[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/hoc_tot_van_hoc_10.pdf[/f]
Từ năm học 2006-2007, sách giáo khoa Trung học phổ thông môn Ngữ văn được triển khai dạy học bao gồm: sách giáo khoa Ngữ văn (biên soạn theo chương trình chuẩn) và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao theo nguyên tắc tích hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học phổ thông. Bộ sách sẽ gồm 8 cuốn (tương ứng với sách giáo khoa các lớp 10, 11 và 12, mỗi lớp hai cuốn). Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 10 – tập một sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các phân môn:
- Văn
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. Kiến thức cơ bản
II. Rèn luyện kĩ năng
Nội dung phần Kiến thức cơ bản với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh tiếp cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về tác giả, tác phẩm (với phần văn); giới thiệu một số khái niệm, yêu cầu cần thiết mà học sinh cần nắm vững để có thể vận dụng được khi thực hành.
Nội dung phần Rèn luyện kĩ năng đưa ra một số hướng dẫn về thao tác thực hành kiến thức (chẳng hạn: Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, Thực hành lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau, Tóm tắt văn bản tự sự theo chuyện của nhân vật chính, Luyện tập về nghĩa của từ, Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, Luyện tập về biện pháp tu từ, ...). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra một yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngược lại, qua công việc thực hành, kiến thức lí thuyết cũng có thêm một dịp được cũng cố. Vì thế, giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân quả vừa tương hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn hướng tới việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 10. Điều này thể hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách hướng dẫn thực hành cũng như giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
nhóm biên soạn
Bài 1
Tổng quan văn học Việt Nam
I. Kiến thức cơ bản
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian ; với các thể loại chủ yếu như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo ; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Văn học viết ; về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ ; là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại, hai kiểu loại văn học chủ yếu : văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại, tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ; là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông á, Đông Nam á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc.
- Văn học hiện đại, bắt đầu quãng đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay ; tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
3. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng : quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
II. Rèn kĩ năng
1. Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam
* Chú ý: Nền văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X. Trước thế kỉ X, nền văn học của người Việt chủ yếu được ghi dấu bằng các tác phẩm văn học dân gian. Khi nền văn học viết được hình thành, văn học dân gian của người Việt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Các khái niệm “bút lông” và “bút sắt” gợi ra những đặc điểm của hai thời đại văn học :
- Thời trung đại, văn học Việt Nam chủ yếu gồm hai dòng : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm – “bút lông”,…
- Thời hiện đại, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học chữ quốc ngữ - “bút sắt”,…
3. Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ
3.1. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
3.2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của đất nước ta.
3.3. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
3.4. Phản ánh ý thức về bản thân
ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh…
Nói tóm lại, bốn mối quan hệ này phản ánh bốn lĩnh vực hoạt động thực tiễn và nhận thức chủ yếu của con người Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, tâm lí, tư tưởng, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành hai nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc chúng ta.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
I. Kiến thức cơ bản
1. Về khái niệm hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt động.
2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
3. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động
Từ năm học 2006-2007, sách giáo khoa Trung học phổ thông môn Ngữ văn được triển khai dạy học bao gồm: sách giáo khoa Ngữ văn (biên soạn theo chương trình chuẩn) và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao theo nguyên tắc tích hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học phổ thông. Bộ sách sẽ gồm 8 cuốn (tương ứng với sách giáo khoa các lớp 10, 11 và 12, mỗi lớp hai cuốn). Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 10 – tập một sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các phân môn:
- Văn
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. Kiến thức cơ bản
II. Rèn luyện kĩ năng
Nội dung phần Kiến thức cơ bản với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh tiếp cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về tác giả, tác phẩm (với phần văn); giới thiệu một số khái niệm, yêu cầu cần thiết mà học sinh cần nắm vững để có thể vận dụng được khi thực hành.
Nội dung phần Rèn luyện kĩ năng đưa ra một số hướng dẫn về thao tác thực hành kiến thức (chẳng hạn: Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, Thực hành lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau, Tóm tắt văn bản tự sự theo chuyện của nhân vật chính, Luyện tập về nghĩa của từ, Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, Luyện tập về biện pháp tu từ, ...). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra một yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngược lại, qua công việc thực hành, kiến thức lí thuyết cũng có thêm một dịp được cũng cố. Vì thế, giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân quả vừa tương hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn hướng tới việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 10. Điều này thể hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách hướng dẫn thực hành cũng như giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
nhóm biên soạn
Bài 1
Tổng quan văn học Việt Nam
I. Kiến thức cơ bản
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian ; với các thể loại chủ yếu như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo ; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Văn học viết ; về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ ; là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại, hai kiểu loại văn học chủ yếu : văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại, tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ; là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông á, Đông Nam á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc.
- Văn học hiện đại, bắt đầu quãng đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay ; tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
3. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng : quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
II. Rèn kĩ năng
1. Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam
* Chú ý: Nền văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X. Trước thế kỉ X, nền văn học của người Việt chủ yếu được ghi dấu bằng các tác phẩm văn học dân gian. Khi nền văn học viết được hình thành, văn học dân gian của người Việt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Các khái niệm “bút lông” và “bút sắt” gợi ra những đặc điểm của hai thời đại văn học :
- Thời trung đại, văn học Việt Nam chủ yếu gồm hai dòng : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm – “bút lông”,…
- Thời hiện đại, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học chữ quốc ngữ - “bút sắt”,…
3. Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ
3.1. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
3.2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của đất nước ta.
3.3. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
3.4. Phản ánh ý thức về bản thân
ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh…
Nói tóm lại, bốn mối quan hệ này phản ánh bốn lĩnh vực hoạt động thực tiễn và nhận thức chủ yếu của con người Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, tâm lí, tư tưởng, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành hai nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc chúng ta.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
I. Kiến thức cơ bản
1. Về khái niệm hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt động.
2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
3. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động