• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

[HỎI]- Một số câu hỏi liên quan đến nội dung TTHCM về Đại Đoàn Kết Dân Tộc và Đoàn Kết Quốc Tế

thiên ha

New member
Xu
0
Câu hỏi 1: Vai trò và tác động của những giá trị truyền thống tốt đẹp dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

Câu hỏi 2: Cơ sở thực tiễn trực tiếp tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

Câu hỏi 3: Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

Câu hỏi 4: Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng?

Câu hỏi 5: Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng?

Câu hỏi 6: Quan điểm “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân” theo Hồ Chí Minh là gì?

Câu hỏi 7: Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải biến thành sức mạnh vật chất?

Câu hỏi 8: Để xây dựng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc nào?

Câu hỏi 9: Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất?

Câu hỏi 10: Vì sao theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế?


Câu đặc biệt:
Tại sao HCM gọi Đoàn kết dân tộc là Đại đoàn kết dân tộc, còn Đoàn kết quốc tế là Đoàn kết quốc tế chứ ko phải là đại đoàn kết quốc tế???

Mong mn giúp đỡ, chân thành cảm ơn....


 
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 6: Quan điểm “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân” theo Hồ Chí Minh là gì?

Bạn tham khảo

Trong TTHCM từ Dân, Nhân Dân vừa là một từ tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.

Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo... trong cộng đồng dân tổctong suốt tiến trình CMVN.

Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc phải có tấm lòng khoan dung độ lượng với con người. Người tin rằng: ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước tiềm ẩn bên trong. Vì vậy, mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền độc lập và thống nhất của Tổ Quốc, là cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từ hôm nay cho mãi mãi mai sau.

Muốn xây dựng khối đại đoàn kết rộng lớn, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Theo Người thì lấy liên minh công- nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

 
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 8: Để xây dựng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc nào?

Bạn tham khảo

MTDTTN phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông- trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trong TT HCM, Mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công- nông luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Mặt trận dân tộc dân tộc thống nhất càng rộng rãi, sức mạnh của khối liên minh công-nông- trí thức càng được tăng cường, Mặt trận dân tộc thống nhất càng vững chắc, càng có sức mạnh mà không một kẻ thù nào có thể phá nổi.

HCM còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát các nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong Mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác.

MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Mọi vấn đề của MTDTTN đều phải được đem ra để tất cả thành viên cùng bàn bạc công khai và đi đến nhất trí

MTDTTN phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VN DCCH là độc lập, tự do, hạnh phúc. Các tiêu chí này được Đảng và Chủ tịch HCM cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi thời kì lịch sử.

MTDTTN là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

HCM nhấn mạnh phương châm “ cầu đồng tồn dị” – lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: “ đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.

Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thứ nhất:
Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.

Hồ Chí Minh cho rằng, Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Sự đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu.

- Thứ hai:
Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc.
Phải trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó mà mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc.

- Thứ ba:
Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Khi có những lợi ích riêng biệt không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết bằng việc nêu cao lợi ích chung của dân tộc, bằng sự vận động hiệp thương dân chủ, tạo ra nhận thức ngày càng đúng đắn hơn cho mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, cùng nhau bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận (tháng 8-1962), Người yêu cầu: Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân... Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc... Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc.

- Thứ tư:
Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc để đi đến nhất trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những nhân tố tiêu cực cần phải khắc phục. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm "cầu đồng tồn dị", lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: "Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết". Người thường xuyên căn dặn phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết nội bộ. Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ đ-ược; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận.
Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích riêng mà là gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không phải chỉ vì lợi ích của giai cấp mình mà vì "phải trở thành dân tộc" mới có thể giải phóng được dân tộc và giai cấp.

Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là lực lượng lãnh đạo Mặt trận. Nhưng Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận. Người nói: "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo"

Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh.

Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

















































 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 2: Cơ sở thực tiễn trực tiếp tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, đại đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mang tính chất sách lược, mà là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Bởi vì, Hồ Chí Minh xác định đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc.

- Từ khi Đảng ta ra đời, đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là một bộ phận hữu cơ trong đường lối cách mạng của Đảng. Chỉ có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh đưa cách mạng tới thành công. Như vậy, “đoàn kết là điểm mẹ” ... “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.

- Đoàn kết xuất phát từ những nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành. Cách mạng là cuộc chiến đấu khổng lồ, không tập hợp được lực lượng quần chúng, sẽ không thắng lợi. Kẻ thù mới là chủ nghĩa thực dân tìm mọi cách “ chia để trị”. Vậy, ta phải đoàn kết muôn người như một, phải nhớ chữ “đồng”, thì cách mạng mới thành công.
Tóm lại, vì sự thắng lợi của sự nghiệp giành độ



 
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 3: Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

. Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của Người là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (xuất bản năm 1925) và "Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương" đã vạch trần bản chất và những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ nỗi đau khổ, của kiếp nô lệ, nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Đây là những tài liệu “có một không hai” về chủ nghĩa thực dân; ở đó, sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mác-xít đề cập đến(6). Những luận điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là hình ảnh về "con đỉa hai vòi", "con chim hai cánh", đã không chỉ có tác dụng thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, mà còn cảnh tỉnh các đảng cộng sản ở chính quốc.

Đề cương Về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là "hậu bị quân" của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh vốn là người dân thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng, sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể "chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta", giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.

b. Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo... Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời".

c. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người khẳng định, phải đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp; dân tộc không thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

d. Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc.

e. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của Cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã xác định: phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí.

g. Trên cơ sở kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, học tập kinh nghiệm hoạt động quân sự của thế giới và của các Đảng anh em, tổng kết thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra học thuyết quân sự hiện đại của Việt Nam. Trong đó, nổi bật là quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ; về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; về nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại...

h. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên, Hồ Chí Minh cho rằng, "mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính", nhưng chúng ta phải



 

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Câu hỏi 7: Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải biến thành sức mạnh vật chất?


Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.

Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản. Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa, trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng.

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt; Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.

Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, làm "mẫu số chung" cho sự đoàn kết.

Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn; nếu không, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh. Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh nào đó, chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động. Và sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Từ khi tìm thấy con đường và sức mạnh để cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, tầng lớp, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo. Đó là các già làng, trưởng bản, các hội ái hữu, tương trợ, công hội, nông hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng, hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước, các nghiệp đoàn, v.v., bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận chính là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam...

Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Các tổ chức Mặt trận ở nước ta đều là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 1: Vai trò và tác động của những giá trị truyền thống tốt đẹp dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam.
Đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của văn hoá phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác ái, tình yêu thương con người; triết lý hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học…
Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và phong cách dân chủ, nhân quyền của văn hoá phương Tây…
Như vậy, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trí tuệ của thời đại: Đông, Tây, kim, cổ…, vừa thu hái, vừa gạn lọc, suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát triển góp phần làm phong phú, tạo nên tư tưởng của Người.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
Trước hết, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế. Đó là tâm hồn, ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu con người, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá, phát triển những tinh hoa của dân tộc và của thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.
 
H

HuyNam

Guest
Câu hỏi 5: Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng?

Yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh làm nên mọi thắng lợi. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu hàng đầu của Đảng và phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực. Cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng , phải gần gũi, lắng nghe, vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng.

Cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng đắn. Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo , tập hợp quần chúng , tạo thực lực cho cách mạng.

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của Đảng, là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. ĐCS có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những nhu câu, đòi hỏi khách quan,tự phát của quần chúng thành những sự tự giác có tổ chức trong khối đại đoàn kết vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho mọi người.

Ý nghĩa: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa sống còn, lâu dài, quyết định thành bại của cách mạng, là một tư tưởng xuyên suốt trong đường lối, chiến lược cách mạng của Đảng, phù hợp với đòi hỏi muốn tự giải phóng mình của nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản, chính đáng của nhân dân. Chỉ có tin vào dân, dựa vào dân thì mới xây dựng được khối đại oàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, cùng hướng đến một mục iêu chung. Tư tưởng đại đoàn kết và chính sách mặt trận dân tộc thống nhất đó đã được Đảng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo, được toàn dân ta hưởng ứng hết lòng, tạo nên sức mạnh phi thường đưa đất nước ta vượt qua mọi gian lao, thử thách, giành thắng lợi to lớn qua các thời kỳ cách mạng.




đ




t
 

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Góp ý với bạn

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ Dân, Nhân Dân vừa là một từ tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.

Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo... trong cộng đồng dân tổc tRong suốt tiến trình


Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc phải có tấm lòng khoan dung độ lượng với con người. Người tin rằng: ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước tiềm ẩn bên trong. Vì vậy, mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền độc lập và thống nhất của Tổ Quốc, là cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từ hôm nay cho mãi mãi mai sau.

Muốn xây dựng khối đại đoàn kết rộng lớn, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Theo Người thì lấy liên minh công- nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

=> ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. KẾT HỢP SỨC MẠNH TRONG MỘT DÂN TỘC ĐỂ TẠO RA SỨC MẠNH TỔNG THỂ

Thực hiện đoàn kết quốc tế là để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho CM

- Đoàn kết quốc tế là một nhân tố thường xuyên, hết sức quan trọng giúp cho CMVN đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vì vậy, thực hiện đại ĐKDT phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, đại ĐKDT phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế

=> ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Trên đây là ý kiến của mình, bạn tham khảo thêm để làm bài
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top