Khi TẾT CANH DẦN chỉ còn tính bằng giờ và mọi nguời đang hối hả cho Tết thì GS Nguyễn Đức Tồn lại say sưa với "huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ". Do dung lượng của bài viết dài nên BBT sẽ đăng bài viết này thành 03 phần. Dưới đây là phần đầu tiên.
Năm 1992 trên số 1 của tạp chí Ngôn ngữ [6], Gíao sư V.M.Solncev - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học CH Liên bang Nga, nguyên Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, trong bài viết của mình đã nêu 4 huyền thoại ngôn ngữ học: 1) “ Ngôn ngữ truyền đạt ý nghĩ”; 2) “Ngôn ngữ phản ánh thế giới bên ngoài”; 3) “Ngôn ngữ cấu trúc thế giới bên ngoài cho người sử dụng ngôn ngữ”; 4) “Âm thanh trong ngôn ngữ là hình thức, còn ý nghĩa là nội dung”. Giáo sư V.M Solncev đã viết:“Trong ngôn ngữ học, trong các luận thuyết được phổ biến rộng rãi trong đời sống khoa học, có những điều khẳng định mặc dầu được xem là quá rõ ràng nhưng thực tế là không phù hợp với hiện thực ngôn ngữ học. Xem xét kĩ những điều khẳng định đó thì thấy đó là những điều nguỵ tạo, giải thích không đúng đắn kiến trúc hoặc đặc tính của ngôn ngữ. Thế nhưng người ta lại tin vào chúng như là chân lí vô điều kiện và không cần phải kiểm nghiệm” và” “Sự cảm nhận như thế đối với những điều khẳng định này rất giống với cái gọi là sự cảm nhận huyền thoại (một sự cảm nhận xuyên tạc không có kiểm nghiệm mà chỉ dựa vào đức tin) đối với các sự kiện hay là các hiện tượng khác nhau của hiện thực. Do đó mà có thể gọi những điều khẳng định này là các huyền thoại ngôn ngữ học( chỗ nhấn mạnh là của GS V.M Solncev) [6, 14].
Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi mượn lời của ông để nêu thêm huyền thoại nữa liên quan đến một quan điểm lí thuyết ngữ nghĩa học hiện đại rất nổi tiếng. Đó là huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ.
Như chúng ta biết, theo ngữ nghĩa học hiện đại, ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nghĩa vị (hay còn được gọi là nét nghĩa) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quy định lẫn nhau. Chính vì thế U. Weinreich đã viết: “Mong muốn phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một cấp hệ giữa các thành tố, luôn luôn là một trong những động cơ chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa"[15].Tuân theo tư tưởng lí thuyết đó, trong bài viết của mình trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1975 [4], giáo sư Hoàng Phê đã vận dụng phân tích ngữ nghĩa của từ và đi đến khẳng định: “Thật ra , quan hệ cấp bậc tồn tại nói chung giữa các nét nghĩa của từ, dù nghĩa từ có hay không có thành phần tiền giả định” và “ Giữa các nét nghĩa này có một quan hệ trật tự nhất định (Hoàng Phê nhấn mạnh-NĐT): a,b, c. Đó là một loại quan hệ lôgích: nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau(…); nét nghĩa đứng sau thuyết minh cho nét nghĩa đứng trước, “phụ nghĩa” cho nét nghĩa đứng trước. Quan hệ trật tự quy định lẫn nhau này giữa các nét nghĩa là một loại quan hệ tĩnh trong nội bộ nghĩa của từ, xét một cách cô lập. Nhưng còn có một loại quan hệ khác quan trọng hơn nhiều : đó là những quan hệ động trong tổ hợp, những quan hệ cấp bậc giữa các nét nghĩa, xét về mặt giá trị thông báo, về mặt chức năng và hoạt động của các nét nghĩa khi từ tham gia một ngữ. Giữa hai loại quan hệ, trật tự và cấp bậc, không nhất thiết có sự tương ứng, mà trái lại thường có mâu thuẫn”[4,15].
Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của các từ đại diện, giáo sư Hoàng Phê đã đi đến kết luận : “Nghĩa của từ, nói chung:
a) là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
b) giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;
c) các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với nhau.
Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc động” [4,14].
Rõ ràng đây là một huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ. Để làm sáng tỏ và chứng minh vấn đề này, trước hết cần phải bàn đến khái niệm cơ bản làm xuất phát điểm của mọi sự phân tích, bàn luận. Đó là nghĩa của từ là gì?
Trong các sách lí luận ngôn ngữ học hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ. Trong số hàng trăm định nghĩa ấy, trên đại thể có thể quy chúng vào hai loại:
Loại thứ nhất: gồm những định nghĩa cho rằng nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm hay sự phản ánh, v.v.). Đó là những định nghĩa kiểu như: “Nghĩa của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan mà từ biểu thị” (Nguyễn Văn Tu), "nghĩa của từ là khái niệm" ( P. A. Budagov), "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức..." (A. I. Smirnickij , Đỗ Hữu Châu), v.v...
Loại thứ hai: gồm những định nghĩa nêu rằng nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ đối với đối tượng hoặc quan hệ của từ đối với khái niệm v.v.). Chẳng hạn, "nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ" (A. A. Reformatskij, I.S Barkhuđarôv, Nguyễn Thiện Giáp, v.v…). (Về vấn đề này có thể tham khảo thêm trong [1,119-125]).
Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự vật, hiện tượng, v.v… mà từ biểu thị đã bị phản bác (x. Nguyễn Thiện Giáp [1, 122-123]). P. H. Nowell - Smith đã chỉ ra: "Nói rằng từ có ý nghĩa không phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó, còn nói ý nghĩa là gì thì không phải là nói nó (tức ý nghĩa - NĐT) biểu thị cái gì" [22, 159]. Còn L. Wittgenstein khẳng định: "Gọi vật tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy tắc của ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là lẫn lộn ý nghĩa của tên gọi với cái mang tên gọi; khi nói ngài NN chết thì người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ không phải ý nghĩa của tên gọi đã chết" [18, 96]. Mặt khác, trong vốn từ của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa về nghĩa của từ như nêu trên chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm danh từ, động từ và tính từ, v.v.) có nghĩa cụ thể. Còn những từ loại khác như: đại từ (này, kia, ấy, nọ, sao, v.v.), cảm từ (ôi, ái, ối, v.v.), các từ hư (và, nếu, tuy, với, v.v.) thì nghĩa của chúng không lọt được vào các định nghĩa như thế.
Trong cuốn sách Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường [9], chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình về khái niệm nghĩa của từ. Theo chúng tôi, nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lí, tinh thần, nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc mọi người khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy. [9,55-56]. Như vậy cũng có nghĩa là nghĩa của từ không thể nhìn thấy, nghe thấy, hay động chạm đến được… bằng năm giác quan. Để hiểu và nhận biết được nghĩa của từ, mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận trong trí não. Quan niệm về nghĩa từ của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với quan điểm của A.A. Potebnja – nhà ngôn ngữ học và cũng là nhà tư tưởng Nga nổi tiếng ở thế kỉ XIX. A.A. Potebnja khẳng định:“ Dùng lời không thể truyền đạt được ý nghĩ của mình cho người khác, mà chỉ có thể khơi dậy (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) cái ý nghĩ cá nhân trong con người đó” [23, 152]. Nhà triết học A.G. Spirkin cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng:“Dùng lời nói chúng ta không truyền đạt mà là gây nên (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) những ý nghĩ tương tự trong đầu của người cảm nhận” [24, 216-217]. Sau này L. Wittgenstein đã chỉ rõ: "Mối tương quan giữa tên gọi và vật được gọi tên như sau: sự tri giác tên gọi bằng thính giác gây nên (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) trong tâm trí chúng ta hình ảnh của cái được gọi tên" [18, 95].
