Là một sinh viên, tôi cảm thấy lạnh người khi xem cảnh “nữ sinh đánh đập, xé áo bạn trên phố”. Nhưng liệu đó có phải là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục nước ta? Tôi là 1 sinh viên đại học, mới vừa bước qua ngưỡng của phổ thông. Tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều cảnh thanh toán lẫn nhau trong trường học. Đó là cảnh những bạn to lớn đánh đập một người chỉ vì 1 lí do nhỏ nhặt. Bây giờ thì tới những nữ sinh. Là một sinh viên, tôi cảm thấy lạnh người khi xem những cảnh như thế. Nhưng đó có phải là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục nước ta? Tôi đã đọc sơ qua các comment. Tôi chỉ muốn hỏi các bạn trên vài câu thôi. Tự các bạn trẻ có thể làm được chuyện đó không? Nếu chúng ta có 1 nền giáo dục thực sự tốt thì những cảnh tượng đó có xuất hiện không?
Với việc học hành nặng nề như hiện nay thì việc phát triển cơ sở vật chất liệu có phù hợp với việc phát triển con người của học sinh không. Học sinh cũng là con người và học sinh phổ thông là 1 thời kì đặc biệt. Đó là lúc những đứa trẻ muốn mình trưởng thành nhanh chóng. Nhưng với tâm lí chưa được chuẩn bị gì thì việc sa ngã là điều có thể xảy ra. Việc học luôn căng thẳng làm cho giới trẻ ngày càng cảm thấy bị stress nặng nề. Không phải ai cũng có thể xử lí tốt trong các trường hợp như thế. Vậy khi chúng sai lầm. Những người có trách nhiệm đã làm gì? Ba mẹ thì sẽ đổ lội cho công việc bộn bề nên không chăm lo cho con được. Thầy cô thì cũng ngập trong công việc và lại không thể chăm sóc cho ngần ấy học sinh. Những nhà giáo dục thì lại ra sức điều tra, kiểm điểm, khiển trách... Những người xung quanh thì xa lánh, lên án.
Học sinh có phải là người không? Khi phạm sai lầm và lại phải đối mặt với những cách đối xử như thế thì các em sẽ như thế nào? Xin thưa sẽ có 1 bộ phận nhỏ thì quay đầu lại nhưng phần còn lại sẽ có tâm lí buông xuôi và càng lún sâu vào vũng lầy đó. Tôi đã đọc qua lời nhận xét của 1 ông nào đó trong ngành giáo dục ở Hà Nội. Ông đã bị sốc, tôi cũng thế thực sự bị sốc. Tôi bị sốc 1 phần vì clip vừa xem nhưng tôi cũng bị sốc vì những lời nhận xét của mọi người. Nếu tất cả đều lên án, phê phán... các em đó thì ai sẽ kéo các em trở về xã hội. Chúng ta hy vọng vào các trại cải tạo. Các bạn thử hỏi có ai muốn đưa người thân của mình vào trại cải tạo và hy vọng sẽ nhận được cách ứng xử tốt hơn từ họ không?
Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Chúng sẽ còn phải đối mặt với nhiều nét văn hóa không tốt nữa. Nhưng tại sao mọi người lại cứ ngồi than vãn vì những chuyện đó. Tại sao không ai muốn tự tay mình góp phần làm cho nền văn hóa của mình phong phú hơn và loại bỏ nó. Tại sao cứ phải để mọi chuyện xảy ra rồi chúng ta mới lo tìm cách khắc phục. Sao ta không chung tay ngăn ngừa những thói xấu đó. Các bạn đã quá phụ thuộc vào ngành giáo dục mà quên đi 1 điều là: “CÁCH GIÁO DỤC TỐT NHẤT LÀ BẮT NGUỒN TỪ TOÀN XÃ HỘI”. Tôi đã xem toàn bộ ý kiến của các bạn. Tôi không lên án hay phê phán ai cả. Trong môn triết học mà tôi đã học có 1 nhận định là “bản chất con người bắt nguồn từ xã hội” mà xã hội lại bao gồm toàn bộ chúng ta. Vậy chúng ta có trách nhiệm không?
Với việc học hành nặng nề như hiện nay thì việc phát triển cơ sở vật chất liệu có phù hợp với việc phát triển con người của học sinh không. Học sinh cũng là con người và học sinh phổ thông là 1 thời kì đặc biệt. Đó là lúc những đứa trẻ muốn mình trưởng thành nhanh chóng. Nhưng với tâm lí chưa được chuẩn bị gì thì việc sa ngã là điều có thể xảy ra. Việc học luôn căng thẳng làm cho giới trẻ ngày càng cảm thấy bị stress nặng nề. Không phải ai cũng có thể xử lí tốt trong các trường hợp như thế. Vậy khi chúng sai lầm. Những người có trách nhiệm đã làm gì? Ba mẹ thì sẽ đổ lội cho công việc bộn bề nên không chăm lo cho con được. Thầy cô thì cũng ngập trong công việc và lại không thể chăm sóc cho ngần ấy học sinh. Những nhà giáo dục thì lại ra sức điều tra, kiểm điểm, khiển trách... Những người xung quanh thì xa lánh, lên án.
Học sinh có phải là người không? Khi phạm sai lầm và lại phải đối mặt với những cách đối xử như thế thì các em sẽ như thế nào? Xin thưa sẽ có 1 bộ phận nhỏ thì quay đầu lại nhưng phần còn lại sẽ có tâm lí buông xuôi và càng lún sâu vào vũng lầy đó. Tôi đã đọc qua lời nhận xét của 1 ông nào đó trong ngành giáo dục ở Hà Nội. Ông đã bị sốc, tôi cũng thế thực sự bị sốc. Tôi bị sốc 1 phần vì clip vừa xem nhưng tôi cũng bị sốc vì những lời nhận xét của mọi người. Nếu tất cả đều lên án, phê phán... các em đó thì ai sẽ kéo các em trở về xã hội. Chúng ta hy vọng vào các trại cải tạo. Các bạn thử hỏi có ai muốn đưa người thân của mình vào trại cải tạo và hy vọng sẽ nhận được cách ứng xử tốt hơn từ họ không?
Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Chúng sẽ còn phải đối mặt với nhiều nét văn hóa không tốt nữa. Nhưng tại sao mọi người lại cứ ngồi than vãn vì những chuyện đó. Tại sao không ai muốn tự tay mình góp phần làm cho nền văn hóa của mình phong phú hơn và loại bỏ nó. Tại sao cứ phải để mọi chuyện xảy ra rồi chúng ta mới lo tìm cách khắc phục. Sao ta không chung tay ngăn ngừa những thói xấu đó. Các bạn đã quá phụ thuộc vào ngành giáo dục mà quên đi 1 điều là: “CÁCH GIÁO DỤC TỐT NHẤT LÀ BẮT NGUỒN TỪ TOÀN XÃ HỘI”. Tôi đã xem toàn bộ ý kiến của các bạn. Tôi không lên án hay phê phán ai cả. Trong môn triết học mà tôi đã học có 1 nhận định là “bản chất con người bắt nguồn từ xã hội” mà xã hội lại bao gồm toàn bộ chúng ta. Vậy chúng ta có trách nhiệm không?