Hướng dẫn soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1.
Kiều phương là cô bé gái có tài năng khiếu hội họa. Cả nhà rất vui và chăm chút cho tài năng của cô bé phát triển. Người anh trai Kiều Phương thì lại rất bực mình, luôn gắt giọng cau có và khó chịu với em. Bức tranh dự thi quốc tế của Kiều Phương được giải nhất. Cô bé mời anh cùng đi nhận giải. Bức tranh “Anh trai tôi” đã làm cho người anh hối hận bởi thấy mình quá nhỏ nhen mà em gái mình lại có tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên.
Câu 2
a. Nhân vật chính trong truyện là Kiều Phương, bởi vì mọi chi tiết, mọi nhân vật khác đều xoay quanh và làm rõ nhân vật này. Nó tạo nên chuyện và thực hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.
b. Truyện được kể theo lời và theo ý nghĩ của người anh sau khi đã tỏ ra hối hận và cảm nhận được lòng độ lượng của em gái. Cho nhân vật khác kể về hành động, tính cách của nhân vật chính, truyện có giá trị khách quan hơn.
Câu 3.
a. Diễn biến tâm trạng của người anh:
(1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ : Người anh rất tò mò và hiếu kì (“Tôi bắt gặp : Tôi quyết định bí mật theo dõi…”)
(2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái (Tôi luôn cảm thấy mình bất tài … -> Tôi chỉ muốn gục xuống khóc… -> Chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên: xem trộm những bức tranh.. lén lút một tiếng thở dài.
(3) Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân. (Tôi giật sững người -> ngỡ ngàng -> hãnh diễn -> xấu hổ -> nhìn như thôi miên…)
b. Khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân ái với em gái được bởi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Hành động ngồi lên bàn học muốn gục xuống khóc; chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là gắt um lên và sau đó là xem tranh và nén tiếng thở dài cho thấy sự tự ti mặc cảm đã dẫn tới sự ghen tị nhỏ nhen ở người anh bất công với cô em gái cua mình.
c. Tâm trạng ngỡ ngàng, là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 4.
Đoạn kết tác phẩm, người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu ta lại hiểu câu nói đó một cách đầy ẩn ý. Cậu muốn mẹ hiểu mình đang hối hận và đã có thái độ hoàn toàn khác với người em nhân hậu. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.
Câu 5.
Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè ; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).
- Tài năng:
+ Bé Quỳnh xem tran và reo lên khe khẽ.
+ Chú Tiến Lê thẩm định cao. + Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
+ Bức tranh được giải nhất quốc tế.
- Lòng độ lượng và nhân hậu:
+ Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
+ Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
+ Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.
- Có lẽ điều khiến ta cảm mếm nhân vật này chính là lòng nhân hậu. Chính “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” này của cô bé đã hóa cái tính xấu của anh trai cô.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
2. Lời kể
Trên cơ sở các chặng phát triển tình huống truyện, có thể vào ngôi thứ nhất để thể hiện giọng tự truyện (vừa thể hiện diễn biến sự việc, vừa thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật người anh); cũng có thể sắm vai người em để kể lại chuyện (thể hiện cảm nghĩ của mình về người anh).
3. Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
4. Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.
Gợi ý: Để viết được bài miêu tả, cần suy nghĩ về các trạng thái tình cảm trước (buồn, vui, hờn giận, ganh tị, ngạc nhiên, sung sướng, thấy đó là động lực,…). Có thể chọn một trạng thái để miêu tả hoặc khéo léo kết hợp hai hay nhiều trạng thái cảm xúc đã nêu trên. Học cách miêu tả trong bài hoặc trong đoạn văn trên.
Câu 1.
Kiều phương là cô bé gái có tài năng khiếu hội họa. Cả nhà rất vui và chăm chút cho tài năng của cô bé phát triển. Người anh trai Kiều Phương thì lại rất bực mình, luôn gắt giọng cau có và khó chịu với em. Bức tranh dự thi quốc tế của Kiều Phương được giải nhất. Cô bé mời anh cùng đi nhận giải. Bức tranh “Anh trai tôi” đã làm cho người anh hối hận bởi thấy mình quá nhỏ nhen mà em gái mình lại có tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên.
Câu 2
a. Nhân vật chính trong truyện là Kiều Phương, bởi vì mọi chi tiết, mọi nhân vật khác đều xoay quanh và làm rõ nhân vật này. Nó tạo nên chuyện và thực hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.
b. Truyện được kể theo lời và theo ý nghĩ của người anh sau khi đã tỏ ra hối hận và cảm nhận được lòng độ lượng của em gái. Cho nhân vật khác kể về hành động, tính cách của nhân vật chính, truyện có giá trị khách quan hơn.
Câu 3.
a. Diễn biến tâm trạng của người anh:
(1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ : Người anh rất tò mò và hiếu kì (“Tôi bắt gặp : Tôi quyết định bí mật theo dõi…”)
(2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái (Tôi luôn cảm thấy mình bất tài … -> Tôi chỉ muốn gục xuống khóc… -> Chỉ cần một lỗi nhỏ của nó là tôi gắt um lên: xem trộm những bức tranh.. lén lút một tiếng thở dài.
(3) Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân. (Tôi giật sững người -> ngỡ ngàng -> hãnh diễn -> xấu hổ -> nhìn như thôi miên…)
b. Khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân ái với em gái được bởi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Hành động ngồi lên bàn học muốn gục xuống khóc; chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là gắt um lên và sau đó là xem tranh và nén tiếng thở dài cho thấy sự tự ti mặc cảm đã dẫn tới sự ghen tị nhỏ nhen ở người anh bất công với cô em gái cua mình.
c. Tâm trạng ngỡ ngàng, là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 4.
Đoạn kết tác phẩm, người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu ta lại hiểu câu nói đó một cách đầy ẩn ý. Cậu muốn mẹ hiểu mình đang hối hận và đã có thái độ hoàn toàn khác với người em nhân hậu. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.
Câu 5.
Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè ; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).
- Tài năng:
+ Bé Quỳnh xem tran và reo lên khe khẽ.
+ Chú Tiến Lê thẩm định cao. + Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
+ Bức tranh được giải nhất quốc tế.
- Lòng độ lượng và nhân hậu:
+ Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
+ Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
+ Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.
- Có lẽ điều khiến ta cảm mếm nhân vật này chính là lòng nhân hậu. Chính “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” này của cô bé đã hóa cái tính xấu của anh trai cô.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
2. Lời kể
Trên cơ sở các chặng phát triển tình huống truyện, có thể vào ngôi thứ nhất để thể hiện giọng tự truyện (vừa thể hiện diễn biến sự việc, vừa thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật người anh); cũng có thể sắm vai người em để kể lại chuyện (thể hiện cảm nghĩ của mình về người anh).
3. Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
4. Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.
Gợi ý: Để viết được bài miêu tả, cần suy nghĩ về các trạng thái tình cảm trước (buồn, vui, hờn giận, ganh tị, ngạc nhiên, sung sướng, thấy đó là động lực,…). Có thể chọn một trạng thái để miêu tả hoặc khéo léo kết hợp hai hay nhiều trạng thái cảm xúc đã nêu trên. Học cách miêu tả trong bài hoặc trong đoạn văn trên.