Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Cuối tuần, khi công việc đã xong xuôi, tôi thường bắt chuyến xe đò cuối cùng về quê để chạy trốn cái không khí ngột ngạt, đông đúc của thị thành và giải tỏa những ngày vùi đầu vào công việc.
Xuống chuyến xe đò cà tàng là đến bờ sông, bên kia là làng tôi, ngôi làng nhỏ bé có nhiều luỹ tre bao quanh. Ngồi đợi khoảng vài phút, có khi cả tiếng đồng hồ mới có đò ngang qua sông, dòng sông trong xanh, mát mẻ kỳ lạ. Ngắm dòng sông để thư giãn còn khoái hơn những đêm đắm mình trong tiếng nhạc của quán bar nơi thành phố. Chú chèo đò là người quen, mỗi lần gặp tôi qua sông chú lại hỏi: “Cháu lại về à, ở thành phố chán hay sao mà hay về thế ?”.Tôi cười: “Về để ăn khế chú ạ”.
Cây khế được nội trồng đã rất lâu, nghe nội kể nó năm lần bảy lượt bị gãy bởi bão và đạn bom của quân Mỹ. Thế mà cây khế vẫn nảy mầm rồi cao lớn, cho nhiều trái như chẳng có chuyện gì.
Nhà tôi liêu xiêu sau cánh cổng được uốn vòng cung từ cây râm bụt. Từ ngõ đi vào là hai hàng trúc được cắt vuông vức, đẹp đẽ. Tôi thường về nhà khi đã xế chiều, tiếng mẹ thổi lửa, tiếng “ru ru” của bà khi cho vịt ăn đã nằm trong tiềm thức của tôi.
Về đến nhà tôi thường nói “Vịt lớn nhanh bà nhỉ?”, và bà lại bảo: “Cái miệng thằng này, đừng nhắc mà nó ốm”.
Quê tôi mỗi lần khen thứ gì thường phải cần thận không thôi bị nạt. Vì người ta bảo khen không tốt cho sự phát triển mà nên nói điều ngược lại là chê, để không bị “thần linh” nhắc nhở, quở trách. Vì thế, mỗi lần con bé chị gái tôi hay bồng đi quanh xóm chơi, bà lại quẹt vào trán nó một vệt nhọ nồi!
Được hòa mình vào dòng sông trước nhà mỗi lúc hoàng hôn thì không gì sướng bằng. Lúc đó sự tĩnh lặng của ngày bắt đầu ập xuống, tôi ngụp lặn xuống sông để cuốn đi cái náo nhiệt, bụi bặm của thành phố.
Tôi thích buổi sáng dậy sớm, đi men theo con đê làng nhìn mạng nhện giăng trên những nhành nè, những giọt sương ngái ngủ từ đêm qua tròn xoe như đôi mắt nhìn bầu trời trong xanh. Tôi thích đu mình hái những quả mọng đầy nước thả xuống cho lũ trẻ đứng dưới chờ đợi. Cây khế là nơi lũ trẻ thường lui tới. Quả nhiều không ăn hết, có khi mẹ phải đưa ra chợ bán đổi gạo. Đến mùa kết trái, hoa theo gió rải thảm tim tím trên sân. Tôi thường đi trên thảm hoa ấy khẽ khàng vì sợ bàn chân mình dẫm nát một loài hoa của quê hương.
Tuổi thơ rong chơi trên cánh đồng, thả mình trên dòng sông trước nhà và ăn những trái khế ngọt lịm của bà tạo nên ở tôi một tính cách rất “nông dân”, dù có sống ở thành thị với những tiện nghi sang trọng cũng không phôi pha cái chất phác, quê mùa của hương đồng gió nội.
Cây khế được nội trồng đã rất lâu, nghe nội kể nó năm lần bảy lượt bị gãy bởi bão và đạn bom của quân Mỹ. Thế mà cây khế vẫn nảy mầm rồi cao lớn, cho nhiều trái như chẳng có chuyện gì.
Nhà tôi liêu xiêu sau cánh cổng được uốn vòng cung từ cây râm bụt. Từ ngõ đi vào là hai hàng trúc được cắt vuông vức, đẹp đẽ. Tôi thường về nhà khi đã xế chiều, tiếng mẹ thổi lửa, tiếng “ru ru” của bà khi cho vịt ăn đã nằm trong tiềm thức của tôi.
Về đến nhà tôi thường nói “Vịt lớn nhanh bà nhỉ?”, và bà lại bảo: “Cái miệng thằng này, đừng nhắc mà nó ốm”.
Quê tôi mỗi lần khen thứ gì thường phải cần thận không thôi bị nạt. Vì người ta bảo khen không tốt cho sự phát triển mà nên nói điều ngược lại là chê, để không bị “thần linh” nhắc nhở, quở trách. Vì thế, mỗi lần con bé chị gái tôi hay bồng đi quanh xóm chơi, bà lại quẹt vào trán nó một vệt nhọ nồi!
Được hòa mình vào dòng sông trước nhà mỗi lúc hoàng hôn thì không gì sướng bằng. Lúc đó sự tĩnh lặng của ngày bắt đầu ập xuống, tôi ngụp lặn xuống sông để cuốn đi cái náo nhiệt, bụi bặm của thành phố.
Tôi thích buổi sáng dậy sớm, đi men theo con đê làng nhìn mạng nhện giăng trên những nhành nè, những giọt sương ngái ngủ từ đêm qua tròn xoe như đôi mắt nhìn bầu trời trong xanh. Tôi thích đu mình hái những quả mọng đầy nước thả xuống cho lũ trẻ đứng dưới chờ đợi. Cây khế là nơi lũ trẻ thường lui tới. Quả nhiều không ăn hết, có khi mẹ phải đưa ra chợ bán đổi gạo. Đến mùa kết trái, hoa theo gió rải thảm tim tím trên sân. Tôi thường đi trên thảm hoa ấy khẽ khàng vì sợ bàn chân mình dẫm nát một loài hoa của quê hương.
Tuổi thơ rong chơi trên cánh đồng, thả mình trên dòng sông trước nhà và ăn những trái khế ngọt lịm của bà tạo nên ở tôi một tính cách rất “nông dân”, dù có sống ở thành thị với những tiện nghi sang trọng cũng không phôi pha cái chất phác, quê mùa của hương đồng gió nội.
Yên Mã Sơn_Dantri.