Trả lời chủ đề



Bạn tham khảo


MTDTTN phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông- trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng 


Trong TT HCM, Mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công- nông luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Mặt trận dân tộc dân tộc thống nhất càng rộng rãi, sức mạnh của khối liên minh công-nông- trí thức càng được tăng cường, Mặt trận dân tộc thống nhất càng vững chắc, càng có sức mạnh mà không một kẻ thù nào có thể phá nổi.

 

HCM còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát các nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong Mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác.


MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.


Mọi vấn đề của MTDTTN đều phải được đem ra để tất cả thành viên cùng bàn bạc công khai và đi đến nhất trí


MTDTTN phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.


HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VN DCCH là độc lập, tự do, hạnh phúc.  Các tiêu chí này được Đảng và Chủ tịch HCM cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi thời kì lịch sử.


MTDTTN là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


HCM nhấn mạnh phương châm “ cầu đồng tồn dị” – lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: “ đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.


Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn,     theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản   sau:   

 

- Thứ nhất: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân,  trên cơ    sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc  hậu. 


Hồ Chí Minh cho rằng, Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự     do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Sự đoàn kết phải lấy lợi    ích  tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm  mục   tiêu  phấn đấu. 

 

- Thứ hai: Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc. 

Phải trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó mà mở rộng Mặt trận, làm     cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết     thành một khối vững chắc. 


- Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. 

Khi có những lợi ích riêng biệt không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết     bằng việc nêu cao lợi ích chung của dân tộc, bằng sự vận động hiệp     thương dân chủ, tạo ra nhận thức ngày càng đúng đắn hơn cho mỗi người,     mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, cùng     nhau bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ     hình thức. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác  Mặt    trận (tháng 8-1962), Người yêu cầu: Chúng ta phải đoàn kết chặt  chẽ   các  tầng lớp nhân dân... Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các  đoàn thể,   các  nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp  tác lâu   dài,  giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các  dân tộc anh   em,  cùng nhau xây dựng Tổ quốc... Phải đoàn kết chặt chẽ  giữa đồng  bào  lương  và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời  sống hòa  thuận  ấm no,  xây dựng Tổ quốc. 


- Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm     tương đồng vẫn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc để đi đến nhất     trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những nhân tố tiêu cực  cần    phải khắc phục. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh  nhấn  mạnh   phương châm "cầu đồng tồn dị", lấy cái chung để hạn chế cái  riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: "Đoàn kết phải gắn    với  đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết". Người thường xuyên    căn  dặn phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao  tinh    thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt  chưa    tốt, củng cố đoàn kết nội bộ. Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích   phải   nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự   nghĩa là  vừa  đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê   bình những  cái  sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì   nước, vì dân.   Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận   dân tộc thống   nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô  độc,  hẹp hòi, coi  nhẹ  việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể  tranh  thủ đ-ược; đồng  thời  chống khuynh hướng đoàn kết một chiều,  đoàn kết  mà không có đấu  tranh  đúng mức trong nội bộ Mặt trận. 

Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh     đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích riêng mà là gắn liền với     lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền  không phải chỉ vì lợi ích của giai cấp mình mà vì "phải trở thành    dân  tộc" mới có thể giải phóng được dân tộc và giai cấp. 


Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là một     thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là lực lượng lãnh     đạo Mặt trận. Nhưng Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không  phải    do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận.  Người  nói:   "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo  của  mình, mà   phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động  nhất và  chân thực   nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày,  khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh  đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo"


Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận     đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Đảng   phải   dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy   lòng   chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự   nguyện,   hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh. 


Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong     Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa     Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua   mọi   khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của   cách   mạng.         




















































Top