Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Hương vị bí ngô
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 8851" data-attributes="member: 699"><p>“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói như thế để ẩn dụ, ám chỉ về cách sống của người đời chứ thật ra cây bí không leo ở giàn thì có thể bò dưới đất. Nó thích nghi bất cứ nơi đâu cũng như triết lý nhà nho: Gặp cảnh ngộ nào cũng lấy an vui làm trọng để lập thân. Cây bí ngô mọc ở đất nào cũng được.</p><p></p><p>Bí ngô ở Huế gọi là bí đỏ. Có nhiều loại: bí bò, bí rợ, bí miền núi. “Đại nam nhất thống chí” viết chỉ ba dòng: “Bí ngô gọi là Nam qua, ngoài vỏ có khía ra, trong thịt vàng, không ăn sống được, khi ăn gọt vỏ bỏ hột đi vị như củ mài có thể bổ trung ích khí”… Ngoài ra có thể viết thêm viết thêm như sau: có thể ăn sống được nhưng không ngon, hạt phơi khô rang chín dùng để trị bệnh giun sán. Đọt cây, chồi nhánh, hoa búp non đem nấu canh, xào, luộc đều ngon cả...</p><p></p><p>Ngày nay nông dân cải tạo vườn tạp chuyển đổi cây trồng vật nuôi nên có xu hướng trồng bí ngô không cho leo trên giàn nữa vì giàn hẹp bí bò chưa thoả sức, tốn công và tre nứa làm giàn, còn lo chống đỡ khi mưa bão, quả bí phải dùng dây chằng treo lên, tuy có to nhưng một giàn chỉ dăm ba quả; còn như cho nó bò mặt đất – bờ rào, bờ dậu thì cây bí mọc mạnh; quả tuy nhỏ nhưng nhiều và thu hoạch được đọt, nhánh bí. Nhánh cắt đến đâu nó mọc thêm rễ bò lan đến đó dàn trải khắp nơi cho hoa cho quả trúng mùa và ngay cả trái vụ.</p><p></p><p>Quả bí ngô có hai lần vỏ, vỏ ngoài xanh bạc lốm đốm trắng dày cứng, vỏ trong xanh mỏng mềm thịt vàng đậm chắc hạt dẹp, hoa vàng, thân lá có lông nhám... Người ta ăn quả bí ngô bằng cách luộc chín ăn với muối vừng nấu với đậu xanh sền sệt như cháo. Nhưng đặc biệt là ăn đọt, nhánh còn non, hoa và quả bí mới rụng cuống, luộc chấm với tôm kho đánh nước ruốc, hoặc nhồi thịt chiên hay dồi nấm, đậu, xào ăn rất ngon.</p><p>Từ món ăn dân dã biến thành món ăn ở các “thế gia vọng tộc” lúc nào không rõ. “Chả hoa bí” là món ăn rất hiếm, ít khi được ăn nhưng đã ăn rồi thì nhớ mãi... Ở Huế còn lưu truyền một bài thơ cổ về món ăn này:</p><p></p><p>“Hoa bí vàng vườn ai hé nụ</p><p>Tiết mùa xuân còn tụ sương mai</p><p>Hái chọn hoa búp lưu giàn hoa nở</p><p>Tước vỏ, xoi tim, giữ cuống dài</p><p>Nước sôi, thêm muối chao hoa nhé!</p><p>Sắp để rổ kia ráo đợi chờ</p><p>Tôm tươi lột nõn thêm bóng mỡ</p><p>Quết nhuyễn mịn màng ướp vị thơm</p><p>Phận tròn hoa bí căng sức sống</p><p>Từng nụ hoa vàng thật đáng yêu</p><p>Ngòi đỏ trứng đánh cho thật nhuyễn</p><p>Nhúng bí vào ướt đẫm cành hoa</p><p>Chảo dầu lóng lánh chiên vàng rụm</p><p>Sắp dĩa dọn mời chấm mắm ngon</p><p>Mùa Xuân đến Huế ăn hoa bí</p><p>Hương của hoa Xuân ngập cả lòng”.