Có rất nhiều khoản chi phí cố định mà các doanh nghiệp phải chi trả, trong khi đó họ vẫn luôn phải tìm cách để giảm thiểu tối đa mọi khoản chi phí.
Vậy làm cách nào để doanh nghiệp vẫn có thể giảm thiếu chi phí thấp nhất mà không làm ảnh hưởng đến các khoản khác?
Cách duy nhất là giảm thuế phải nộp. Đó là lý do tại sao mà hầu như tất cả các Doanh nghiệp đều tìm Cách trốn thuế GTGT và TNDN cho mình. Dưới đây là một số phương pháp có đóng thuế ít mà không vi phạm pháp luật.
Trước tiên hãy hiểu 3 khái niệm cơ bản như sau: “Trốn thuế”, “Tránh thuế” và “Lập kế hoạch thuế”. Đây là ba thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn, nếu vận dụng không tốt có thể khiến chúng ta phạm luật mặc dù vô ý.
- Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính:
1/ Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu
2/ Tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.
- Tránh thuế được hiểu là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch.
Tuy nhiên, phải rất thận trọng vì chỉ cần sai lầm một chút có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế.
- Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá chứ không phải là giảm thiểu.
1/ Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc giảm thu nhập.
2/ Tối ưu hoá thuế nghĩa là sử dụng phương thức nào đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác.
Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.
Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.
Chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng:
1/ Giá trị thời gian của tiền, tức là việc đóng thuế sớm hay muộn
2/ Chênh lệch giá trị tính thuế tức là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít
3/ Chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau, thuế suất tại các nước khác nhau là khác nhau.
Bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế:
1/ Tạo mới: Là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.
2/ Chuyển đổi: Là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.
3/ Thời gian: Là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.
4/ Chia tách: Là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.
Hiện nay, việc kiểm soát thuế được chú trọng hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Bên cạnh quản lý chặt chẽ việc phát hành và sử dụng hóa đơn, các chi cục thuế còn thường xuyên kết hợp với công an phường kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rà soát liên tục các doanh nghiệp có lượng tồn thuế (tồn kho hàng hóa) quá lớn, yêu cầu giải trình thường xuyên… Chính vì vậy, để có thể đóng thuế ít nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy để tính toán con số nào là phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Vậy làm cách nào để doanh nghiệp vẫn có thể giảm thiếu chi phí thấp nhất mà không làm ảnh hưởng đến các khoản khác?
Cách duy nhất là giảm thuế phải nộp. Đó là lý do tại sao mà hầu như tất cả các Doanh nghiệp đều tìm Cách trốn thuế GTGT và TNDN cho mình. Dưới đây là một số phương pháp có đóng thuế ít mà không vi phạm pháp luật.
Trước tiên hãy hiểu 3 khái niệm cơ bản như sau: “Trốn thuế”, “Tránh thuế” và “Lập kế hoạch thuế”. Đây là ba thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn, nếu vận dụng không tốt có thể khiến chúng ta phạm luật mặc dù vô ý.
- Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính:
1/ Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu
2/ Tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.
- Tránh thuế được hiểu là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch.
Tuy nhiên, phải rất thận trọng vì chỉ cần sai lầm một chút có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế.
- Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá chứ không phải là giảm thiểu.
1/ Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc giảm thu nhập.
2/ Tối ưu hoá thuế nghĩa là sử dụng phương thức nào đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác.
Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.
Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.
Chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng:
1/ Giá trị thời gian của tiền, tức là việc đóng thuế sớm hay muộn
2/ Chênh lệch giá trị tính thuế tức là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít
3/ Chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau, thuế suất tại các nước khác nhau là khác nhau.
Bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế:
1/ Tạo mới: Là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.
2/ Chuyển đổi: Là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.
3/ Thời gian: Là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.
4/ Chia tách: Là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.
Hiện nay, việc kiểm soát thuế được chú trọng hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Bên cạnh quản lý chặt chẽ việc phát hành và sử dụng hóa đơn, các chi cục thuế còn thường xuyên kết hợp với công an phường kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rà soát liên tục các doanh nghiệp có lượng tồn thuế (tồn kho hàng hóa) quá lớn, yêu cầu giải trình thường xuyên… Chính vì vậy, để có thể đóng thuế ít nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy để tính toán con số nào là phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: