CHƯƠNG VII: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
BÀI 23: LỚP VỎ ĐỊA LÝ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
I> LỚP VỎ ĐỊA LÝ ( LỚP VỎ CẢNH QUAN)
Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ của Trái đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
II> QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ.
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lý.
Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại lẫn nhau, nếu một thành phần thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Bảng so sánh vỏ địa lí và vỏ Trái đất.
Định nghĩa| Là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài Trái đất| Là lớp bề mặt Trái đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển
Chiều dày| 5 -7 km| 30 - 35km
Phạm vi| Từ bề mặt Trái Đất đến lớp manti| Từ giới hạn dưới tầng ôdôn đến: Đáy vực thẳm đại dương ( ở đại dương). Mặt dưới của lớp đất và phong hóa ( ở lục địa)
Thành phần|Gồm các lớp trầm tích, granit( sial) badan ( sima)| Hỗn hợp gồm 5 quyển khác nhau
Ở Đại dương| Gồm tầng badan và tầng trầm tích| Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương
Ở lục địa| Gồm tầng badan, tầng granit|Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến mặt đáy của lớp đất và vỏ phong hóa
Câu 1:
Nêu khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, nguyên nhân tạo nên quy luật này?
Câu 2:
Nêu ví dụ cho thấy biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1:
Ý nào dưới đây là không đúng?
Lớp vỏ địa lý.
a> còn gọi là lớp vỏ cảnh quan
b> chiều dày khoảng 30 – 35km
c> bao gồm khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển
d> hình thành và phát triển theo những quy luật chung nhất.
Câu 2 :
Các thành phần lớp vỏ địa lý có đặc điểm :
a> đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực
b> không tồn tại và phát triển cô lập
c> luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
d> tất cả đặc điểm trên.
Câu 3 :
Ý nghĩa thực tiễn của việc nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là :
a> ta có thể dự báo trước sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi ta sử dụng chúng
b> giúp ta khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý hơn
c> con người biết cách tự bảo vệ thiên nhiên
d> tất cả ý trên.
Đáp án: Câu 1c,2d,3d