Văn hóa và Tinh thần của Triều đại Nhà Đường
Đường Thái Tông (626-649) đã nhận Ludongzan, sứ giả Tây Tạng vào trong triều; bức tranh được vẽ vào năm 641 sau công nguyên bởi Yan Liben.
Triều đại nhà Đường được xem là thời kỳ hoàng kim của lịch sử Trung Quốc, thời kỳ mà Trung Quốc là thiên triều hùng mạnh và lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới. Đỉnh cao của Triều đại nhà Đường thuộc thời kỳ giữa “Thịnh triều Trinh Quán” (Hoàng đế Đường Thái Tông) và “Thịnh triều Khai Nguyên” (Hoàng đế Đường Nhân Tông). Thời kỳ ấy, Trung Quốc được hưởng một nền thái bình thịnh trị trong tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội, văn chương và nghệ thuật, được hậu thế tôn vinh là “Thịnh Đường Khí Tượng”.
Đạt được điều đó như thế nào? Hoàng đế Đường Thái Tông là vị vua anh minh, khí độ cao thượng, khiêm cung, bao dung, yêu thương dân chúng. Cùng với những người khai sáng và tiếp nối đại nghiệp tuyển mộ, trọng dụng hiền tài có năng lực và đạo đức. Tiếp thụ những ý kiến thẳng thắn. Vì thế, ông không chỉ là người khai sáng triều đại nhà Đường, mà còn là hình mẫu lý tưởng của các hoàng đế tương lai.
Tinh thần Đường Triều sung mãn quang huy, như mặt trời dẫn lối khai hóa một nền văn minh xán lạn, huy hoàng tráng lệ nhất trong lịch sử Trung Hoa.
I. Văn chương và Nghệ thuật
“Đường Thi,” là bộ sách được biên soạn trong thời kỳ Hoàng đế Khang Hy của triều đại nhà Thanh, là tác phẩm được kết tập của hơn 48,000 bài thơ của hơn 2,200 nhà thơ. Số lượng bài thơ và về thể loại thơ cùng với nội hàm uyên bác của nó đã trở thành một đại hùng tinh chiếu sáng trong lịch sử văn chương Trung Quốc. Những bài thơ được sáng tác dưới thời nhà Đường không chỉ phong phú về số lượng, mà giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.
Phần mở đầu của “Bộ Đường Thi” là 10 bài thơ của Đường Thái Tông trong tập “Đế Kinh Thiên Thập Thủ”. Với những câu thơ mang khí thế khoát đạt, tâm thế hoành tráng diễm lệ, thể hiện tiết tháo cao thượng và hoài bão vĩ đại làm cảm khái và rung động lòng người. Ví dụ: “Tâm tùy lãng nhật cao, Chí dư thu sương khiết” (Tạm dịch: Tâm theo vầng dương buổi sớm nhô lên, Ý chí thanh cao như hoa cúc mùa thu). (Trích từ cuốn Thăm lại chiến địa đánh bại Tiết Cử- Tiết Cử là Bá Vương cuối triều đại nhà Tùy).
Những bài thơ của Đường Thái Tông biểu hiện trí huệ uyên thâm, ý chí khoáng đạt, đức độ nhân từ. Đại thần Dương Sư Đạo viết “Sảng khí trường không tịnh, Cao nhâm cốc tư khoan”. (Tạm dịch: Khí thế hào sảng giữa trời trong xanh, xem thơ làm mở rộng tầm mắt.) (trong cuốn “Sơ thu dạ tọa ưng chiếu” (Đêm thu ngồi ngắm vẻ Uy nghi). Phẩm chất dung dị, cao khiết của những bài thơ trong Thời kỳ Trinh Quán đã ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ tương lai.
Thời kỳ Thịnh Đường Hoàng kim đã xuất hiện nhiều nhà thơ vĩ đại, như Thi tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, cùng với Mạnh Hạo Nhiên và Vương Duy- 2 nhà thờ nổi tiếng của thể loại thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên, hay như Gao Shi (Cao Cát) và Cen Shen (Sầm Tam) là những thi nhân của cuộc sống thôn dã, hoặc “Thi gia Phu tử” Vương Xương Linh, …. Những năm sau này, Bạch Cư Dị là điển hình của thi ca nữa sau thời kỳ Thịnh Đường.
Những thi tác bác đại, hùng hồn, thâm viễn; chúng siêu việt thời gian và trở thành đại biểu của tinh thần Thịnh Đường.
Lý Bạch viết:
Câu hoài dật hưng tráng tư phi
Dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt
Trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu
Cử bôi kiêu sầu sầu canh sầu.
Tạm dịch:
Thi hứng dâng cao khoe tráng chí
Hái trăng kia vào tay ta mau
Rút đao chém xuống nước nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu sầu nặng thêm(Bài thơ: Bỏ ta mà đi)
Đỗ Phủ viết:
Hoàng hoàng Thái Tông nghiệp
Thụ lập thậm hoành đạt
Tạm dịch:
Cơ nghiệp Thái Tông hùng vĩ lắm
Công lao gầy dựng lại tưng bừng
(Bài thơ Bắc Chinh)
Vương Duy viết:
Giang lưu thiên địa
Ngoại sơn sắc hữu vô trung
Tạm dịch:
Dòng sông chảy ra ngoài trời đất
Sắc núi như có như không
(Bài thơ Ngắm Sông Hán từ xa).
Ngoài thi ca, phong cách Đại Đường trong tản văn, tiểu thuyết, truyền kỳ mạn lục đều đạt đến đỉnh cao thành tựu. Các văn nhân đời Đường thường viết về nhân sinh, và vạch trần những mặt đen tối của xã hội, biễu đạt sự mẫn nhuệ, và dũng khí, trách nhiệm đối với quốc gia, cũng như nhãn quan tiên liệu và rộng lớn với những lý tưởng chủ đạo như “Tế thế”, “An Bang”, …
II. Thư pháp và Hội họa
Bức thư pháp của Đường Thái Tông trên bia đá đời Đường.
Đường Thái Tông rất coi trọng thư pháp. Ông thành lập Hồng Văn Quán và bổ nhiệm những nhà thư pháp nổi tiếng để giảng dạy. Ông truyền một chỉ thị rằng, tất cả quần thần từ hàng Ngũ phẩm trở lên đều phải đến Hồng Văn Quán để học thư pháp. Đường Thái Tông rất khen ngợi chữ viết của Vương Hy Chi, một trong những nhà thư pháp nổi tiếng nhất, được ngợi ca là thưu pháp “tận thiện, tận mỹ.” Từ đó, thư pháp được phát triển chính thống. Dưới sự ảnh hưởng của Đường Thái Tông, những Hoàng đế sau này như Đường Cao Tông, Đường Trung Tông, Đường Duệ Tông đều rất mực mến mộ và đề xướng thư pháp. Nền nghệ thuật thư pháp đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nhà Đường. Thời Thịnh Đường cũng suất sinh một số lượng các nhà thư pháp lớn nhất trong các triều đại. Ví dụ, nhà thư pháp Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Tiếc Tắc, Lý Ung, Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền, Trương Húc Đẳng…, là những nhà thư pháp khai sáng tiên phong, và đạt trình độ cao, để lại cho hậu thế những tác phẩm giá trị tuyệt mỹ.
Diện mạo hội họa thời Thịnh Đường cũng rất phong phú, đặc sắc. “Chân dung Thái Tông” và “ 24 Công thần” của nhà hội họa Diêm Lập Bổn vẽ chân dung truyền thần của Đường Thái Tông và các Công thần được xem là “Bút pháp như thần”.
Nhà hội họa Ngô Đạo Tử sáng tạo hơn 400 bức bích họa chư Phật và chư Đạo trong các ngôi đền ở Trường An và Lạc Dương. Thần thái mỗi bức tượng mỗi khác, triển hiện sự trang nghiêm và diễm lệ của thắng cảnh thiên quốc. Chỉ một cái vẫy bút, ông hoàn thành một bức họa thần thái, bút pháp như có Thần Phật phù trợ.
Hậu thế ngưỡng mộ ông như một “Họa Thánh” và miêu tả tác phẩm của ông như sau: “Vẫy bút như gió cuốn, như thể Thần Phật đang trợ giúp.” Giới hội họa sau này tôn thờ ông như “Tổ Sư”.
Bích họa và điêu khắc đã có những phát triển và thành tựu vĩ đại trong thời đại nhà Đường, trác tuyệt về tạo hình, phong phú về màu sắc, lộng lẫy và tinh tế, minh quang trầm lắng vô cùng. Chúng thể hiện phong độ đại khí ung dung. Ví dụ bức họa “Tây Phương Tịnh Thổ” là một trong những bức bích họa trong Động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, triển hiện sự tráng lệ của thiên quốc thế giới, Thần Phật, Bồ Tát, Chúng Sinh các giới nhân vật vô cùng phong phú, họa diện hoành vĩ, thần thái sinh động, linh tú, chẳng khác nào chư Thần đang vãng lai.
III. Nhạc Vũ nghệ thuật
Nhạc Vũ thời Đường được kế thừa các giá trị tinh túy truyền thống và hội tụ tinh hoa của Nhạc Vũ tây phương, phản ảnh cuộc sống hòa bình, hưng thịnh, quốc thái, dân an, một vương triều toàn mỹ.
Nhạc Vũ thời Đường khí thế bàng bạc, sắc diện tráng lệ; thi, ca, tập, từ, phú,…và các chủng loại văn chương cùng theo đó mà diễn tấu, đàn xướng, hát ca. Các loại nhạc cụ phong phú vô cùng; đàn tam thập lục, đàn hạc, và trống… Nhạc khúc cao tráng du dương, vũ điệu như nước chảy, mây bay, trang phục hoa lệ rực rỡ, …trong Nhạc Vũ đời Đường hấp thụ đầy đủ ưu tú của văn hóa Trung Hoa. Trong đó có thể loại “Thanh Thương Nhạc”, là thể loại bao gồm âm nhạc truyền thống bắt nguồn thừ đời nhà Hán; còn có thể loại “Tây Lương Nhạc”. Nhạc Vũ đời Đường là sự hội tụ của Âm Nhạc, động tác múa, và thi ca, thường có mô hình hoành vĩ, nội dung và lĩnh vực diễn đạt phong phú. Một trong những tác phẩm nổi tiếng được sáng tác dười thời nhà Đường là “ Nhạc vũ Tần Vương Phá Trận”, là một tác phẩm hùng vĩ, hoành tráng, miêu tả và ngợi ca uy dũng vạn dặm và đức độ của Đường Thái Tông thống nhất Trung Quốc, Công định thiên hạ..
IV. Lý tưởng và Tín ngưỡng
Thịnh Đường là thời ký Khổng Giáo, Phật Giáo, và Đạo Giáo tiếp tục phát triển đến đỉnh cao. Tư tưởng của 3 trường phái này phát huy giúp con người điều chỉnh lại tư tưởng và hành vi của mình, thẩm thấu trong các lĩnh vực xã hội. Xã hội thời Thịnh Đường được duy trì những chuẩn mực đạo đức cao. Đường Triều vì thế trở nên huy hoàng.
Đường Thái Tông không chỉ là người tôn sùng Nho học, mà còn là người phù trì Phật giáo, bảo hộ Đạo giáo, xây dựng cả một hệ thống hoàn thiện điện tế trời đất, tông miếu thờ thần linh, chùa chiền tượng phật. Người dân kính Trời và tin Thần, tôn sùng đạo đức, đọc sách thánh hiền, có trách nhiệm cao đối với sự hưng thịng của xã tắc. Nho gia giảng: “Nhân giả ái nhân”- (Người yêu thương người), Đạo gia giảng: “Ngộ đạo chứng chân”-(Giác ngộ Đạo và chứng được Chân Lý), Phật gia giảng: “ Từ bi phổ độ chúng sinh” (Từ bi cứu độ muôn loài). Các tín ngưỡng chính thống giúp cho con người mở rộng nhãn quan, duy trì phẩm chất mộc mạc, thiện lương, thuần chính, tìm cầu chân lý, kiên định hành thiện.
Kinh Kim Cương, bộ kinh Phật được in vào năm 868. Bộ kinh đã trở thành cuốn sách đầu tiên trên thế giới được in ấn một cách rộng rãi.
Đường Thái Tông hạ chiếu tổ chức học giả biên soạn lại cuốn “Ngũ Kinh Chính Nghĩa”, trở thành cuốn sách kinh điển cho các đại khoa cử, và trở thành cuốn sách tiêu chuẩn cho các thế hệ sau này. Tư tưởng Nho gia vì vậy trở thành quy phạm chuẩn mực cho tư tưởng và hành vi của con người.
Tư tưởng Đạo gia cũng được hoằng dương trong thời Nhà Đường. Có rất nhiều học giả, văn nhân, hữu tâm cầu đạo, nhất tâm tìm đạo tu luyên ví dụ như: Hạ Tri Chương và Lý Bạch. Nền hội họa có nhiều tác phẩm trứ tuyệt về Đạo gia và Phật gia, được xem là nền nghệ thuật của chư Thần trợ giúp. Các nhạc gia biên soạn rất nhiều tác phẩm về Đạo gia như “Huyền Chân đạo khúc”, “Nhạc La thiên khúc”,… tư tưởng cảnh giới của tác tác phẩm vô cùng mỹ hảo, khoáng đạt tự nhiên. Danh y Tôn Tư Mạc là người suốt đời tu Đạo, và hành y tế thế, tạo phước cho muôn dân, được hậu thế tôn là “Tôn Chân Nhân” và “Dược Vương”(Vua của Thuốc).
Tư tưởng Phật giáo cũng được truyền bá sâu rộng, phát dương quang đại. Một lượng lớn kinh thư Phật giáo được biên dịch và lưu truyền trong thời kỳ này. Người dân tín phụng Phật Pháp, tín kính chư Phật, thâm tâm tin vào Nhân Quả báo ứng, tu tâm hướng thiện, xã hội an định, thuần phong mỹ tục được giữ gìn, nhật nguyệt thanh minh, mưa gió đúng kỳ, thiên tai nhân họa không có,…
Hòa thượng Trần Huyền Trang, tâm nguyện từ bi, lập chí thỉnh kinh Phật về để tế thế trăm họ. Ông đã mất 17 năm ròng đi đến Tây vực Ấn Độ và mang về được 657 bộ kinh. Rồi lại an tịnh tại Chùa Từ Ân ở Trường An, biên dịch toàn bộ kinh thư sang Hán văn. Đường Thái Tông hết lòng mong mỏi, phò trợ, và quảng truyền Phật Kinh. Đường Thái Tông viết lời tựa cho các bản dịch Kinh của Trần Huyền Trang như sau: Văn tự khí thế khai khoát, văn bút điền nhã, âm dương tuyệt luân, tứ thời biến ảo, hoành quan và vi quan, thật là Công năng giáo hóa của Phật Pháp. Và hết lời tráng cử công lao thỉnh kinh của Hòa thượng Huyền Trang.
V. Đối ngoại và Giao lưu Văn hóa
Đường Thái Tông đề xướng chính sách đối ngoại: “Nhu hoài vạn quốc”. Thiên triều Trinh Quán được kính ngưỡng và tôn phục bởi các ngước lân bang; hơn 300 quốc gia và bộ lạc thường gửi sứ giả đến Trung Quốc. Vì thế triều đình đã thiết lập rất nhiều hồng lô tự, điển khách thự, lễ tân viện, và nhân lực để tiếp đãi các sứ thần của các nước năm châu. Nhiều quốc gia Á Châu và Phi Châu thường gửi sứ thần đến Trung Quốc. Nhiều quốc gia nhận làm “thần dân” của Đường Triều. Trong số các học giả đến kinh thành Trường An để học hỏi văn hóa Đường có không ít vương hầu, khanh tướng, sứ thần, lưu học sinh, nghệ nhân, tăng lữ…Trường An trở thành kinh đô thế giới. Quốc Tử Giám là học viện danh tiếng lẫy lừng nhất thế giới. Nhật Bản gửi 19 phái đoàn đến Trung Quốc, tổng cộng có hơn 5.000 người. Các học giả trên khắp thế giới đều thừa nhận danh tiếng của học viện Quốc Tử Giám. Sau nhiều năm học tập, môn sinh có thể được bổ nhiệm làm việc tại Trung Quốc, hoặc có thể quay về cố quốc để quảng bá học vấn và văn hóa Trung Hoa. Hòa thượng ở các quốc gia khác được lưu trú trong các chùa chiền, và miệt mài để học tập Kinh Phật. Nhiều nước mời các vị thầy ở Trung Quốc đến để dạy cho nước của họ. Ví dụ, cao tăng Giám Chân đến Nhật Bản 6 lần, mang tượng Phật và Kinh Phật đến Nhật Bản và hoằng dương Phật giáo cùng văn hóa Thịnh Đường cho Nhật Bản. Vì thế, Ngài là người có công lớn trong việc giao tế và xây dựng văn hóa của 2 nước Nhật Bản và Trung Quốc.
Văn hóa Thịnh Đường là nền văn mình huy hoàng và xán lạn sẽ vĩnh viễn tỏa sáng trong tâm khảm của người dân Trung Quốc. Nó cũng trở thành kho báu của thế giới, có nội hàm thâm viễn ảnh hưởng lớn mạnh văn hóa các quốc gia. Nó là trang sử hào hùng lộng lẫy nhất cổ kim, còn mãi trong niềm kiêu hãnh và tự hào của nhân dân Trung Hoa. Thiên triều thịnh trị, cùng với lòng nhân từ, uy dũng, và quan minh chính đại của Đường Thái Tông sẽ vĩnh viễn không lu mờ trong ký ức của muôn triệu người dân.
Trung Quốc ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc tự lập chính quyền, khuếch trương bạo lực, tuyên truyền dối trá, tẩy não dân chúng, sử dụng thủ đoạn chính trị “Ác, Đấu” của văn hóa Đảng phá hoại truyền thống, tiêu diệt tinh hoa, bức hại nhân dân sa vào đọa lạc, đưa đất nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc đến bên bờ vực thẳm.
Những nhân sỹ chính nghĩa, học lực uyên thâm, kiên tín chân lý, duy trì đạo đức và công lý, chính là niềm hy vọng của quốc gia và dân tộc Trung Hoa.
Tư liệu sưu tầm.