Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Hỗn hợp hữu cơ là dạng tổng hợp chất hữu cơ (axit, ancol, anđehit, este...) rồi thực hiện các quá trình phản ứng. Để làm được các dạng bài này, cần nắm vững định luật bảo toàn (nguyên tố, khối lượng...) và cách suy hồi liên tục hướng giải. Đây là dạng bài cần rèn luyện nhiều để vững được kỹ năng.
Câu 1. (Đề thi thử THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc - Lần 1) Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 2,7 gam nước. Oxi hóa m gam X thành anđehit, rồi lấy toàn bộ lượng anđehit thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của C2H5OH
trong X là
A. 37,1% B. 62,9% C. 74,2% D. 25,8%
Câu 2. (Đề thi thử THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Lần 1) Hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức X và Y được chia thành 2 phần bằng nhau
- phần 1: Đun nóng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì tạo 10,8 gam Ag.
- phần 2: Oxi hóa tạo thành 2 axit tương ứng, sau đó cho 2 axit này phản ứng với 250 ml dd NaOH
0,26M được dung dịch Z. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Z cần dùng đúng 100 ml dung dịch HCl 0,25M thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi đem đốt cháy chất rắn thu được sau khi cô cạn được 3,52 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Công thức phân tử của 2 anđehit là
A. HCHO và C2H5CHO B. HCHO và C2H3CHO
C. HCHO và CH3CHO D. CH3CHO và C2H5CHO
Câu 3. (Đề thi thử THPT Đội Cấn Vĩnh Phúc - Lần 1) X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC- COOH, OHC-C≡C-CHO, HOC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 27,36 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là
A. 6,0 B. 7,4 C. 4,6 D. 8,8
Câu 4. (Đề thi thử THPT Số 1 Bảo Yên - Lào Cai - Lần 1) Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24
Câu 5. (Đề thi thử THPT Lương Tài 2 - Bắc Ninh - Lần 1) Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol X cần dùng 0,42 mol O2, thu đuợc CO2và H2O. Mặt khác đun nóng 0,16 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu đuợc 9,04 gam hỗn hợp Y gồm hai sản phẩm hữu cơ Z và T (MZ > MT). Phần trăm khối luợng của Z trong hỗn hợp Y là
A. 70,8% B. 35,4%. C. 29,2%. D. 64,6%
Câu 6. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 2 - Thanh Hóa - Lần 1) Cho m gam hỗn hợp axit acrylic, axit benzoic, axit adipic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được a gam muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối, biểu thức liên hệ m, a, b là
A. 76m = 19a - 11b B. m = 22b - 19a
C. 49m = 115a - 76b D. 59m = 135a - 76b
Câu 7. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 2 - Thanh Hóa - Lần 1) Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CH CH2OH, C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 21,504 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 75,712 lít O2 ( đktc) thu được 61,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH2=CH-CH2OH trong hỗn hợp X là:
A. 43,83%. B. 31,37%. C. 48,33%. D. 30,17%.
Câu 8. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa - Lần 1) Hai chất hữu cơ X, Y chứa C, H, O đều có 53,33% oxi theo khối lượng. Phân tử khối của Y bằng 1,5 lần phân tử khối của X. Đề đốt cháy hết 0,04 mol hỗn hợp X, Y trên cần 0,1 mol O2. Mặt khác khi cho số mol bằng nhau của X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo ra từ Y bằng 1,19512 lần lượng
muối tạo ta từ X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của Y là
A. CH2(OH)COOCH3.
B. (CH3CO)2O.
C. CH3COOH.
D. HCOOCH2CH2OH.
Câu 9. (Đề thi thử THPTQG - THPT Tân Yên Số 1 - Bắc Giang - Lần 1) Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H2O. Nung nóng Z trong O2 dư, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,3 mol CO2; 0,7 mol H2O và Na2CO3. Biết X không có phản ứng tráng gương. Khối lượng muối khan có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 30,8 gam. B. 13,6 gam. C. 26,0 gam. D. 16,4 gam.
Câu 10. (Đề thi thử THPTQG - THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - Lần 1) Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số moi
axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác
dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 18,68 gam. B. 19,04 gam. C. 14,44 gam. D. 13,32 gam.
Câu 11. (Đề thi thử THPTQG - THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh - Lần 1) Hỗn hợp X gồm OHC-C≡C- CHO; HOOC-C≡C-COOH, OHC-C≡C-COOH. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3 trong nước amoniac dư (đun nóng nhẹ) thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 11,648 lít CO2 (đktc). Thêm m’ gam glucozơ vào m gam hỗn hợp X sau đó đem đốt cần 60,032 lít O2 (đktc), sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 614,64 gam kết tủa. Giá trị của (m+ m’) là
A. 94,28 B. 88,24 C. 96,14 D. 86,42
Sưu tầm
Câu 1. (Đề thi thử THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc - Lần 1) Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 2,7 gam nước. Oxi hóa m gam X thành anđehit, rồi lấy toàn bộ lượng anđehit thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của C2H5OH
trong X là
A. 37,1% B. 62,9% C. 74,2% D. 25,8%
Câu 2. (Đề thi thử THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Lần 1) Hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức X và Y được chia thành 2 phần bằng nhau
- phần 1: Đun nóng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì tạo 10,8 gam Ag.
- phần 2: Oxi hóa tạo thành 2 axit tương ứng, sau đó cho 2 axit này phản ứng với 250 ml dd NaOH
0,26M được dung dịch Z. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Z cần dùng đúng 100 ml dung dịch HCl 0,25M thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi đem đốt cháy chất rắn thu được sau khi cô cạn được 3,52 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Công thức phân tử của 2 anđehit là
A. HCHO và C2H5CHO B. HCHO và C2H3CHO
C. HCHO và CH3CHO D. CH3CHO và C2H5CHO
Câu 3. (Đề thi thử THPT Đội Cấn Vĩnh Phúc - Lần 1) X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC- COOH, OHC-C≡C-CHO, HOC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 27,36 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là
A. 6,0 B. 7,4 C. 4,6 D. 8,8
Câu 4. (Đề thi thử THPT Số 1 Bảo Yên - Lào Cai - Lần 1) Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24
Câu 5. (Đề thi thử THPT Lương Tài 2 - Bắc Ninh - Lần 1) Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol X cần dùng 0,42 mol O2, thu đuợc CO2và H2O. Mặt khác đun nóng 0,16 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu đuợc 9,04 gam hỗn hợp Y gồm hai sản phẩm hữu cơ Z và T (MZ > MT). Phần trăm khối luợng của Z trong hỗn hợp Y là
A. 70,8% B. 35,4%. C. 29,2%. D. 64,6%
Câu 6. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 2 - Thanh Hóa - Lần 1) Cho m gam hỗn hợp axit acrylic, axit benzoic, axit adipic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được a gam muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối, biểu thức liên hệ m, a, b là
A. 76m = 19a - 11b B. m = 22b - 19a
C. 49m = 115a - 76b D. 59m = 135a - 76b
Câu 7. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 2 - Thanh Hóa - Lần 1) Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CH CH2OH, C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 21,504 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 75,712 lít O2 ( đktc) thu được 61,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH2=CH-CH2OH trong hỗn hợp X là:
A. 43,83%. B. 31,37%. C. 48,33%. D. 30,17%.
Câu 8. (Đề thi thử THPTQG - THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa - Lần 1) Hai chất hữu cơ X, Y chứa C, H, O đều có 53,33% oxi theo khối lượng. Phân tử khối của Y bằng 1,5 lần phân tử khối của X. Đề đốt cháy hết 0,04 mol hỗn hợp X, Y trên cần 0,1 mol O2. Mặt khác khi cho số mol bằng nhau của X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo ra từ Y bằng 1,19512 lần lượng
muối tạo ta từ X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của Y là
A. CH2(OH)COOCH3.
B. (CH3CO)2O.
C. CH3COOH.
D. HCOOCH2CH2OH.
Câu 9. (Đề thi thử THPTQG - THPT Tân Yên Số 1 - Bắc Giang - Lần 1) Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H2O. Nung nóng Z trong O2 dư, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,3 mol CO2; 0,7 mol H2O và Na2CO3. Biết X không có phản ứng tráng gương. Khối lượng muối khan có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 30,8 gam. B. 13,6 gam. C. 26,0 gam. D. 16,4 gam.
Câu 10. (Đề thi thử THPTQG - THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - Lần 1) Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số moi
axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác
dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 18,68 gam. B. 19,04 gam. C. 14,44 gam. D. 13,32 gam.
Câu 11. (Đề thi thử THPTQG - THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh - Lần 1) Hỗn hợp X gồm OHC-C≡C- CHO; HOOC-C≡C-COOH, OHC-C≡C-COOH. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3 trong nước amoniac dư (đun nóng nhẹ) thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 11,648 lít CO2 (đktc). Thêm m’ gam glucozơ vào m gam hỗn hợp X sau đó đem đốt cần 60,032 lít O2 (đktc), sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 614,64 gam kết tủa. Giá trị của (m+ m’) là
A. 94,28 B. 88,24 C. 96,14 D. 86,42
Sưu tầm