Địa lý 8 - Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Khu vực đồi núi
* Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
View attachment 11039
- Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
View attachment 11040
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
+ Địa hình bán bình nguyên ở vùng Đông Nam Bộ có các bậc thềm phù sa cổ.
+ Địa hình đồi trung du rộng nhất nằm phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.
2. Khu vực đồng bằng
- Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ, chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.
* Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
View attachment 11041
* Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
- Diện tích: 15.000km[SUP]2[/SUP].
- Đặc điểm: Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, kém phì nhiêu.
- Sông ngòi ngắn và dốc.
- Hướng cải tạo và sử dụng: Trồng rừng chắn cát, tăng tường thuỷ lợi.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Đường bờ biển nước ta dài 3260km, có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ ở đồng bằng.
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
- Thềm lục địa:
+ Thềm lục địa ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng và nông
+ Thềm lục địa ở vùng biển Trung Bộ thu hẹp và sâu hơn.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Địa hình nước ta chia làm những khu vực nào?
Câu 2: So sánh vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
Nguồn: Diễn đàn Kiến thức*
* Xem thêm: Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: