) Rừng lá kim, rừng khộp, rừng đài nguyên
b) Rừng kín thường xanh, rừng thưa lá rụng, rựng tre nứa, rừng ôn đới núi cao
c) Hoang mạc và bán hoang mạc, rừng tre nứa, savan
d) Cây bụi, rừng kín thường xanh, rừng khộp, thảo nguyên, rừng cây bụi lá cứng
12. Hãy cho biết đặc điểm của rừng nhiệt đới ở Việt Nam
a) Rậm rạp, xanh quanh năm
b) Có nhiều tâng, chu kì hoạt động ngày và đêm rõ rệt
c) Động vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài thú quí hiếm
d) Tất cả các câu trên đầu đúng
13. Vườn quốc gia là gì ?
a) Nơi có nhiều động thực vật quí hiếm
b) Rừng thứ sinh được bảo tồn
c) Rừng nguyên sinh được bảo tồn
d) Nơi hay bị thiên tai tàn phá cần được bảo vệ
14. Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta là ?
a) Vườn quốc gia Cúc Phương
b) Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
c) Vườn quốc gia Tam Đảo
d) Vườn quốc gia Bạch Mã
15. Vườn quốc gia nào có diện tích lớn nhất cả nước ?
a) Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
b) Vườn quốc gia Yok Đôn
c) Vườn quốc gia Cúc Phương
d) Vườn quốc gia Côn Đảo
16. Vườn quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất ?
a) Vườn quốc gia Yok Đôn
b) Vườn quốc gia Côn Đảo
c) Vườn quốc gia Tràm Chim
d) Vườn quốc gia Ba Vì
17. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có vườn quốc gia nào trong các rừng sau ?
a) Vườn quốc gia Ba Bể
b) Vườn quốc gia Cát Bà
c) Vườn quốc gia Tràm Chim
d) Vườn quốc gia Cúc Phương
18. Hệ sinh thái nông nghiệp bắt nguồn từ đâu ?
a) Con người
b) Tự nhiên
c) Do biến đổi khí hậu
d) Câu a và c đúng
19. Con người tạo ra và duy trì hệ sinh thái nông nghiệp để làm gì ?
a) Lấy gỗ và sản phầm rừng
b) Lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác
c) Lấy lương thực, thực phẩm và hải sản
d) Lấy da, lông thú và các động vật hoang dã
20. Hệ sinh thái thứ sinh ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là gì ?
a) Rừng cao su và cà phê
b) Rừng thuốc lá và tiêu
c) Rừng thanh long và dâu
d) Rừng bông và cà phê
21. Hãy kể tên các kiểu của hệ sinh thái lâm nghiệp
a) Đồng ruộng, vườn làng
b) Ao hồ thủy sản
c) Rừng trồng cây công nghiệp, rừng trồng cây lấy gỗ
d) Tất cả các câu trên đều đúng
22. Hãy cho biết các giá trị khoa học của vườn quốc gia
a) Nhân và lai tạo giống, phòng thí nghiệm tự nhiên
b) Bảo tồn nguồn gen, du lịch sinh thái, phòng thí nghiệm tự nhiên
c) Bảo tồn nguồn gen, nhân và lai tạo giống, phòng thí nghiệm tự nhiên
d) Bảo tồn nguẩn gen, nhân và lai tạo giống.
23. Hãy cho biết các giá trị kinh tế của vườn quốc gia
a) Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương
b) Tạo môi trường sống tốt cho xã hội
c) Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên
d) Tất cả các câu trên đều đúng
24. Hãy cho biết tên một động vật vô cùng quý hiếm của Việt Nam và Thế giới ? Hiện nay ở vườn quốc gia nào ?
a) Các sấu – Vườn quốc gia Bạch Mã
b) Voi – Vườn quốc gia Cúc Phương
c) Tê giác – Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
d) Khỉ - Vườn quốc gia Yok Đôn
Đáp án
Đáp án:
1. B
2. C
3. A
4. D
5. B
6. C
7. A
8. D
9. C
10. A
11. B
12. D
13. C
14. A
15. B
16. D
17. A
18. A
19. B
20. A
21. D
22. C
23. D
24. C