</p><p></p><p>Đó là cách ăn, cách nấu của các bà các cô ở chốn cung đình. Còn ở nơi dân dã thì thấm đẫm vị mặn của mồ hôi vị cay của nắng hạn mưa sa, vị bùi bùi của cuộc sống đầy lạc quan yêu đời. Món đọt, nhánh bí , nụ bí luộc, chấm mắm ruốc, nấu canh với tôm, cua đồng thì không có gì ngon hơn:</p><p></p><p>“Vườn ai cây bí hoa vàng</p><p>Cây bầu hoa trắng nụ cà, tầm xuân”</p><p>...Nhất là trong ba ngày Tết:</p><p>“Bí ngô ươm nụ chờ ai đó</p><p>Vị Huế ngày xưa vương tới nay”…</p><p></p><p></p><p><em><p style="text-align: right">( Theo Nguyễn Cảng ) </p><p></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 8851, member: 699"] “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói như thế để ẩn dụ, ám chỉ về cách sống của người đời chứ thật ra cây bí không leo ở giàn thì có thể bò dưới đất. Nó thích nghi bất cứ nơi đâu cũng như triết lý nhà nho: Gặp cảnh ngộ nào cũng lấy an vui làm trọng để lập thân. Cây bí ngô mọc ở đất nào cũng được. Bí ngô ở Huế gọi là bí đỏ. Có nhiều loại: bí bò, bí rợ, bí miền núi. “Đại nam nhất thống chí” viết chỉ ba dòng: “Bí ngô gọi là Nam qua, ngoài vỏ có khía ra, trong thịt vàng, không ăn sống được, khi ăn gọt vỏ bỏ hột đi vị như củ mài có thể bổ trung ích khí”… Ngoài ra có thể viết thêm viết thêm như sau: có thể ăn sống được nhưng không ngon, hạt phơi khô rang chín dùng để trị bệnh giun sán. Đọt cây, chồi nhánh, hoa búp non đem nấu canh, xào, luộc đều ngon cả... Ngày nay nông dân cải tạo vườn tạp chuyển đổi cây trồng vật nuôi nên có xu hướng trồng bí ngô không cho leo trên giàn nữa vì giàn hẹp bí bò chưa thoả sức, tốn công và tre nứa làm giàn, còn lo chống đỡ khi mưa bão, quả bí phải dùng dây chằng treo lên, tuy có to nhưng một giàn chỉ dăm ba quả; còn như cho nó bò mặt đất – bờ rào, bờ dậu thì cây bí mọc mạnh; quả tuy nhỏ nhưng nhiều và thu hoạch được đọt, nhánh bí. Nhánh cắt đến đâu nó mọc thêm rễ bò lan đến đó dàn trải khắp nơi cho hoa cho quả trúng mùa và ngay cả trái vụ. Quả bí ngô có hai lần vỏ, vỏ ngoài xanh bạc lốm đốm trắng dày cứng, vỏ trong xanh mỏng mềm thịt vàng đậm chắc hạt dẹp, hoa vàng, thân lá có lông nhám... Người ta ăn quả bí ngô bằng cách luộc chín ăn với muối vừng nấu với đậu xanh sền sệt như cháo. Nhưng đặc biệt là ăn đọt, nhánh còn non, hoa và quả bí mới rụng cuống, luộc chấm với tôm kho đánh nước ruốc, hoặc nhồi thịt chiên hay dồi nấm, đậu, xào ăn rất ngon. Từ món ăn dân dã biến thành món ăn ở các “thế gia vọng tộc” lúc nào không rõ. “Chả hoa bí” là món ăn rất hiếm, ít khi được ăn nhưng đã ăn rồi thì nhớ mãi... Ở Huế còn lưu truyền một bài thơ cổ về món ăn này: “Hoa bí vàng vườn ai hé nụ Tiết mùa xuân còn tụ sương mai Hái chọn hoa búp lưu giàn hoa nở Tước vỏ, xoi tim, giữ cuống dài Nước sôi, thêm muối chao hoa nhé! Sắp để rổ kia ráo đợi chờ Tôm tươi lột nõn thêm bóng mỡ Quết nhuyễn mịn màng ướp vị thơm Phận tròn hoa bí căng sức sống Từng nụ hoa vàng thật đáng yêu Ngòi đỏ trứng đánh cho thật nhuyễn Nhúng bí vào ướt đẫm cành hoa Chảo dầu lóng lánh chiên vàng rụm Sắp dĩa dọn mời chấm mắm ngon Mùa Xuân đến Huế ăn hoa bí Hương của hoa Xuân ngập cả lòng”. Đó là cách ăn, cách nấu của các bà các cô ở chốn cung đình. Còn ở nơi dân dã thì thấm đẫm vị mặn của mồ hôi vị cay của nắng hạn mưa sa, vị bùi bùi của cuộc sống đầy lạc quan yêu đời. Món đọt, nhánh bí , nụ bí luộc, chấm mắm ruốc, nấu canh với tôm, cua đồng thì không có gì ngon hơn: “Vườn ai cây bí hoa vàng Cây bầu hoa trắng nụ cà, tầm xuân” ...Nhất là trong ba ngày Tết: “Bí ngô ươm nụ chờ ai đó Vị Huế ngày xưa vương tới nay”… [I][RIGHT]( Theo Nguyễn Cảng ) [/RIGHT][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Hương vị bí ngô
Top