Hồng Kông: Thiếu hụt giảng viên đại học

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Hồng Kông: Thiếu hụt giảng viên đại học

hong-kong.jpg
Sinh viên nghiên cứu trong thư viện Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hồng Kông. Đây là một trong những trường đang thiếu giảng viên

Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng giảng dạy đại học đã đẩy mức lương giảng viên ở Hồng Kông tăng vọt.

Hồng Kông đang tuyệt vọng tìm kiếm cho đủ số lượng giảng viên đại học. Theo đó, các trường đại học ở đây cần có ngay 1.000 giáo sư vì Hồng Kông chuẩn bị xúc tiến chương trình đào tạo hệ cử nhân 4 năm.

Lương giảng viên tăng nhờ cạnh tranh

Mức lương giáo sư đại học ở Hồng Kông không ngừng tăng khi các cơ sở đào tạo cạnh tranh lẫn nhau đã ra sức chiêu mộ giảng viên giỏi về dạy tại cơ sở của mình. Mức lương tháng của giáo sư đã vượt ngưỡng 100.000 đô-la Hồng Kông (gần 13.000 USD), trong khi mức lương tháng của phó giáo sư thấp nhất cũng là 70.000 HKD (hơn 9.000 USD) và giảng viên có thể mong đợi mức lương tháng từ 40.000 HKD (hơn 5.000 USD) trở lên.

Mức lương giáo sư của Hồng Kông hiện nay đã cao hơn mức lương của Mỹ. Theo số liệu thống kê năm 2007 tại Mỹ, mức lương tháng bình quân của giáo sư ở nước này là 8.250 USD. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng giảng dạy đại học ở Hồng Kông đã thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục toàn cầu. Nhưng bất kể các chiến dịch chiêu mộ giảng viên đã xúc tiến trong những năm vừa qua, các trường đại học ở đặc khu thuộc Trung Quốc này vẫn không thể nào tìm đủ số lượng giảng viên cần thiết.

Chỉ còn hai năm nữa là bắt đầu chương trình hệ cử nhân bốn năm nên vấn đề tuyển dụng giảng viên trở thành một áp lực rất lớn đối với các trường đại học tại Hồng Kông. Chương trình trung học phổ thông hệ 3 năm đã được khởi động từ năm trước và lượng học sinh đầu tiên tốt nghiệp từ chương trình này sẽ theo học các chương trình hệ cử nhân 4 năm ở các đại học vào năm 2012. Năm 2012 cũng là năm các học sinh trung học phổ thông hệ 4 năm cuối cùng của chương trình giáo dục cũ sẽ tốt nghiệp và bắt đầu học chương trình đào tạo cử nhân 4 năm.

Giảng viên quốc tế không mặn mà

Theo tờ Hoa Nam Nhật Báo của Hồng Kông, giáo sư Tony Chan Fan-cheong – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học & Công nghệ kiêm Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng Đại học Hồng Kông – cho biết chính trường của ông cũng đang cần gấp 100 giáo sư và ngành giáo dục đặc khu này cần có thêm 1.000 giảng viên nữa.

Ông Tony Chan Fan-cheong nói: “Chúng tôi cần có thêm giảng viên để có thể duy trì tỷ lệ 1 giáo sư cho 12 sinh viên như hiện nay. Đại học nào cũng tranh giành những giáo sư giỏi. Một số giáo sư giỏi ở nước ngoài cũng nhận được hết lời mời chào này đến lời mời chào khác từ Hồng Kông. Họ đang có lợi thế mặc cả để đòi hỏi một mức lương cao hơn”.

Nhưng chiêu mộ được giáo sư giỏi từ nước ngoài lại là một thách thức lớn đối với chính đại học của giáo sư Tony Chan. Ông cho biết: “Chúng tôi phải huy động 1 tỷ HKD (khoảng 129 triệu USD) để thiết lập 10 chức vụ giáo sư. Trong khi ở các đại học tư danh tiếng của Mỹ như Harvard hay Stanford thì phân nửa ngân sách đó lại được hỗ trợ từ các nguồn quỹ hiến tặng. Tiền lãi định kỳ từ các nguồn quỹ này có thể trang trải cho việc trả lương giáo sư”.

Tuy nhiên, ở Hồng Kông không dễ gì huy động những nguồn quỹ hỗ trợ như vậy vì các trường đại học ở đây không có lịch sử lẫy lừng như Harvard và Stanford. Không riêng gì Trường Đại học Khoa học & Công nghệ của giáo sư Tony Chan bị động về nguồn quỹ tài trợ mà bất kể trường đại học nào ở Hồng Kông hiện nay cũng thế. Theo ước tính của tờ Hoa Nam Nhật Báo, khi chương trình cử nhân hệ 4 năm bắt đầu thực hiện vào năm 2012 thì Hồng Kông vẫn còn thiếu ít nhất 200 giảng viên đại học.


(Theo Hoa Nam Nhật Báo)
Yên Nhạn - báo GD TPHCM


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top