Theo giáo sư V.M. Solncev, “ý nghĩ của một con người , nếu nói đơn giản đi một tí, là sự tổ hợp các khái niệm tức là các ý nghĩa của từ. “Vỏ âm thanh” của từ là kí hiệu được dùng để chỉ ra những ý nghĩa đó. Trong mỗi ngôn ngữ, một phát âm nhất định (“vỏ âm thanh của từ”) có mối liên hệ quy ước (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) với một ý nghĩa nhất định (khái niệm). Người ta thường nói rằng từ là đơn vị mà ở đó một ý nghĩa gắn với một phát âm. Nếu nhiều người cùng sử dụng một ngôn ngữ (sự sử dụng một ngôn ngữ nào đó là điều kiện bắt buộc của giao tiếp) thì cùng một ý nghĩa (khái niệm) tồn tại trong đầu của họ liên hệ với cùng một phát âm. Do đó, nếu cá nhân A nói tiếng Nga, phát ra tổ hợp âm D-e-r-e-v-o tương ứng với ý nghĩa (hay khái niệm) cây thì ở tất cả những ai biết tiếng Nga , cái tổ hợp âm thanh này đều khơi dậy cái ý cây ở trong đầu(…). Nếu như trong hoàn cảnh nói tiếng Nga, không có ai nắm được một ngoại ngữ nào mà có ai đó phát ra một tổ hợp âm trong một ngôn ngữ khác tương ứng với ý cây thì trong đầu người nghe không thể hình thành cái ý cây. Chẳng hạn: shu (tiếng Hán), Baum (tiếng Đức), tree (tiếng Anh), cây (tiếng Việt) v.v…(…). Chúng ta không “truyền đạt” cho người khác cái ý cây mà là khơi dậy trong đầu họ cái ý nghĩ cá nhân về cây. Vì kinh nghiệm sống của mọi người đều khác nhau cho nên chuỗi âm D-e-r-e-v-o có thể gây ra trong đầu của người nghe những biểu tượng không hoàn toàn như nhau trong đầu người nói” [6, 14-15]. “ Một tín hiệu, nếu được một người biết tiếng Nga nghe thấy thì nó sẽ gợi nên trong đầu anh ta về cái ý cây và đồng thời cho anh ta biết rằng trong đầu người nói đã xuất hiện ý cây.
Cái cơ chế của một hành vi thông báo đơn giản nhất là như vậy. Con người giao tiếp không phải bằng những từ riêng lẻ tương ứng với khái niệm mà bằng một chuỗi từ tương ứng với những hình thức khác nhau của ý nghĩ như phán đoán, suy lí v.v…Trong các trường hợp này, cơ chế gợi lên các ý nghĩ tương ứng trong đầu người nghe , về nguyên tắc cũng là thế, chỉ có điều là phức tạp hơn nhiều.”[6,15].
Năm 1992 trên số 1 của tạp chí Ngôn ngữ [6], Gíao sư V.M.Solncev - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học CH Liên bang Nga, nguyên Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, trong bài viết của mình đã nêu 4 huyền thoại ngôn ngữ học: 1) “ Ngôn ngữ truyền đạt ý nghĩ”; 2) “Ngôn ngữ phản ánh thế giới bên ngoài”; 3) “Ngôn ngữ cấu trúc thế giới bên ngoài cho người sử dụng ngôn ngữ”; 4) “Âm thanh trong ngôn ngữ là hình thức, còn ý nghĩa là nội dung”. Giáo sư V.M Solncev đã viết:“Trong ngôn ngữ học, trong các luận thuyết được phổ biến rộng rãi trong đời sống khoa học, có những điều khẳng định mặc dầu được xem là quá rõ ràng nhưng thực tế là không phù hợp với hiện thực ngôn ngữ học. Xem xét kĩ những điều khẳng định đó thì thấy đó là những điều nguỵ tạo, giải thích không đúng đắn kiến trúc hoặc đặc tính của ngôn ngữ. Thế nhưng người ta lại tin vào chúng như là chân lí vô điều kiện và không cần phải kiểm nghiệm” và” “Sự cảm nhận như thế đối với những điều khẳng định này rất giống với cái gọi là sự cảm nhận huyền thoại (một sự cảm nhận xuyên tạc không có kiểm nghiệm mà chỉ dựa vào đức tin) đối với các sự kiện hay là các hiện tượng khác nhau của hiện thực. Do đó mà có thể gọi những điều khẳng định này là các huyền thoại ngôn ngữ học( chỗ nhấn mạnh là của GS V.M Solncev) [6, 14].
Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi mượn lời của ông để nêu thêm huyền thoại nữa liên quan đến một quan điểm lí thuyết ngữ nghĩa học hiện đại rất nổi tiếng. Đó là huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ.
Như chúng ta biết, theo ngữ nghĩa học hiện đại, ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nghĩa vị (hay còn được gọi là nét nghĩa) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quy định lẫn nhau. Chính vì thế U. Weinreich đã viết: “Mong muốn phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một cấp hệ giữa các thành tố, luôn luôn là một trong những động cơ chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa"[15].Tuân theo tư tưởng lí thuyết đó, trong bài viết của mình trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1975 [4], giáo sư Hoàng Phê đã vận dụng phân tích ngữ nghĩa của từ và đi đến khẳng định: “Thật ra , quan hệ cấp bậc tồn tại nói chung giữa các nét nghĩa của từ, dù nghĩa từ có hay không có thành phần tiền giả định” và “ Giữa các nét nghĩa này có một quan hệ trật tự nhất định (Hoàng Phê nhấn mạnh-NĐT): a,b, c. Đó là một loại quan hệ lôgích: nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau(…); nét nghĩa đứng sau thuyết minh cho nét nghĩa đứng trước, “phụ nghĩa” cho nét nghĩa đứng trước. Quan hệ trật tự quy định lẫn nhau này giữa các nét nghĩa là một loại quan hệ tĩnh trong nội bộ nghĩa của từ, xét một cách cô lập. Nhưng còn có một loại quan hệ khác quan trọng hơn nhiều : đó là những quan hệ động trong tổ hợp, những quan hệ cấp bậc giữa các nét nghĩa, xét về mặt giá trị thông báo, về mặt chức năng và hoạt động của các nét nghĩa khi từ tham gia một ngữ. Giữa hai loại quan hệ, trật tự và cấp bậc, không nhất thiết có sự tương ứng, mà trái lại thường có mâu thuẫn”[4,15].
Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của các từ đại diện, giáo sư Hoàng Phê đã đi đến kết luận : “Nghĩa của từ, nói chung:
a) là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
b) giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;
c) các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với nhau.
Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc động” [4,14].
Rõ ràng đây là một huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ. Để làm sáng tỏ và chứng minh vấn đề này, trước hết cần phải bàn đến khái niệm cơ bản làm xuất phát điểm của mọi sự phân tích, bàn luận. Đó là nghĩa của từ là gì?
Trong các sách lí luận ngôn ngữ học hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ. Trong số hàng trăm định nghĩa ấy, trên đại thể có thể quy chúng vào hai loại:
Loại thứ nhất: gồm những định nghĩa cho rằng nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm hay sự phản ánh, v.v.). Đó là những định nghĩa kiểu như: “Nghĩa của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan mà từ biểu thị” (Nguyễn Văn Tu), "nghĩa của từ là khái niệm" ( P. A. Budagov), "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức..." (A. I. Smirnickij , Đỗ Hữu Châu), v.v...
Loại thứ hai: gồm những định nghĩa nêu rằng nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ đối với đối tượng hoặc quan hệ của từ đối với khái niệm v.v.). Chẳng hạn, "nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ" (A. A. Reformatskij, I.S Barkhuđarôv, Nguyễn Thiện Giáp, v.v…). (Về vấn đề này có thể tham khảo thêm trong [1,119-125]).
Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự vật, hiện tượng, v.v… mà từ biểu thị đã bị phản bác (x. Nguyễn Thiện Giáp [1, 122-123]). P. H. Nowell - Smith đã chỉ ra: "Nói rằng từ có ý nghĩa không phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó, còn nói ý nghĩa là gì thì không phải là nói nó (tức ý nghĩa - NĐT) biểu thị cái gì" [22, 159]. Còn L. Wittgenstein khẳng định: "Gọi vật tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy tắc của ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là lẫn lộn ý nghĩa của tên gọi với cái mang tên gọi; khi nói ngài NN chết thì người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ không phải ý nghĩa của tên gọi đã chết" [18, 96]. Mặt khác, trong vốn từ của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa về nghĩa của từ như nêu trên chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm danh từ, động từ và tính từ, v.v.) có nghĩa cụ thể. Còn những từ loại khác như: đại từ (này, kia, ấy, nọ, sao, v.v.), cảm từ (ôi, ái, ối, v.v.), các từ hư (và, nếu, tuy, với, v.v.) thì nghĩa của chúng không lọt được vào các định nghĩa như thế.
Trong cuốn sách Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường [9], chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình về khái niệm nghĩa của từ. Theo chúng tôi, nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lí, tinh thần, nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc mọi người khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy. [9,55-56]. Như vậy cũng có nghĩa là nghĩa của từ không thể nhìn thấy, nghe thấy, hay động chạm đến được… bằng năm giác quan. Để hiểu và nhận biết được nghĩa của từ, mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận trong trí não. Quan niệm về nghĩa từ của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với quan điểm của A.A. Potebnja – nhà ngôn ngữ học và cũng là nhà tư tưởng Nga nổi tiếng ở thế kỉ XIX. A.A. Potebnja khẳng định:“ Dùng lời không thể truyền đạt được ý nghĩ của mình cho người khác, mà chỉ có thể khơi dậy (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) cái ý nghĩ cá nhân trong con người đó” [23, 152]. Nhà triết học A.G. Spirkin cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng:“Dùng lời nói chúng ta không truyền đạt mà là gây nên (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) những ý nghĩ tương tự trong đầu của người cảm nhận” [24, 216-217]. Sau này L. Wittgenstein đã chỉ rõ: "Mối tương quan giữa tên gọi và vật được gọi tên như sau: sự tri giác tên gọi bằng thính giác gây nên (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) trong tâm trí chúng ta hình ảnh của cái được gọi tên" [18, 95].
Theo giáo sư V.M. Solncev, “ý nghĩ của một con người , nếu nói đơn giản đi một tí, là sự tổ hợp các khái niệm tức là các ý nghĩa của từ. “Vỏ âm thanh” của từ là kí hiệu được dùng để chỉ ra những ý nghĩa đó. Trong mỗi ngôn ngữ, một phát âm nhất định (“vỏ âm thanh của từ”) có mối liên hệ quy ước (chỗ nhấn mạnh là của chúng tôi – NĐT) với một ý nghĩa nhất định (khái niệm). Người ta thường nói rằng từ là đơn vị mà ở đó một ý nghĩa gắn với một phát âm. Nếu nhiều người cùng sử dụng một ngôn ngữ (sự sử dụng một ngôn ngữ nào đó là điều kiện bắt buộc của giao tiếp) thì cùng một ý nghĩa (khái niệm) tồn tại trong đầu của họ liên hệ với cùng một phát âm. Do đó, nếu cá nhân A nói tiếng Nga, phát ra tổ hợp âm D-e-r-e-v-o tương ứng với ý nghĩa (hay khái niệm) cây thì ở tất cả những ai biết tiếng Nga , cái tổ hợp âm thanh này đều khơi dậy cái ý cây ở trong đầu(…). Nếu như trong hoàn cảnh nói tiếng Nga, không có ai nắm được một ngoại ngữ nào mà có ai đó phát ra một tổ hợp âm trong một ngôn ngữ khác tương ứng với ý cây thì trong đầu người nghe không thể hình thành cái ý cây. Chẳng hạn: shu (tiếng Hán), Baum (tiếng Đức), tree (tiếng Anh), cây (tiếng Việt) v.v…(…). Chúng ta không “truyền đạt” cho người khác cái ý cây mà là khơi dậy trong đầu họ cái ý nghĩ cá nhân về cây. Vì kinh nghiệm sống của mọi người đều khác nhau cho nên chuỗi âm D-e-r-e-v-o có thể gây ra trong đầu của người nghe những biểu tượng không hoàn toàn như nhau trong đầu người nói” [6, 14-15]. “ Một tín hiệu, nếu được một người biết tiếng Nga nghe thấy thì nó sẽ gợi nên trong đầu anh ta về cái ý cây và đồng thời cho anh ta biết rằng trong đầu người nói đã xuất hiện ý cây.
Cái cơ chế của một hành vi thông báo đơn giản nhất là như vậy. Con người giao tiếp không phải bằng những từ riêng lẻ tương ứng với khái niệm mà bằng một chuỗi từ tương ứng với những hình thức khác nhau của ý nghĩ như phán đoán, suy lí v.v…Trong các trường hợp này, cơ chế gợi lên các ý nghĩ tương ứng trong đầu người nghe , về nguyên tắc cũng là thế, chỉ có điều là phức tạp hơn nhiều.”[6,15].